3 tháng 2, 2012

Thư giãn

“Trai tân” ngại lấy gái đã có chồng

Thứ Năm, 02/02/2012 23:46

Người yêu tôi trước đây đã có một đời chồng. Tôi biết điều đó nhưng không cho là quan trọng. Tuy nhiên, mẹ và các anh chị tôi thì không đồng ý. Họ cho rằng tôi là “trai tân” sao lại cưới gái đã có chồng. Họ nói mãi khiến tôi hoang mang, đến nỗi khi nhìn người yêu, tôi hay nghĩ vẩn vơ đến cảnh trước đây cô ấy đã từng ăn nằm với người khác. Chính vì vậy mà tôi chần chừ chưa muốn cưới… Phúc Minh (minhphuc8119@gmail.com)

- Sau đổ vỡ của hôn nhân, những người trong cuộc đều mang một vết thương lòng. Đối với phụ nữ thì sự tổn thương càng sâu sắc hơn; thậm chí, có người đã khép cửa trái tim, không đón nhận tình yêu trong một thời gian dài. Bạn đã biết người yêu từng đổ vỡ hôn nhân mà vẫn yêu nghĩa là bạn chấp nhận con người thực tại của cô ấy. Quan trọng là phẩm chất, đạo đức, cách đối nhân xử thế của cô ấy chứ không phải “cái ngàn vàng” còn hay mất.
Nếu bạn yêu thật lòng thì đừng bao giờ đặt vấn đề mình là “trai tân” còn người yêu đã qua một lần đò bởi trong trường hợp này, kẻ đến trước không hề “hớt tay trên” của bạn như người thân của bạn nhìn nhận. Nếu trong đầu bạn còn lởn vởn ý nghĩ ấy thì đó chính là một sự xúc phạm tình yêu, xúc phạm người yêu mình. Đọc tâm sự của bạn, nhiều người sẽ có cảm giác dường như tình yêu của bạn chưa đủ lớn, đủ vị tha để đưa đến một kết thúc có hậu là hôn nhân. Chúc bạn có thái độ rạch ròi để bảo vệ tình yêu của mình.
Chuyên gia tư vấn Thạch Thảo
 Theo nld.com.vn

THÔNG BÁO VIỆC TIẾP NHẬN ỦNG HỘ CHỊ BÙI THỊ MINH HẰNG


Kính thưa các bác, các cô chú và anh chị em!

Như mọi người đã biết, chị Bùi Thị Minh Hằng, một trong những người tham gia những cuộc biểu tình tại Hà Nội thời gian qua, nhằm phản đối Trung Quốc gây hấn ở biển Đông, bắn giết, cướp của ngư dân Việt Nam. Mặc dù sau đó chị đã trở về nơi cư trú hợp pháp của chị tại Vũng Tàu, nhưng chị đã bị công an bắt giữ khi có mặt tại thành phố Hồ Chí Minh. Sau đó chị Hằng bị chuyển ra giam giữ tại cơ sở giáo dục Thanh Hà – Tỉnh Vĩnh Phúc, theo một quyết định cưỡng bức giáo dục cải tạo, trong thời gian 2 năm do ông phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Vũ Hồng Khanh ký.

Hiện nay, luật sư do chị Hằng ủy nhiệm qua con trai, vẫn đang khiếu nại việc bắt giữ chị Hằng. Việc thăm nom, tiếp tế cho chị Hằng hoàn toàn phụ thuộc vào con trai chị Hằng là cháu Bùi Trung Nhân (mới 19 tuổi), hiện cư trú tại Vũng Tàu. Do hoàn cảnh chị Hằng thân cô thế cô, cháu Bùi Trung Nhân lại còn nhỏ nên sự giúp đỡ chị Hằng bằng vật chất thời gian qua phần lớn trông cậy vào sự giúp đỡ của bạn bè và những người mến mộ chị Hằng.

Tuy nhiên, việc chị Hằng bị bắt giữ đã hơn 2 tháng nhưng luật sư của chị Hằng vẫn chưa nhận được sự trả lời từ phía chính quyền, chưa được tiếp xúc với chị Hằng. Chúng tôi e rằng việc thăm nom, tiếp tế cho chị Hằng không chỉ trong ngày một ngày hai.

Thời gian qua đã có rất nhiều lời ngỏ ý muốn quyên góp tiền để giúp đỡ cháu Bùi Trung Nhân và chị Hằng. Nay trước tình hình trên, chúng tôi: Ngô Đức Thọ và Đặng Bích Phượng (Phương Bích) cùng những người bạn quyết định công khai tiếp nhận ủng hộ đối với chị Bùi Thị Minh Hằng. Số tiền nhận được chỉ sử dụng vào việc hỗ trợ cháu Bùi Trung Nhân trong việc thăm nom, tiếp tế cho chị Bùi Hằng, và thuê luật sư khi cần để khiếu nại việc bắt giữ chị một cách trái phép. Việc này sẽ duy trì cho đến khi chị Hằng được trả lại tự do. Nếu khi chị Hằng được trả tự do mà số tiền vẫn còn dư, thì số dư này sẽ dùng để ủng hộ các trường hợp bị bắt một cách oan khuất, hoặc làm từ thiện.

Xin nhờ Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện đăng tải lời kêu gọi quyên góp này trên blog của tiến sĩ. Rất mong bà con xa gần có lòng hảo tâm ủng hộ và giúp đỡ theo địa chỉ sau đây:
Tên tài khoản: ĐẶNG BÍCH PHƯỢNG

Số tài khoản (tiền Việt): 049.100.0000.346
Ngân hàng ngoại thương – chi nhánh Thăng Long

Số tài khoản (USD): 019.137.0000.347
SWIFT: BFTVVNVX 049
BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM – THANG LONG BRANCH
Việc tiếp nhận và quản lý quỹ này sẽ do giáo sư Ngô Đức Thọ và Đặng Bích Phượng cùng đảm nhiệm.

Xin chân thành cảm ơn bà con!

Ngô Đức Thọ & Đặng Bích Phượng
NXD Blog.
 Tôi - Lê Dũng,  xin chân thành cám ơn Giáo sư Ngô Đức Thọ và chị Bích Phượng vì những nghĩa cử cao đẹp danh cho chị Bùi Hằng, một người chị, người bạn của bố con tôi. Tôi mong rằng mọi người yêu quý chị Bùi Hằng cũng sẽ ủng hộ việc làm của  Giáo sư Ngô Đức Thọ và chị Bích Phượng.
 Chỉ có những con vật mới quay lưng lại với nỗi đau của đồng loại.

1 tháng 2, 2012

“Chuyện cổ tích” không có hậu


 
 
 Câu chuyện về chị Phạm Thị Lành, người phụ nữ nghèo bán vé dạo ở Bến Lức (Long An) sẵn sàng đưa 12 tờ vé số trúng thưởng 5,4 tỷ đồng cho khách, dù đó chỉ là “mua thiếu qua điện thoại”, được không ít người xem như “chuyện cổ tích” thời hiện đại. Thế nhưng khi tìm về cù lao Long Khánh, ấp Long Hữu (xã Long Khánh A, huyện Hồng Ngự, Đồng Tháp), nơi chôn nhau, cắt rốn của chị Lành, chúng tôi bất ngờ hơn với câu chuyện khác và đoạn kết không có hậu đang ám ảnh người phụ nữ giàu lòng nhân ái này.


Chị Lành luôn vui vẻ, tốt bụng
NGƯỜI BÁN VÉ SỐ HIẾM CÓ
Tết năm nay 29 tuổi, nhưng chị Phạm Thị Lành đã có trên 10 năm với nghề bán vé số. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên chị đã cùng chồng rời quê Đồng Tháp lên Long An, tạm trú tại thị trấn Bến Lức, huyện Bến Lức. Cũng như nhiều người bán vé số khác, mỗi cuối ngày là chị Lành chạy vắt giò lên cổ để bán hết vé số. Khoảng 16g ngày 15/11/2011, do còn 22 tờ vé số (tỉnh Bến Tre) bị ế nên chị gọi điện thoại cho mối quen là anh Đỗ Ngọc Tuấn, 41 tuổi, ngụ khu phố 2, đường Bà Chánh Thâu, thị trấn Bến Lức, huyện Bến Lức (hành nghề chạy xe ba gác) mua giùm. Qua điện thoại, anh Tuấn đồng ý mua 20 tờ, gồm ba dãy số khác nhau. Kết quả xổ số, hai tờ vé số còn lại của chị đã trúng giải đặc biệt (ba tỷ đồng), riêng 20 tờ của anh Tuấn có ba tờ trúng giải đặc biệt, chín tờ trúng giải khuyến khích.
Bất chấp lời xúi giục của nhiều đồng nghiệp, chị Lành vẫn giữ nguyên ý định đưa cho anh Tuấn toàn bộ 12 tờ vé số trúng thưởng trị giá lên đến 5,4 tỷ đồng với lý do: “Rất nhiều lần anh Tuấn mua qua điện thoại và dù không trúng nhưng vẫn trả tiền sòng phẳng. Vì thế, nay vé số bán cho anh Tuấn đã trúng thì phải đưa cho anh Tuấn hưởng”. Ngay sau khi lãnh tiền trúng thưởng, việc làm đầu tiên của chị Lành là trở về quê mua đất, cất nhà cho đại gia đình gồm cha mẹ già đang cưu mang sáu đứa cháu nội mồ côi (con người anh thứ ba qua đời, anh thứ tư bị tâm thần, vợ bỏ đi). Sau khi cất căn nhà trị giá 500 triệu đồng, tặng cho sáu anh chị em mỗi người 100 triệu đồng làm vốn, chị Lành đã mua 2,5 tấn gạo tặng bà con trong xóm ăn Tết.





Chị Lành với bài viết "đắt tiền" trên tạp chí HTV

MỘT BÀI BÁO GIÁ 18 TRIỆU ĐỒNG
Chúng tôi vượt hàng trăm cây số về cồn Long Khánh với ý định “xông đất” nhà mới của Lành. Vừa đến nơi, chúng tôi đã đối mặt với bầu không khí lạnh lùng và cái nhìn đầy nghi ngại của gia đình chị Lành và cả hàng chục người dân trong xóm. Không gặp được trực tiếp, liên lạc qua điện thoại, chị Lành bảo đang bận việc phải đi gấp và hẹn gặp nhau vào buổi sáng mai. Thế là chúng tôi lại vượt sông Tiền quay về Hồng Ngự tìm phòng nghỉ qua đêm. Đúng hẹn, chúng tôi trở lại và tiếp tục nhận lấy những cái nhìn ghẻ lạnh. Một lát sau, bà Phạm Thị Thèm (mẹ chị Lành) từ trong nhà bước ra dò hỏi tiếp: “Mấy người tìm con Lành có chuyện gì không…? Viết báo cái gì mà thêm bớt quá chừng, lại mắc quá, chỉ có bài nửa trang mà ăn tới chín triệu đồng. Con tôi đi bán vé số chứ có phải người mẫu đâu!”. Sau một hồi trút giận, bà Thèm đưa chúng tôi xem quyển tạp chí truyền hình HTV, trong đó có bài viết về Lành và Tuấn. Hai nhà báo đã đến tận nhà yêu cầu chị Lành phải đưa cho đủ số tiền 18 triệu đồng (do chị Lành và anh Tuấn đồng ý “cưa đôi” mỗi người phải trả chín triệu đồng). Mãi đến khi chúng tôi phân tích, chứng minh thấu đáo, bà Thèm mới gọi chị Lành từ bên trong nhà bước ra. Gương mặt đầy nét hoài nghi, chị Lành nói: “Nghe nhà báo đến, tưởng đến viết báo ăn tiền nên em sợ không dám ra…”.
Trao đổi với chúng tôi, chị Lành cho biết, sau khi trúng số được khoảng 1,5 tháng, trong lần đi bán vé số ở Bến Lức thì được Lữ Nguyễn và Bùi Ngọc Đạt xưng là ở báo Lao Động và HTV đến tìm hiểu để viết bài về “người tốt, việc tốt”. Sau một hồi trò chuyện, hai nhà báo hứa sẽ cho đăng hình ở trang nhất của tạp chí số Xuân 2012 và sau đó đề nghị anh Tuấn và chị ký “hợp đồng” hỗ trợ số tiền 18 triệu đồng để làm từ thiện. Tuy nhiên ngay ngày hôm sau, được nhiều người phân tích, anh Tuấn và chị Lành điện thoại, đề nghị không thực hiện hợp đồng thì được cho biết “đã triển khai rồi, không thể dừng lại được”.
Khi tạp chí phát hành, do chị Lành bận về quê cất nhà nên ngày 14/1, Lữ Nguyễn và Bùi Ngọc Đạt đã xuống tận Long Hữu nhờ công an xã dẫn đến nhà. Tuy có phản ứng cách làm của Lữ Nguyễn, nhưng do ngại va chạm với “nhà báo” và sợ mắc cỡ với chòm xóm nên cuối cùng gia đình chị Lành im lặng trao chín triệu đồng trong sự tức giận.
Trao đổi với chúng tôi, Phó trưởng công an xã Long Khánh A, Tiêu Ngọc Toại, người trực tiếp dẫn Lữ Nguyễn và Bùi Ngọc Đạt cho biết: “Ngày 14/1, khi đến liên hệ với chúng tôi, Lữ Nguyễn xưng là PV báo Lao Động (trên danh thiếp, cùng tên Lữ Nguyễn, nhưng một mặt ghi là PV báo Lao Động, một mặt ghi là PV tạp chí Môi trường Đô thị Việt Nam) và Bùi Ngọc Đạt (tạp chí HTV) có nhờ dẫn đến nhà chị Lành để tặng báo, tạp chí gì đó. Sau khi xin ý kiến lãnh đạo xã, chúng tôi đưa hai nhà báo đến nhà chị Lành, do cơ quan có công việc nên sau đó chúng tôi xin ra về. Từ đó đến nay, chúng tôi chưa một lần nhận được phản hồi gì từ phía chị Lành”.
TÙNG HƯƠNG
Theo Phunu

31 tháng 1, 2012

HOÀNG XUÂN PHÚ: NHÂN VỤ TIÊN LÃNG, BÀN VỀ CÔNG VỤ

Nhân vụ Tiên Lãng bàn về công vụ
Hoàng Xuân Phú 

Tiếng nổ ở Tiên Lãng ngày 5/1/2012 đã làm chấn động bốn phương, quá đủ để thức tỉnh những ai còn có thể thức tỉnh. Nó buộc những người có lương tri phải suy nghĩ, để trả lời câu hỏi: Vì sao lại có kết cục bi thảm như vậy? Sẽ còn bi thảm hơn nếu những người cầm quyền không rút ra bài học hợp lý để xử lý đúng vụ này.

Một số người đòi nghiêm khắc xử lý ông Đoàn Văn Vươn và những người liên quan về tội chống người thi hành công vụ. Nhiều người tin rằng gia đình ông Vươn là nạn nhân của cường hào ác bá thời nay, nhưng cũng nghĩ là họ không thể tránh khỏi bị trừng phạt vì đã chống người thi hành công vụ. Ngày 10/1/2012 Viện Kiểm sát Nhân dân Thành phố Hải Phòng đã phê chuẩn quyết định của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Thành phố Hải Phòng, khởi tố bị can đối với ông Đoàn Văn Vươn và 3 người thân về tội giết người, đồng thời khởi tố vợ và em dâu ông Vươn về tội chống người thi hành công vụ

Hai tiếng "công vụ" cứ lặp lại, vang lên như tiếng chuông dồn dập trong buổi chiều tà, khi cái ác hoành hành, nhân danh công vụ để ức hiếp dân lành, khiến tâm hồn bất an, lương tri bứt rứt. Vì vậy tôi phải gạt bao việc cần kíp sang một bên để viết bài này.

Công vụ hay mạo danh công vụ?
Công vụ là gì? Bách khoa toàn thư mở Wikipedia viết rằng:
"Công vụ là một hoạt động do công chức nhân danh nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo vệ nhằm phục vụ lợi ích của nhân dân và xã hội." 

Nội dung này cũng phù hợp với cách giải nghĩa trong Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam.
Rõ ràng, công vụ phải là việc công, do công chức nhân danh nhà nước thực hiện. Nếu lợi dụng chức quyền để triển khai những việc nhằm trục lợi cho bản thân, không nhằm phục vụ lợi ích của nhân dân và xã hội, thì không thể ngụy biện là công vụ. Những kẻ nhân danh chính quyền để chiếm đất của dân rồi giao cho người khác để kiếm chác những khoản tiền tham nhũng, thì không còn đủ tư cách xưng danh công chức để ra lệnh hay thi hành công vụ.

Công vụ phải có lý do rõ ràng và minh bạch. Lấy đất của dân, lúc thì bảo là do hết hạn thuê, lúc thì viện cớ xây dựng sân bay, lúc lại ngụy biện là để đảm bảo công bằng. Mỗi lúc tung ra một lý do khác nhau, để che dấu cái mục đích xấu xa, thì chỉ thể hiện thói dối trá đã ăn sâu vào xương tủy, đã di căn từ đầu đến chân, chứ không thể biện hộ được lý do công vụ.

Công vụ thì phải chính danh, phải có những người đủ thẩm quyền ra lệnh, thi hành và chịu trách nhiệm. Phá nhà của dân, rồi trơ trẽn vu khống cho nhân dân bức xúc nên phá, thì không thể gọi là chính danh. Việc cho công chức giả danh dân thường hoặc huy động thành phần bất hảo để giải tán biểu tình, ngăn cản khiếu kiện hay đàn áp ai đó là không chính danh. Việc dùng một thông báo không ai dám ký làm bình phong để đàn áp người biểu tình yêu nước là không chính danh. Công an mặc thường phục để rình bắt những người vi phạm quy tắc giao thông cũng không chính danh. Đang lái xe trên đường, thấy người mặc thường phục rượt đuổi, thì lấy gì để đảm bảo rằng đấy không phải là cướp? Ngay cả trong trang phục công an còn khó phân biệt được kẻ xấu, người ngay, huống chi là mặc thường phục. Vậy mà lại bắn vào đùi người đi đường chỉ vì không chịu dừng xe (theo đòi hỏi của công an giả dân), thật là ngang ngược hết mức. 

Thi hành công vụ thì phải thực hiện đúng mục tiêuQuyết định thu hồi đất một nơi, lực lượng cưỡng chế lại tiến vào hành sự trên một mảnh đất khác, hoàn toàn không nằm trong khu vực bị thu hồi, và đập phá nhà dân trên diện tích ấy. Đó là xâm phạm và phá hoại tài sản hợp pháp của công dân. Không chỉ phá hoại, một khi người tham gia cưỡng chế đã vơ vét đồ đạc, Xã đội phó cuỗm cả cái ổn áp, thì phải gọi là cướp bóc. Chẳng nhẽ công vụ là vậy sao? Nếu người nhà ông Vươn đuổi theo vị Xã đội phó và giật lại cái ổn áp, thì sẽ bị buộc cho tội chống người thi hành công vụ chăng?

Điều tiên quyết là công vụ chỉ được thực hiện theo quy định của pháp luật. Về vụ Tiên Lãng, đã có rất nhiều bài viết chỉ ra việc chính quyền địa phương quyết định thu hồi đất và tiến hành cưỡng chế đối với gia đình ông  Đoàn Văn Vươn là trái pháp luật. Đặc biệt, Nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh đã đánh giá: 

"Tôi đang theo dõi sát vụ việc này nên có thể khẳng định chính quyền sai từ xã đến huyện. Điểm sai đầu tiên là để sự việc kéo dài quá nhiều năm mà không xử lý đến nơi đến chốn và thấu tình đạt lý. Người làm được, làm tốt đáng lẽ phải động viên, tạo điều kiện nhưng lại cố thu hồi của người ta, đó là cái sai thứ hai. Việc thu hồi còn trái pháp luật là cái sai thứ ba. Cái sai thứ tư là chính quyền cố tình vi phạm luật pháp, dồn người dân vào chân tường, làm họ uất ức đến mức phải chống lại."

Thiết tưởng không cần phải bổ sung thêm gì nữa. Một hoạt động, cho dù của ai, cho dù ở cấp nào, mà vi phạm pháp luật, thì tự nó đã tước bỏ chính danh của công vụ.

Vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng vi phạm tất cả những tiêu chí kể trên, nên không thể xem là một công vụ theo nghĩa tử tế. Nó đẩy chính quyền đứng trước hai lựa chọn. Nếu coi nó là một công vụ thì sẽ phải trả lời cho nhân dân câu hỏi: Tại sao chính quyền này lại có loại công vụ tệ hại, ức hiếp người dân như vậy? Nếu không coi nó là một công vụ thì cũng không thể buộc cho ông Đoàn Văn Vươn và người thân vào tội chống người thi hành công vụ, mà phải nghiêm trị những kẻ mạo danh công vụ để trục lợi, hại dân và bôi nhọ công vụ.

Thi hành công vụ hay tòng phạm việc xấu?
Bình thường, đã là công chức thì phải thực hiện nhiệm vụ được lãnh đạo phân công. Là công an, bộ đội thì lại càng phải tuân theo mệnh lệnh của chỉ huy. Kỷ luật ấy là điều kiện cần thiết để một chính quyền có thể vận hành trôi chảy. 

Nếu có thể yên tâm rằng mọi nhiệm vụ đều hợp lý, mọi mệnh lệnh đều đúng đắn, thì người thi hành chỉ còn phải lo hoàn thành nhiệm vụ được giao. Nhưng lấy đâu ra cái yên tâm ấy giữa thời buổi tham nhũng tràn lan, trở thành quốc nạn, việc lớn việc nhỏ bị chi phối bởi các nhóm lợi ích? Khi môi trường bị ô nhiễm trầm trọng thì không thể ngây ngô tin rằng mọi giọt nước từ trên trời rơi xuống đều trong sạch; ngược lại, phải ý thức rằng nước trời có thể chứa đầy độc tố. Khi trên đầu có cả "một bầy sâu" (theo cách nói của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang) thì công chức có thể phải tiếp nhận cả những nhiệm vụ xấu xa, những mệnh lệnh sai trái.

Với những người a dua, mong được theo đóm ăn tàn, hay những kẻ chờ dịp để thỏa máu côn đồ, vốn dĩ bị kìm nén bởi địa vị công tác, như kẻ đã đạp vào mặt người biểu tình yêu nước, thì chẳng có gì khiến họ phải lăn tăn. Nhưng với những công chức mẫn cán, những sĩ quan và chiến sĩ một mực trung thành, thì hoàn cảnh trớ trêu ấy đẩy họ rơi vào tình thế khó xử. Không tuân lệnh thì vi phạm kỷ luật và băn khoăn về trách nhiệm. Mà tuân lệnh thì lại bứt rứt lương tâm, nhất là khi phải tham gia làm hại người lành. Cuối cùng thì quyền lợi bản thân thường là trọng lượng quyết định làm lệch cán cân do dự. Liều thuốc an thần hay được dùng để tự an ủi là mình chỉ làm theo phận sự, buộc phải tuân lệnh, và nếu sai thì người ra lệnh phải chịu trách nhiệm chứ không phải người thi hành… 


Tiếc rằng liều thuốc ấy không đủ để gột bỏ trách nhiệm của những người tham gia vào những việc sai trái. Khi người ta sai anh làm một việc xấu xa, ví dụ như việc dùng vòi cứu hỏa phun nước thải vào người dân để giải tỏa chợ, mà anh vẫn làm, thì anh sẽ bị nhân dân nguyền rủa và gia đình anh sẽ không biết trốn đi đâu để thoát khỏi nỗi nhục nhã.


Trong hoàn cảnh ô nhiễm, cần tỉnh táo suy xét, xem cái việc mình phải thực hiện có thể coi là công vụ chân chính hay không? Việc đó xuất phát từ lý do gì? Phục vụ ai và có hại cho ai? Điều đó có chính đáng hay không? Người thi hành công vụ trước hết phải là Người, tức là phải biết tư duy, biết phân biệt phải trái... Không thể hành động một cách mù quáng, với tư duy nô lệ, theo kiểu lính đánh thuê, rằng ai trả tiền cho tôi thì tôi tuân lệnh người đó. Nếu biết rõ là việc xấu mà vẫn làm thì là tòng phạm, không thể ngụy biện là thi hành công vụ.

Điều quan trọng là phải xét xem nhiệm vụ được giao có hợp pháp hay không. Khi phát hiện ra nhiệm vụ phải thực hiện hay mệnh lệnh phải tuân theo vi phạm Hiến pháp, pháp luật, thì mọi công dân có quyền không chấp hành và có trách nhiệm đấu tranh chống lại vi phạm ấy, theo đúng quy định trong Điều 12 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992:
"Các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống các tội phạm,các vi phạm Hiến pháp và pháp luật."

Rõ ràng, nếu có quy định buộc một loại công dân nào đó (kể cả công chức, sĩ quan và chiến sĩ trong lực lượng công an hay quân đội) phải chấp hành cả những mệnh lệnh tiến hành công vụ vi phạm Hiến pháp, pháp luật, thì quy định ấy vi phạm Điều 12 của Hiến pháp hiện hành, và hiển nhiên nó phải bị hủy bỏ.

Tiếc rằng, có cả cán bộ, chiến sĩ quân đội tham gia cưỡng chế gia đình ông Đoàn Văn Vươn, trong khi Hiến pháp năm 1992 xác định nhiệm vụ của quân đội là bảo vệ Tổ quốc, chống ngoại xâm (Điều 46) và nhiệm vụ của công an mới là bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội… (Điều 47). Tức là các cán bộ, chiến sĩ ấy đã vượt khỏi khuôn khổ hoạt động của quân đội được quy định trong Hiến pháp hiện hành. Đây là một vi phạm Hiến pháp nghiêm trọng, mang tính nguyên tắc. Không thể biện hộ là do thiếu hiểu biết, vì đó là kiến thức pháp luật tối thiểu và Luật số 16/1999/QH10 về sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam đã quy định là sĩ quan phải có trình độ về pháp luật (Điều 12). Một khi tham gia vào chuyện không được Hiến pháp cho phép thì không thể quan niệm là các sĩ quan và chiến sĩ quân đội đã thi hành công vụ, và nếu quả thật cuộc cưỡng chế gia đình ông Vươn là sai trái thì họ đã trở thành tòng phạm trong một vụ việc xấu. Khi đó, nếu có bị thương thì cũng nên ráng chịu, thay vì oán trách những người bị dồn vào bước đường cùng. 

Kể cả trong trường hợp có vẻ như không vi phạm pháp luật hiện hành thì người công chức cũng nên thận trọng xem xét khía cạnh đạo lý của nhiệm vụ được giao. Đừng ỷ vào hai chữ "công vụ" và vị thế "thi hành mệnh lệnh" mà cho rằng chúng đủ để bảo vệ mình vĩnh viễn. Biết bao sĩ quan và binh sĩ của chế độ cũ đã bị giam vào trại cải tạo nhiều năm, mặc dù họ có thể biện minh rằng họ chỉ thi hành mệnh lệnh theo đúng nghĩa vụ của người lính và hành động của họ phù hợp với pháp luật của chế độ cũ.

Càng trung thành với chế độ thì càng phải ý thức rằng: Trong số những mệnh lệnh, nhiệm vụ mà mình tiếp nhận, có thể có những cái mà hệ quả của chúng là bôi nhọ và phá chế độ. Vụ cưỡng chế gia đình ông Đoàn Văn Vươn là một trong rất nhiều trường hợp như vậy. Trung tướng Nguyễn Quốc Thước nhận định rằng:
"… rõ ràng vụ việc Tiên Lãng là một tổn thất chính trị lớn cho uy tín của các cấp ủy và chính quyền Hải Phòng và ảnh hưởng xấu đến cả nước."

Cho nên, nếu cứ mù quáng chấp hành mọi mệnh lệnh sai trái thì sẽ có tội với chính chế độ mà mình đang phụng sự.

Phán xét cuối cùng không phải lời vàng ý ngọc của lãnh đạo, cũng không phải là phán xử của tòa án, mà thuộc về nhân dân, thuộc về lịch sử. Nếu tham gia vào chuyện bất nghĩa, thất đức, thì vỏ bọc công vụ sẽ không đủ để che chở trước sự lên án của nhân dân và sự phán xét của lịch sử.

Tội chống người thi hành công vụ
Chế độ nào cũng có trách nhiệm bảo vệ người thi hành công vụ. Chế độ này cũng rất tích cực trong việc ấy, thậm chí là trên cả mức hợp lý. Khi có va chạm, xung đột, thì tội của những người thuộc bộ máy chính quyền hay được nương nhẹ, thậm chí được bao che, còn tội của dân thường thì bị nghiêm trị, nhiều khi nghiêm hơn cả mức cần thiết. Kiểu cư xử không công bằng, quá nuông chiều người của chính quyền, đồng thời coi nhẹ dân thường, khiến nhiều công chức, công an ngày càng trở nên quá trớn, hay lợi dụng lý do công vụ để làm chuyện bất minh. Bức xúc dồn nén, dẫn đến hành động chống người thi hành công vụ ngày càng gia tăng, đó cũng là quy luật.

Khi công vụ được thi hành một cách đúng đắn thì người chống lại cần bị trừng phạt. Nhưng khi công vụ được thực hiện không đúng với quy định của pháp luật thì không thể đòi hỏi người dân phải im lặng chấp thuận, và không thể đơn giản kết tội chống đối nếu người dân có phản ứng tự vệ.

Bộ luật hình sự của nước Đức được ban hành vào năm 1871, với tội chống người thi hành công vụ được quy định ở Điều 113, trong đó viết rõ điều kiện áp dụng là công vụ được thực hiện đúng pháp luật (rechtmäßige Ausübung). Tức là không thể mặc nhiên kết tội này cho người chống lại nếu công vụ được thực hiện sai pháp luật. Điều kiện"thực hiện đúng pháp luật" được duy trì trong Điều 113 suốt 98 năm, "sống sót" qua 4 lần chỉnh sửa Bộ luật hình sự, kể cả lần chỉnh sửa vào năm 1943 dưới thời phát xít. Đó là một yếu tố pháp lý quan trọng để bảo vệ người dân trước khả năng lạm dụng quyền lực của bộ máy công quyền. Chưa yên tâm với điều kiện đó, năm 1970 các nhà lập pháp Cộng hòa Liên bang Đức đã thay nó bằng một điều khoản rõ ràng hơn, có tác dụng bảo vệ người dân triệt để hơn, đó là:
"Hành động (chống người thi hành công vụ) không thể bị xử phạt theo quy định này (tức là quy định trong Điều 113) nếu việc thực hiện công vụ không đúng pháp luật."
Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội thông qua năm 1985 (trong đó tội chống người thi hành công vụ được quy định ở Điều 205) và được sửa đổi, bổ sung 4 lần trong các năm 1989,19911992 và 1997. Năm 1999 Quốc hội thông qua Bộ luật hình sự mới (trong đó tội chống người thi hành công vụđược quy định ở Điều 257) và nó đã được sửa đổi, bổ sung vào năm 2009. Trong cả hai lần ban hành và qua 5 lần chỉnh sửa Bộ luật hình sự, điều về tội chống người thi hành công vụ chỉ quy định một chiều về việc xử phạt đối với những người chống người thi hành công vụ, mà không nhắc đến điều kiện công vụ phải được "thực hiện đúng pháp luật", lại càng không có khoản nào để bảo vệ dân oan, buộc phải tự vệ trước hành động vi phạm pháp luật của người mang danh thi hành công vụ. Xét về phương diện này thì B lut hình s hihành ca Vit Nam không bằngB lut hình s ca Đra đcách đây 141 năm, chỉ 4 tháng sau khi Đế chế Đc (Deutsches Kaiserreich, 1871-1918) được thành lập.

Khiếm khuyết này của Bộ luật hình sự khiến các "con trời" càng dễ ngộ nhận và tùy tiện chụp lên đầu người dân tội chống người thi hành công vụ. Bị công an đánh mà giơ tay che chắn theo phản xạ tự nhiên cũng có thể bị ghép cho tội ấy. Một số công an không mặc quân phục, không xuất trình giấy tờ chứng minh tư cách công an, nhưng nếu người dân nghi ngờ và không tuân theo đòi hỏi của họ, thì họ cũng có thể nổi nóng, vu cho người dân tội chống đối. Trong vụ Tiên Lãng, khi xảy ra đụng độ, bà Nguyễn Thị Thương (vợ ông Vươn) và bà Phạm Thị Báu (tức Hiền, vợ ông Quý)đứng trên đê, từ xa nhìn lại. Vậy mà hai người phụ nữ yếu ớt ấy lại bị khởi tố về tội chống người thi hành công vụ

Dù xã hội văn minh đến đâu thì cũng vẫn xảy ra việc người thi hành công vụ vô tình hay cố ý vi phạm pháp luật, khiến người dân phải tự vệ một cách chính đáng. Cho nên, những quy định pháp lý như trong Bộ luật hình sự của Đức để bảo vệ người dân trước khả năng công quyền bị lạm dụng là thực sự cần thiết. Ở Việt Nam, khi mà sự tha hóa và tham nhũng đã làm ô nhiễm bộ máy công quyền, công chức quá thiếu hiểu biết về pháp luật, tòa án hay xét xử tùy tiện, thì những quy định để bảo vệ dân oan lại càng bức thiết. Rõ ràng, các nhà lập pháp đang nợ nhân dân việc sửa đổi Điều 257 (về tội chống người thi hành công vụcủa Bộ luật hình sự hiện hành, để đáp ứng đòi hỏi cấp bách của cuộc sống.

Ngay cả với quy định hiện nay của Bộ luật hình sự thì cũng không thể đơn giản buộc cho những người trong gia đìnhhọ Đoàn tội chống người thi hành công vụ, nếu không chứng minh được rằng việc cưỡng chế là một công vụ đúng đắn, được thi hành theo đúng quy định của pháp luật, và mọi người được huy động đều có đủ tư cách pháp lý để tham gia. Khi quyết định thu hồi đất là sai thì việc cưỡng chế cũng sai. Cho dù coi quyết định thu hồi đất của gia đìnhông Đoàn Văn Vươn là đúng, thì việc lực lượng cưỡng chế có trang bị vũ khí hiện đại tự tiện tiến vào khu đất không thuộc diện thu hồi và phá hủy ngôi nhà của ông Đoàn Văn Quý nằm trên mảnh đất đó là hoàn toàn sai. 

Theo Quyết định thu hồi số 461/QĐ-UBND và Quyết đnh cưng chế s 3307/QĐ-UBND của UBND huyện Tiên Lãngthì phạm vi cưỡng chế chỉ là 19,3 ha đã được giao cho gia đình ông Vươn theo Quyết định số 220/QĐ-UBND. Những người họ Đoàn không hề có mặt trên diện tích 19,3 ha ấy, không cản đường vào khu vực ấy, nên không thể nói là họ chống lại lực lượng cưỡng chế, nếu lực lượng này chỉ tiến hành cưỡng chế theo đúng Quyết định số 3307/QĐ-UBND. Anh em họ Đoàn chỉ ở trong nhà của mình, trên mảnh đất hợp pháp của mình, vì vậy họ có quyền tự vệ nếu có người tấn công họ. 

Mục tiêu thực sự của cuộc cưỡng chế ở Tiên Lãng ngày 5/1/2012 là gì? Hãy xem An ninh Thủ đô 5/1/2012 tường thuật:
"Trước đó vào lúc 7 giờ 30, đoàn công tác của UBND huyện Tiên Lãng gồm hơn 100 CBCS Công an, quân đội và Bộ đội Biên phòng và đại diện các ban ngành chức năng tổ chức cưỡng chế diện tích đất hơn 50 ha đầm nuôi trồng thủy sản, trồng cây ăn quả tại vùng bãi bồi ven của Đoàn Văn Vươn (SN 1960) đã đấu thầu nhiều năm nhưng đến nay đã hết hạn và không chịu đóng thuế trong thời gian dài."
"Để đảm bảo an toàn cho đoàn công tác cưỡng chế, một tổ công tác bí mật tiếp cận ngôi nhà của Vươn xây dựng trên diện tích đất này thì bất ngờ một quả mìn tự chế phát nổ hất văng 2 CBSC công an huyện Tiên Lãng làm bất tỉnh tại chỗ nhưng rất may là không gây thương vong."
"... khi tổ công tác vừa áp sát ngôi nhà thì bất ngờ từ trong nhà Vươn cùng người nhà chĩa súng bắn đạn hoa cải liên tiếp nhả đạn vào lực lượng chức năng, làm 4 Cán bộ chiến sỹ Công an và một số cán bộ chiến sỹ quân đội bị thương."

Như vậy, ngay từ đầu người ta đã định cưỡng đoạt toàn bộ diện tích đất mà gia đình ông Đoàn Văn Vươn đang sử dụng (tức bao gồm cả 21 ha không có quyết định thu hồi). Điều này cũng được Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng Lê Văn Hiền đề cập trong cuộc họp báo chiều ngày 5/1/2012. Hơn nữa, lực lượng vũ trang đã chủ động tiếp cận ngôi nhà của ông Đoàn Văn Quý (mà An ninh Thủ đô gọi là "ngôi nhà của Vươn"), nằm trên diện tích 21 ha không thuộc diện thu hồi. Có nghĩa là ngôi nhà vô can và hợp pháp ấy đã bị xác định là mục tiêu tấn công, trước khi người nhà họ Đoàn có bất cứ biểu hiện chống đối nào. Chỉ khi lực lượng vũ trang tiếp cận ngôi nhà của ông Quý thì quả mìnmới phát nổ và sau đó, khi lực lượng ấy lại áp sát ngôi nhà thì đạn hoa cải mới bắn ra.

Làm sao có thể biện minh được việc huy động lực lượng công an và quân đội để tấn công vào nhà đất hợp pháp của công dân như vậy? Chuyện "không chịu đóng thuế trong thời gian dài" được đưa ra không chỉ để bổ sung thêm tội, mà có lẽ để biện hộ cho việc chiếm cả diện tích 21 ha chưa hết hạn cho thuê. Cái mẹo không chịu nhận tiền thuế của dân để sau này dễ bề "gây sự" đã trở thành kinh điển từ lâu. Có điều, dân đóng thuế thì không chịu nhận, rồi lại vu cho dân không chịu đóng thuế, thì quá vô liêm xỉ.

Nếu lực lượng cưỡng chế chỉ tới diện tích 19,3 ha ghi trong Quyết định thu hồi số 461/QĐ-UBND và Quyết định cưỡng chế số 3307/QĐ-UBND, không tùy tiện tiến vào khu vực 21 ha mà quyền quản lý và sử dụng hợp pháp hoàn toàn thuộc về anh em họ Đoàn, không tiếp cận ngôi nhà của ông Quý, thì mìn đã không nổ, súng đã không bắn và do đó không có ai bị thương cả. Vậy thì, nói cho cùng, ai mới là người phải chịu trách nhiệm về việc 4 cán bộ, chiến sĩ công an và 2 cán bộ quân đội bị thương? Nếu có tội giết người trong vụ này, thì ai mới là người phải chịu tội ấy?

Giả sử công vụ không vi phạm pháp luật hiện hành, thì khi phán xét về tội chống người thi hành công vụ cũng không thể bỏ qua khía cạnh đạo lý. Vâng, có một thứ cao hơn cả pháp luật, bền hơn cả chế độ, đó là đạo lý. Đất đã giao cho dân sử dụng bao nhiêu năm nay, dân đã đổ biết bao công sức và tiền của để cải tạo và gây dựng, bây giờ chính quyền thu hồi mà không bồi thường, rồi giao cho cá nhân khác, thì chẳng đạo lý nào chấp nhận được.

Trước khi lên án một hành động chống người thi hành công vụ thì nên lưu ý là tội này không phải là một phạm trù tuyệt đối, không phải là vĩnh cửu. Trên cương vị cầm quyền thì thấy hành động chống người thi hành công vụ rõ ràng là một tội cần bị trừng trị nghiêm khắc, không thể bàn cãi. Nhưng nếu chịu khó lục lại trí nhớ, quay về thuở còn đang tìm cách giành chính quyền bằng bạo lực, sẽ thấy thời ấy quân ta cũng đã từng chống người thi hành công vụ và giết người thi hành công vụ của chế độ cũ. 

Những tiếng nổ tuyệt vọng làm cộng đồng tỉnh giấc, nhưng cũng làm tan nát một đại gia đình. Giá mà mấy anh em họ Đoàn kiềm chế hơn… Nhưng liệu họ còn có cách hành động nào khác, để cứu thành quả lao động vất vả mấy chục năm và bao tỷ đồng còn vay nợ, hay không? Khiếu nại với chính quyền, với tòa án địa phương ư? Thì họ đã làm rồi. Không thu được kết quả cần thiết, mà lại còn bị lừa. Khiếu nại với chính quyền trung ương và tòa án cấp cao hơn ư? Bao dân oan kéo về thủ đô đã bị trả về địa phương với lý do không được khiếu kiện vượt cấp. Hơn nữa, kết quả của một số vụ xét xử gần đây cho người dân cảm giác rằng cấp nào xử cũng vậy. Gửi kiến nghị cho X, Y, Z ư? Ngay cả các bậc đại công thần gửi tâm thư cũng không nhận được hồi đáp, các trí thức có tên tuổi kiến nghị hay khởi kiện cũng không được trả lời tử tế, vậy thì những người như ông Vươn (đến cả cấp xã cũng coi là dân ngụ cư nên không cần quan tâm) có thể hy vọng gì? Có lẽ gia đình họ Đoàn cảm thấy mọi nẻo đường hợp pháp đều đã bị chặn đứng, nên đành liều tự xử. Trách nhiệm gây ra cảnh bất công cho gia đình ông Đoàn Văn Vươn có thể thuộc về một số người trong bộ máy chính quyền ở Hải Phòng. Nhưng để cho người dân mất hết niềm tin, manh động trong tuyệt vọng, thì trách nhiệm chắc chắn không chỉ nằm ở cấp Hải Phòng.

Giá mà gia đình họ Đoàn kiên trì hơn, như bao người theo đòi công lý suốt hàng chục năm không nản… Nhưng cũng nên thông cảm với sự sốt ruột của những người chăn nuôi hải sản, không thể bỏ rơi đàn tôm cá hàng năm trời. Vả lại, khi trời chưa kịp yên, sóng chưa kịp lặng, mà những người mới tiếp quản đã vơ vét hàng chục tấn hải sản, thì làm sao có thể đòi hỏi những người chủ thực sự của khối tài sản ấy điềm tĩnh được. Hoàn cảnh của họ cũng giống như người mẹ nghe tiếng con trẻ khóc thét trong căn phòng kẹt khóa bị hỏa hoạn, hiển nhiên là cuống cuồng tìm mọi cách để phá cửa ngay lập tức.

Giá mà người nhà họ Đoàn không bắn vào lực lượng tham gia cưỡng chế, vì họ chỉ là những người thừa hành… Tiếc thay, không mấy khi kẻ cầm đầu ra trận. Cũng như trong các cuộc chiến tranh, cho dù mệnh lệnh sai trái được phát ra từ bộ máy đầu não xa xôi, thì đạn cũng chỉ nhằm vào những người lính đối phương đang lăn lộn trên chiến trường. Không nhằm vào đó thì biết nhằm vào đâu nữa?
*
*   *
Trên đây tôi chỉ trao đổi một số khía cạnh liên quan đến khái niệm "công vụ", "thi hành công vụ"  "tội chống người thi hành công vụ". Hy vọng chúng sẽ có ích, không chỉ cho việc xem xét vụ Tiên Lãng.

Tiếng nổ đã phát ra, không thu lại được nữa. Vấn đề còn lại chỉ là đánh giá và xử lý như thế nào? Nếu cương quyết trừng trị bọn lộng hành, tham nhũng và trả lại công bằng cho người dân, thì mới hy vọng khôi phục được niềm tin của nhân dân và sự bình yên của xã hội. Nếu tiếp tục lấp liếm, xử lý một cách thiên vị cho phía công quyền và dồn tội lên đầu nạn nhân, thì sẽ góp phần đẩy đất nước vào một chu kỳ loạn lạc. Bức xúc dồn nén khắp nơi, có lẽ đã ở mức tới hạn của phản ứng dây chuyền.

Tiếng nổ ở Tiên Lãng ngày 5/1/2012 chỉ dừng lại ở vai trò cảnh tỉnh để phục hồi công bằng và luân lý, hay sẽ trở thành tiếng nổ khởi đầu cho loạt nổ lan rộng tiếp theo, điều đó phụ thuộc vào cách xử lý của những người cầm quyền đối với vụ Tiên Lãng.

Hà Nội, ngày 28/1/2012
__________________________________


Nguyễn Xuân Diện xin phép giới thiệu đôi dòng về tác giả Hoàng Xuân Phú:

Giáo sư Tiến sỹ khoa học HOÀNG XUÂN PHÚ (ảnh: Nguyễn Xuân Diện) công tác tại Viện Toán học, thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Ông là Viện sĩ thông tấn của hai Viện Hàn Lâm khoa học:


- Viện sỹ thông tấn Viện Hàn lâm Khoa học Heidelberg 


- Viện sỹ thông  tấn Viện Hàn lâm Khoa học Bavaria


*
Ông cũng đã từng vài lần tham gia biểu tình phản đối Trung Quốc tại Hà Nội, và có một bộ ảnh rất đẹp gửi tặng Nguyễn Xuân Diện - Blog, tại đây: 


Lắng nghe đồng bào tôi nói: Chùm 1Chùm 2 - Chùm 3


**Ông là tác giả của loạt bài về Điện Hạt nhân (trong mục Bài quan trọng của Blog này). Loạt bài này đã được gửi tới 63 đoàn Đại biểu Quốc hội Khóa XIII: 


Bài 1: Mạn đàm về an toàn điện hạt nhân


Ông còn là tác giả của bài viết: Quyền Biểu tình của công dân, đăng trên NXD-Blog.
Nguon : xuandienhannom blog

   Lưu bài này để cuối năm xem các bác chém gió xong rồi sẽ làm ăn ra sao, để xem lạm phát có về dưới 8 -8,5 % hay không nhé.
Sẽ huy động 300 - 500 tấn vàng trong dân
(Dân trí) - Nhân dịp đầu năm mới, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết, thời gian tới, Nhà nước sẽ không can thiệp trực tiếp vào thị trường mà thông qua các tổ chức trung gian. Cùng với đó, nếu đến cuối năm, lạm phát về dưới 8-8,5% thì lãi suất huy động cũng hạ còn 10%.
Theo ước lượng của NHNN, hiện số vàng trong dân còn khá lớn, khoảng 300-500 tấn (ảnh minh họa).

Hôm nay, cổng thông tin điện tử Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đăng tải trả lời phỏng vấn của Thống đốc Nguyễn Văn Bình với Đài Truyền hình Việt Nam và Truyền hình Thông tấn xã.

Trong buổi trao đổi này, Thống đốc tiết lộ, thời gian tới, NHNN sẽ trình Chính phủ đề án huy động vàng trong dân để phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội

Trước đó, cơ quan này đã trình Chính phủ xem xét ban hành Nghị định thay thế Nghị định 174 về quản lý hoạt động sản xuất và kinh doanh vàng, trong đó có hoạt động sản xuất kinh doanh vàng miếng. 

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 95 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ và vàng.

Các công cụ này, một mặt nhằm ngăn chặn được hiện tượng đầu cơ vàng trong nền kinh tế, bình ổn được thị trường vàng, điều tiết giá vàng trong nước diễn biến phù hợp với giá vàng thế giới. Mặt khác, hướng đến mục tiêu huy động được lượng vàng tương đối lớn trong dân (khoảng 300-500 tấn).

“Nếu chúng ta không huy động được số vàng này trong dân để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội thì đất nước chưa thể mạnh lên được” – Thống đốc nói.

Theo đề án dự kiến trình lên Chính phủ lần này, người đứng đầu NHNN cho hay, các tổ chức tín dụng sẽ làm đại lý cho NHNN trong việc huy động vàng. Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào thị trường mà thông qua các tổ chức trung gian, ở đây là các tổ chức tín dụng. 

Mặt khác, với nhiều công cụ khác nhau, ví dụ kinh doanh vàng trên thị trường quốc tế, Nhà nước sẽ bảo hiểm được rủi ro do  biến động của giá vàng thế giới, do đó đảm bảo giá trị tài sản của người dân mà vẫn có thể sử dụng số vàng đó quy đổi thành ngoại tệ để phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Lãi suất huy động về 10% khi lạm phát cuối 2012 còn 8-8,5%

Khi được hỏi về lộ trình giảm lãi suất, Thống đốc cho biết, hiện nay đã có những tiền đề và nền tảng nhất định cho việc giảm lãi suất với tốc độ tăng của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) liên tục giảm từ tháng 8/2011 đến nay. 

Bên cạnh đó, NHNN đang tập trung vào việc xử lý thanh khoản của các tổ chức tín dụng và nếu xử lý tốt vấn đề này sẽ tạo thêm tiền đề vững chắc hơn cho việc giảm lãi suất trong năm 2012. 

Dẫn nhận định của các tổ chức quốc tế, trong đó có Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cho thấy, nếu Việt Nam duy trì các giải pháp quyết liệt như trong năm 2011 thì lạm phát năm 2012 sẽ ở mức 8-8,5%, Thống đốc khẳng định:

“Nếu mục tiêu lạm phát đó đạt được vào cuối năm 2012 thì hệ thống ngân hàng có khả năng để giảm mặt bằng lãi suất huy động xuống mức khoảng 10%/năm”. 

Như vậy, trong năm nay, lãi suất cho vay sẽ có xu hướng đi xuống theo các tín hiệu thị trường như mức độ giảm lạm phát và sự cải thiện thanh khoản của hệ thống ngân hàng.
 
Biến động của VND không quá 2-3%
 
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Bình đã cho biết như vậy khi nói về giải pháp để ổn định tỷ giá trong năm 2012. Theo Thống đốc Bình: NHNN sẽ có các giải pháp và công cụ thích hợp để thực hiện được mục tiêu đề ra. Những kết quả đạt được trong năm 2011 là một minh chứng cho thấy, nếu phối hợp một cách đồng bộ, quyết liệt các công cụ của chính sách tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác thì chúng ta có thể ổn định được tỷ giá.
Hiện tại, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2012. Về cơ bản, Nghị quyết số 01 có nhiều nét tương đồng với Nghị quyết số 11 ban hành trong năm 2011.
“Do đó, những kết quả đáng khích lệ đạt được trong năm 2011 là tiền đề để chúng ta tin tưởng rằng, chúng ta sẽ đạt được những kết quả như vậy trong năm 2012. Nếu không có cú sốc đột biến từ bên ngoài và với việc triển khai quyết liệt các chính sách theo Nghị quyết 01 của Chính phủ thì chúng ta có thể giữ ổn định thị trường ngoại hối, mức biến động hay phá giá của đồng Việt Nam không quá 2 - 3%”, Thống đốc Bình nhấn mạnh. 
 
Nguyễn Hiền
 
Hồng Liên
Theo SBV

Giải pháp đột phá của mấy tay thày bói mù.

   Con gái thông báo : từ thứ 5 tuần này trường con sẽ đổi giờ học : bắt đầu vào lớp sẽ từ 8 giờ thay cho 7.30 sáng như hiện nay. Cũng chẳng sao, thậm chí có cái hay hơn bởi mùa đông rét mướt như thế này thì các phụ huynh đưa con cháu đi học sẽ được ngủ thêm vài chục phút.
Giao thông Hà nội ngày nào cũng như ngày hội.

 Theo dõi từ báo chí thì phương án đổi giờ học đó không phải là để cho phụ huynh học sinh ngủ thêm mà là một trong những " giải pháp nhỏ nằm trong giải pháp tổng hợp, đột phá, kiên quyết... " góp phần ...giảm ùn tắc giao thông của Hà nội ! nếu chỉ nghe vậy thì chắc nhiều người bật cười vì sao mà đổi giờ học lại có thể làm ...giảm ùn tắc ? ừ kể cũng lạ.
  Cùng với đổi giờ học là tăng thu phí xe cộ, tăng tiền làm biển xe mới, tăng trước bạ, đang dự kiến thông qua tiếp phí lưu hành xe máy, ô tô trong khi dư luận đang chiến đấu bất phân thắng bại - ủng hộ và không ủng hộ.
  Nghe tin có thể sẽ thu phí lưu hành xe máy mỗi năm từ 500 ngàn đến 1 triệu đồng, bà giáo về hưu cạnh nhà bảo : tôi có cái xe cả tháng chỉ đi vài lần, đi lĩnh lương, đi thăm bạn ốm, đi viếng đám ma. Chả nhẽ đi hơn chục cây số mà lại đi xe đạp thì đạp sao nổi, mà cái xe máy mua có vài triệu mà thu 1 triệu một năm thì hết gần một tháng lương hưu rồi, hóa ra móc túi tôi sao ?
   Bà chị giáo viên tiểu học ở cuối huyện ngoại thành - chưa biết đến tắc đường bao giờ  - cũng có cái xe máy để đi từ nhà đến trường, thình thoảng đi thăm viếng, công việc tập thể. Nghe tin về chuyện thu phí cũng la rầm lên : lương có hơn triệu một tháng, thu tiền triệu thì cả năm coi như mất lương tháng 13 rồi, vô lý khi mà  lương có tăng theo phí đâu, hóa ra móc túi giáo viên nghèo như tôi sao ?
   Ngay cả các nhà quản lý về giao thông vận tải cũng phải la lên nào là vô lý và không nhân văn - nói lịch sự cho báo chí đăng thôi, còn có Giáo sư nào đó còn mỉa mai : có mỗi mét vải thì đừng may áo cô dâu ! . Nói vậy khác gì bảo người cố vấn quản lý giao thông chỉ có tầm của một anh thợ may vụng về, chả hiểu gì cả chỉ chém gió bừa. Gọi mấy cố vấn rởm đó là chính khách salon thực ra là báo chí bơm đểu mà thôi.
    Vấn nạn ùn tắc giao thông không chỉ ở riêng Hà nội, Sài gòn hay thành phố nào ở ta, nhiều Thành phố khác ở các nước đang phát triển, các nước phát triển  cũng từng trải qua rồi, họ giải quyết ra sao thì chúng ta cũng có thể xem xét, tham khảo và học tập phần nào, vấn đề là cần được các chuyên gia quản lý cố vấn một cách khách quan, có phản biện khoa học và tôn trọng ý kiến, quyền lợi của Dân. Nếu chỉ dựa vào một ông ba ngơ chém gió lăng nhăng mà đã áp dụng thì e rằng sẽ trả giá khi chỉ móc túi Dân như bà con đang kêu. Năng lực của các nhà quản lý sẽ bị lột mặt khi cứ ba hoa chích chòe qua những " giải pháp đột phá " loanh quanh như thế.
 Với hạ tầng giao thông như hiện nay của Hà nội thì đố có anh cố vấn nào dám cam kết rằng : với các giải pháp của các anh đưa ra, áp dụng xong sẽ giải quyết dứt điểm được vấn nạn ùn tắc. Thế nhưng chả nhẽ cứ ngồi đấy xơi mà không đưa ra cái gì thì khó tạo dấu ấn với cộng đồng thì mờ nhạt quá đành liều vậy.
  Xem một ông thày bói mù dọn cưới sẽ khiến bà con liên tưởng đến các " giải pháp đột phá " của một số chuyên gia cố vấn thời nay. Một ông quản lý mảng giao thông nhưng đòi " trảm " cả chủ tịch tỉnh nếu chỉ vì tỉnh đó để xảy ra tai nạn, ùn tắc giao thông - chuyện hài thậm chí các đạo diễn " Gặp nhau  cuối năm"  của VTV3  cũng phải chắp tay xin ...lạy cô !