12 tháng 5, 2012

Đến hẹn lại lên.

Đạp đổ cổng trường, xô đẩy xin học lớp 1

Sau một đêm dầm mưa xếp hàng, sáng 12/5 hàng trăm phụ huynh đã đạp đổ cổng sắt ùa vào trong sân trường PTCS Thực nghiệm (Hà Nội) để tranh suất mua hồ sơ thi vào lớp 1. Trường Thực nghiệm là nơi nhiều nhà khoa học tên tuổi từng học, trong đó có GS Ngô Bảo Châu.
Xếp hàng thâu đêm mua đơn vào lớp 1
Sáng 13/5 bán đơn vào lớp 1 trường Thực nghiệm

*Clip: Thức trắng đêm, đạp đổ cổng xin học cho con
21h đêm 11/5, rất đông phụ huynh xếp hàng dầm mưa trước cổng trường PTCS Thực nghiệm (Ba Đình) chờ đến 6h sáng hôm sau được vào mua hồ sơ xin học lớp 1 cho con. Khoảng 22h30, trời bắt đầu đổ mưa nhưng nhiều người vẫn quyết tâm mặc áo mưa, che ô ngồi chờ trước cổng.
Một số phụ huynh cho hay, do người nhà có con từng học trường này cho biết, trường học rất tốt nhưng học phí lại "bình dân". Nhiều nhà khoa học tên tuổi từng học ở đây, trong đó có GS Ngô Bảo Châu.
5h sáng 12/5, lượng người chen lấn xếp hàng lên đến hàng trăm.
Sốt ruột chờ đợi, nhiều người định trèo vào trong. Một số phụ huynh đã ném ghế và vật dụng khác vào bên trong cổng trường.
6h, nhân viên bảo vệ mở cửa, nhiều người sốt ruột muốn chạy vào trong đứng hàng đầu nên đã xô đổ cửa sắt.
Nhiều người nhảy lên cánh cổng sắt vừa bị đổ để xông vào. Một phụ nữ bị tụt chân xuống khe cửa.
PTCS Thực nghiệm đã lập sẵn hàng rào bên trong trường để phát tích kê. Bảo vệ bắc loa kêu gọi mọi người không chen lấn xô đẩy nhưng bất thành.
Người xếp hàng phía sau đục hàng rào bằng cây để vòng lên chặn đầu.
Bị bảo vệ doạ không phát tích kê mua hồ sơ, những người này đành quay lại chui qua hàng rào len vào giữa.
Không ai chịu nhường ai, người xếp hàng phía trước phát cáu vì bị đẩy từ sau lưng. Một phụ nữ bị chen lấn đứng lọt thỏm trong đám đông.
Lãnh đạo trường không bằng lòng với sự mất trật tự của hàng trăm phụ huynh nên đã bắc loa thông báo huỷ buổi bán hồ sơ.
Nhiều người chỉ còn biết đứng ngao ngán, thẫn thờ tiếc nuối và chờ buổi bán hồ sơ sắp tới.
PTCS Thực nghiệm ở phố Liễu Giai (Ba Đình, Hà Nội) trực thuộc Bộ GD&ĐT, giảng dạy theo phương pháp hiện đại, tôn trọng tính sáng tạo, tự chủ của học sinh. Nhiều nhà khoa học tên tuổi từng học ở đây, trong đó có GS Ngô Bảo Châu. Hàng năm lượng hồ sơ đăng ký vào trường rất đông. Năm nay theo kế hoạch, 7h sáng 12/5, trường sẽ bán hồ sơ dự thi vào lớp 1. Số đơn bán ra là 200, chỉ tiêu là 140.
Hoàng Hà - Vnex.

10 tháng 5, 2012

Chuyện của người lính mang số 49


  - Trong danh sách 74 chiến sĩ mất tích ở trận tử chiến ngày 14.3.1988 trên đảo Gạc Ma và Cô Lin thuộc quần đảo Trường Sa để giữ chủ quyền của tổ quốc (diễn biến trận đánh đã được đăng tải trên báo Nhân Dân ngày 28.3.1988), anh Trần Thiên Phụng có số thứ tự 49.
Trung đoàn 83 thuộc bộ Tư lệnh Hải quân gửi giấy báo tử về cho gia đình xác nhận anh Trần Thiên Phụng, cấp bậc binh nhất, trú quán tại phường 2, Đông Hà, tỉnh Quảng Trị, mất tích vào ngày 14.3.1988 tại đảo Gạc Ma, được hưởng quyền lợi gia đình liệt sĩ.
Gia đình anh Phụng và chị Thiên.
Nhưng diễm phúc đã đến với gia đình người lính mang số 49 ấy: anh Trần Thiên Phụng không hy sinh, chỉ bị thương nặng. Anh là một trong chín chiến sĩ của trung đoàn 83 may mắn còn sống sót trong trận tử chiến ngày 14.3.1988 trên đảo Gạc Ma và Cô Lin. Chúng tôi đã tìm đến nhà anh Trần Thiên Phụng, người cựu binh Trường Sa trở về từ “cõi chết”.
Không chịu đầu hàng
Thật khó diễn tả được ánh mắt của người thương binh ấy khi tôi đề cập đến trận tử chiến 14.3.1988. Cầm giấy báo tử mang tên mình trên tay, anh vẫn còn xúc động đến không nói được thành lời, hai môi cứ mấp máy. Trên ánh mắt của anh thoáng xót xa khi những ký ức đau thương một thời hiện về.
... Tối 12.3.1988, các chiến sĩ của trung đoàn 83 thuộc bộ Tư lệnh Hải quân lên ba chiếc tàu đi làm nhiệm vụ thực hiện chiến dịch chủ quyền 1988 ở Trường Sa. Sau hai ngày, đến sáng 14.3 thì trận tử chiến xảy ra. Anh Phụng cầm khẩu súng AK47 đứng ngay trước mũi tàu đọ súng với quân lính Trung Quốc. Không tương quan lực lượng nên nhiều đồng đội của anh liên tiếp ngã xuống. Anh đã chiến đấu dũng cảm cho đến giây phút chiếc tàu vận tải HQ-604 của Hải quân Việt Nam bị trúng hoả lực mạnh của Trung Quốc, chìm xuống biển ở phía nam đảo Gạc Ma (trận tử chiến này Việt Nam bị chìm hai tàu HQ-604 và HQ-605, tàu HQ-505 bị hư hại nặng). Anh Phụng lúc đó chỉ kịp vớ lấy một thanh ván vỡ ra từ con tàu rồi ôm chặt lấy, tay trái bơi giữa biển, còn tay phải bị trúng đạn bê bết máu.
Do bị thương nặng, máu ra quá nhiều, hơn nữa lại dầm mình suốt ngày giữa biển nên sức lực cạn kiệt, anh chưa kịp tiếp cận trở lại đảo thì bị bắt vào cuối ngày 14.3. “Khi tôi đang bị trôi trên biển, tàu quân sự Trung Quốc phát hiện, họ chĩa súng trước đầu ra lệnh đầu hàng nhưng tôi cương quyết không chịu. Khi được vớt lên tàu, lính Trung Quốc hỏi vì sao không đầu hàng, tôi nói với họ đất nước chúng tôi không bao giờ dạy cho người lính biết đầu hàng trước mũi súng quân thù”. Sau đó, anh được đưa về đảo Hải Nam cấp cứu rồi đưa tiếp về nhà tù ở Trạm Giang, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Anh Phụng cho biết : “Hôm ấy có chín người lính Việt Nam bị Trung Quốc bắt làm tù binh. Thời gian đầu cuộc sống giam cầm trong nhà tù vô cùng khó khăn, tủi nhục, nhờ hội Chữ thập đỏ quốc tế đến thăm thường xuyên nên dần dần được cải thiện hơn”...
Cuộc trùng phùng trong nước mắt hạnh phúc
Ở quê nhà, giọt máu của anh gửi lại cho người vợ đang lớn dần. Họ cưới nhau không được bao lâu thì anh xung phong đi bộ đội, được phiên chế vào lực lượng Hải quân ra đảo Trường Sa giữ gìn tấc đất thiêng liêng của tổ quốc.
Những ngày tháng ấy, người vợ trẻ của anh, chị Lê Thị Thiên đau đớn tột cùng. Chị bảo rằng mình cũng nghe bà con nói có nhiều chiến sĩ Việt Nam hy sinh tại Trường Sa vào ngày 14.3.1988, song không biết làm sao liên lạc được với đơn vị của chồng. Rồi chính tai chị nghe rõ mồn một trong danh sách báo, đài đăng về 74 chiến sĩ hy sinh và mất tích tại Trường Sa, có tên người chồng yêu quý của mình. Chị đau đớn muốn được chết theo anh. Nhưng nghĩ tới mầm sống anh để lại, chị biết mình phải sống vì đứa con yêu thương và thay anh phụng dưỡng cha mẹ già. Không lâu sau, trung đoàn 83 thuộc bộ Tư lệnh Hải quân gửi giấy báo tử thông báo anh Trần Thiên Phụng đã hy sinh – mất tích. Đến lúc đó thì chị tin rằng con trai mình thực sự đã mồ côi cha. Còn bố chồng chị ngày đêm chỉ biết bắc đàn cầu an cho linh hồn người con trai xấu số được siêu thoát.
Anh Phụng và chị Thiên trong ngày gặp lại ở Quảng Ninh năm 1991. Ảnh:
Cũng không biết vì sao những lá thư của anh Phụng gửi về từ nhà lao Trung Quốc lại không đến được tay chị và gia đình. Không nhận được thư hồi âm của gia đình, anh Phụng lại càng đau đớn hơn vì anh hiểu hơn ai hết sự tuyệt vọng của vợ con, cha mẹ ở quê nhà. Những dòng nhật ký anh viết dành tặng vợ, con đọc lại không ai khỏi nặng lòng: “Con của ba, con có ngoan không, có khoẻ không? Ba mong rằng ba sẽ được trở về sớm với con và gia đình ta một ngày sớm nhất. Ba sẽ kể cho con nghe về trận chiến đấu anh dũng của ba và đồng đội cho con và gia đình ta nghe nhé. Lúc ấy con sẽ cảm thấy đầy tự hào về người cha thân yêu của con...” Rồi những dòng chữ yêu thương anh dành tặng vợ: “Thiên em thật yêu, thật nhớ của anh. Giờ này em đang làm gì ở nhà với con. Sao em không trả lời thư cho anh. Ở bên này anh đợi tin em và gia đình đến cháy lòng. Anh chỉ bị thương và giờ đang là tù binh ở Trung Quốc. Anh mong sớm được trở về với em và gia đình ta... Thương em ở nhà một mình vất vả sớm hôm...”.
Hơn một năm sau kể từ khi anh bị bắt làm tù binh và ở trại giam Trạm Giang, Trung Quốc, chị Thiên mới nhận được tin chồng mình vẫn còn sống. Chị không tin được vào mắt mình khi đọc dòng tin nhắn của anh qua bức thư do hội Chữ thập đỏ quốc tế gửi đến.“Tôi chạy ào tìm đứa con trai ôm chặt vào lòng và hét vào mặt con: ba của con còn sống, ba sẽ sớm được trở về với mẹ con mình...”, chị nhớ lại.
Trải qua bao sóng gió dâu bể, cuộc trùng phùng của vợ chồng anh chị cũng đến. Sau hơn ba năm bị bắt làm tù binh (hơn bốn năm kể từ ngày đi bộ đội), anh cùng tám đồng đội được Trung Quốc trao trả về Việt Nam vào ngày 2.9.1991, qua đường cửa khẩu Hữu Nghị Quan ở Lạng Sơn. Các anh được về an dưỡng tại Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Chị đã ra tận Móng Cái đón chồng. Cuộc trùng phùng trong hạnh phúc của vợ chồng anh Phụng cùng tám đồng đội khác là một kỷ niệm mà họ không bao giờ quên. Những giọt nước mắt lăn dài trên gò má của anh và chị. Những nụ hôn anh chị trao cho nhau ngày gặp lại cháy bỏng tình yêu sau bao năm đợi chờ vô vọng. Cả không gian chìm ngập trong hoa và nước mắt hạnh phúc. Ít hôm sau, các anh chia tay nhau, mỗi người mỗi hướng trở về quê hương.
Sau cuộc trùng phùng đặc biệt ấy, vợ chồng anh Phụng lại có thêm hai người con nữa. Cả ba người con của anh chị nay đã khôn lớn. Riêng anh ốm đau liên miên, không còn sức khoẻ sau những ngày tháng bị giam tù nên chẳng làm được gì nhiều để đỡ đần giúp chị cuộc sống hàng ngày. Cả gia đình trông chờ vào nồi bún bán vào buổi sáng của chị. Đồng lương thương binh của anh mỗi tháng gần 600.000 đồng không đủ tiền mua thuốc chữa bệnh...
BÀI VÀ ẢNH: LÂM QUANG HUY - sgtt
Ngày 24 tháng 7 tại Hà nội - vinh danh các liệt sỹ hy sinh tại hoàng sa và trường sa

VTC kích cầu du lịch thăm đảo Trobriand.

Chuyện cực kỳ thú vị: Nơi đàn bà cưỡng hiếp đàn ông

  •  
 (VTC News) - Trên hòn đảo nhiệt đới Trobriand xinh đẹp thuộc đất nước Papua New Guinea (châu Đại Dương) những băng nhóm phụ nữ ngang nhiên tìm bắt đàn ông để phục vụ nhu cầu sinh lý giữa thanh thiên bạch nhật.

Tư tưởng siêu thoáng về tình dục

Tình dục là cần thiết và cũng vô cùng quan trọng như khi đói phải ăn, khát phải uống. Đó là những suy nghĩ đã ăn sâu vào máu của thổ dân trên hòn đảo này. Thậm chí những suy nghĩ này còn được đánh giá là cởi mở và dễ dãi hơn cả các nước phương Tây nơi vốn được cho là có tư tưởng thoải mái và tiến bộ về tình dục. Đó chính là lý do vì sao hòn đảo hoang sơ này lại được đặt những cái tên mỹ miều, mới nghe đã thấy hấp dẫn đến chết người như Đảo Tình Yêu hay Đảo Sung Sướng.

Những thổ dân trên đảo không đặt ra bất cứ một luật lệ hay điều cấm kị nào cho “chuyện ấy”. Với những con người cuồng nhiệt nơi đây, tình dục là tự do. Trong ngôn ngữ tình yêu của người dân Trobriand, khi chàng trai thích một cô gái, chàng sẽ giơ ngón tay cái lên để ngỏ ý muốn “yêu thương”. Nếu đồng ý, cô gái sẽ trả lời bằng cách đưa một ngón tay lên miệng và hai người sẽ dắt nhau đến những hang động để làm tình, ngược lại, nếu không đồng ý, người con gái chỉ cần lắc đầu.

Chuyện cực kỳ thú vị: Nơi đàn bà cưỡng hiếp đàn ông
Phụ nữ ở vùng đất này ngực dài như mướp mới hấp dẫn đàn ông. 

Chẳng thế mà ở đây, các thiếu nữ mới 13, 14 tuổi đã được các bà mẹ khuyến khích đi tìm đàn ông để ngủ cùng. Theo những người mẹ này, ngủ với những người đàn ông từ sớm sẽ giúp các cô gái có thể lựa chọn ai là người chồng lý tưởng cho mình.

Những củ khoai sung sướng

Ngỡ tưởng khí hậu nóng ẩm cùng với phong cách sống thoải mái đã tạo nên một cuộc sống tình dục hoang dại của người dân bản địa, song sự thật lại khiến nhiều người phải mắt tròn mắt dẹt ngỡ ngàng. Tất cả bí mật lý giải cho sự ham muốn cuồng nhiệt này đều ẩn chứa trong những củ khoai lang nhỏ bé trồng trên đảo. 

Đối với người dân Trobriand, khoai lang không chỉ là thứ lương thực quan trọng giúp duy trì đời sống mà còn giúp cho họ luôn tràn trề hưng phấn. Theo một vị bác sỹ trên đảo, những củ khoai lang trồng trong điều kiện thổ nhưỡng đặc biệt của đảo chẳng khác nào “thuốc tiên” vì nó có chứa một loại chất kích thích ham muốn làm “chuyện ấy”. Chất này đặc biệt có tác động mạnh mẽ đến phụ nữ nhưng lại hầu như không ảnh hưởng đến đàn ông. 

Chuyện cực kỳ thú vị: Nơi đàn bà cưỡng hiếp đàn ông
Mùa thu hoạch khoai trên đảo. 

Việc ăn khoai lang quanh năm đã tác động mạnh mẽ đến hành động của những người phụ nữ. Họ luôn tìm cách gợi tình hay ve vãn những người đàn ông, rồi sau đó đưa vào những cuộc giao hoan đầy hưng phấn. 

Đặc biệt, sau mỗi vụ thu hoạch khoai lang, khi bất cứ gia đình nào cũng sẵn có loại “thần dược” này trong bếp thì nhu cầu về tình dục lại được đẩy lên đến đỉnh điểm. Đối với đàn bà, bất kể già hay trẻ, có chồng hay chưa chồng, thì đây vẫn là khoảng thời gian họ ăn không ngon, ngủ không yên vì bị kích thích cao độ khiến họ phải tìm đàn ông để giải tỏa. 

Còn đối với những người đàn ông, đây là khoảng thời gian được sung sướng tận hưởng khoái lạc nhưng đồng thời cũng phải nếm trải những cay đắng và nhục nhã nếu không làm cho chị em thỏa mãn.

Chuyện cực kỳ thú vị: Nơi đàn bà cưỡng hiếp đàn ông
Khoai lang ở hòn đảo này có chất kích thích phụ nữ. 

Chiêu trò quyến rũ và đưa đàn ông vào tròng

So với những bộ lạc khác, những người phụ nữ thuộc các bộ lạc trên đảo Trobriand dường như là bậc thầy trong việc làm cho đàn ông chết mê chết mệt. Vào tháng Bảy, tháng Tám hàng năm, khi Lễ hội khoai lang được tổ chức để ăn mừng vụ mùa bội thu và cầu mong một vụ mùa tốt hơn vào năm sau, cũng là lúc những người phụ nữ tranh thủ đi tìm bạn tình để thỏa mãn nhu cầu về thể xác, thậm chí những cô gái chưa chồng có thể nhân dịp này để tìm bạn đời.

Duới ánh lửa bập bùng trên bãi biển, những cô gái bừng bừng sức sống nhảy những điệu múa cuồng nhiệt và liên tục thực hiện những cử chỉ gợi tình để mời gọi đàn ông. Những bầu ngực để trần được làm nổi bật trong ánh sáng mờ ảo của đêm tối bằng cách xoa dầu dừa và phấn hoa màu vàng. Vòng ba nóng bỏng cũng được các cô phô triệt để trong những điệu múa lắc lư quyến rũ với những chiếc váy ngẵn cũn cỡn tết từ cỏ khô. 

Chuyện cực kỳ thú vị: Nơi đàn bà cưỡng hiếp đàn ông
 

Vẻ đẹp hoang dại cùng thân hình bốc lửa của những cô gái khiến các chàng trai không thể cưỡng lại được. Và những cô gái đã đạt được ý đồ. Trong cơn sốt của sự phấn khích, một vài cặp đôi đưa nhau ra bãi biển đầy hân hoan. Một số cặp đôi khác đưa nhau vào những hang động thoáng đãng bên bờ biển, làm tình ngay trên nền cát trắng mịn.

Theo phong tục của bộ lạc, nếu một cô gái muốn lấy một chàng trai làm chồng thì tất cả những gì cô cần làm là phải đảm bảo rằng chàng trai vẫn ở chung giường với cô cho tới lúc bình minh. Các cô gái thường được mẹ mình truyền cho nhiều mánh khóe để giữ chân người đàn ông mình muốn. Họ có thể đánh thuốc mê chàng trai để anh ta ngủ li bì hoặc đơn giản là vắt kiệt sức của anh ta sau một đêm “hoạt động” không ngừng nghỉ. Khi gặp những cô gái như vậy, các chàng trai chỉ còn biết ngậm ngùi lấy nàng về làm vợ.

Quyến rũ không được thì… cưỡng hiếp

Lễ hội là cơ hội tuyệt vời giúp những người đàn bà “khát tình” tìm được đàn ông để thoả mãn dục vọng, tuy nhiên không phải lúc nào họ cũng gặp may bởi họ phải cạnh tranh với rất nhiều thiếu nữ xinh đẹp, bừng bừng nhựa sống. Cái khó ló cái khôn, những người phụ nữ buộc phải nghĩ ra một cách táo bạo mà mới nghe thôi nhiều người chắc hẳn phải sởn gai ốc đó là cưỡng hiếp đàn ông.

Khi những người phụ nữ đang sung sướng hít hà mùi thơm của đất mới và cầm trên tay những củ khoai mới dỡ còn bụ sữa thì những người đàn ông phải sống trong tâm trạng lo âu thấp thỏm. Bản năng đàn ông yếu ớt mách bảo họ sẽ được sung sướng vì những cuộc mây mưa với những người đàn bà cuồng nhiệt, trong khi đó, ý chí đưa ra những cảnh báo nghiêm khắc về những hình phạt nhục nhã nếu họ không thể làm cho chị em được thỏa mãn.

Chuyện cực kỳ thú vị: Nơi đàn bà cưỡng hiếp đàn ông
Phụ nữ ngực căng tròn rất kém hấp dẫn. 

Bất kể ngày hay đêm những anh chàng thổ dân luôn sống trong nỗi sợ hãi bị những nhóm phụ nữ mai phục. Thông thường những người phụ nữ sẽ tụ tập thành những nhóm từ 10 đến 30 người để thuận tiện cho việc “săn mồi”. 

Họ cải trang và nấp trong các bụi cây để rình bắt những người đàn ông bất cẩn đi ra đồng một mình hay đang đứng đợi xe bus. Nhân lúc người đàn ông thiếu sự phòng vệ, đám phụ nữ bất ngờ nhảy xổ ra khỏi bụi rậm, lao vào họ như những con thú khát mồi, rồi lôi đến nơi thuận tiện cho việc hành sự bất chấp sự phản kháng quyết liệt của nạn nhân. 
 
Chuyện cực kỳ thú vị: Nơi đàn bà cưỡng hiếp đàn ông
 

Đôi khi một nhóm năm, bảy người đàn ông cũng phải đầu hàng trước sự đông đảo và táo tợn của những cô gái thường ngày vốn chân yếu tay mềm.

Bản thân những người phụ nữ trong nhóm cũng phải tranh giành, đấu đá để chiếm được người đàn ông. Người chiến thắng sẽ mang anh chàng xấu số về nơi đã được chuẩn bị trước để “cưỡng hiếp” trong khi những người còn lại sẽ tiếp tục ngồi rình những người đàn ông khác. Đôi khi, đám phụ nữ cùng chia nhau miếng mồi ngon bằng cách bắt người đàn ông “phục vụ” tất cả các chị em trong nhóm. 

Theo phong tục trên đảo, hành động của những “yêu râu xanh” trên không hề bị quy kết vào bất cứ tội nào theo luật pháp hoặc đạo đức. 


Sung sướng hay ê chề nhục nhã?


Sau khi bị “làm nhục”, những người đàn ông này thường lén lút trở về làng và không dám gặp mặt ai trong một thời gian dài. Càng khó khăn hơn khi những người đàn ông này chỉ có thể âm thầm vượt qua nỗi đau trên mà không thể chia sẽ với bạn bè hay người thân bởi vì như vậy chẳng khác nào việc thú nhận mình là một kẻ yếu đuối và không thể làm chỗ dựa cho gia đình.

Một anh chàng thổ dân ngượng nghịu kể rằng anh đã bị cưỡng hiếp hai lần. Lần thứ nhất, anh đã có những trải nghiệm thật tuyệt vời. Nhưng lần thứ hai anh bị sốc hoàn toàn vì mọi việc khác hẳn với những gì đã xảy ra trước đó. 

Sau khi bị những phụ nữ đưa đến nơi hành sự, do không làm họ thỏa mãn nên anh đã bị những “yêu nữ” này dùng tay vặt trụi hoặc dùng răng cắn đứt lông mày và lông mi. Chưa kịp nguôi ngoai đau đớn, anh còn bị chị em đi tiểu lên người, sau đó mới được thả về làng trong bộ dạng nhếch nhác, tơi tả thảm hại. 

Mất một thời gian dài anh ta phải “án binh bất động” trong nhà chờ cho đến khi lông mày và lông mi mọc dài trở lại mới dám ra đường. Khi có lễ hội hoặc các việc lớn trong làng mà không thể vắng mặt, nạn nhân thường phải bôi nhọ nồi lên lông mày để ngụy trang. 

Việc bị cắn đứt lông mày, lông mi không chỉ xảy ra với anh chàng thổ dân xấu số trên mà còn xảy ra với hầu hết những nạn nhân của các vụ hiếp dâm khác. Những người phụ nữ dường như muốn trút hết những hận thù, những bất bình đẳng trong cuộc sống mà họ phải chịu đựng trong suốt một năm lên những gã đàn ông “vô tích sự” này.

Bí quyết có một vụ cưỡng hiếp thành công

Mặc dù bị mang tiếng đi cưỡng hiếp đàn ông, nhưng những người phụ nữ sẽ không đạt được mục đích của mình nếu người đàn ông đó tỏ ra không hứng thú với thân hình của họ. Để khiến đàn ông hào hứng với những cuộc tình chóng vánh này, phụ nữ trên đảo đã không quản ngại khó khăn, thậm chí đau đớn để có một thân hình theo đúng thị hiếu của đàn ông trên đảo. 
 
Chuyện cực kỳ thú vị: Nơi đàn bà cưỡng hiếp đàn ông
 

Có vẻ như gu thẩm mỹ của đàn ông nơi đây hơi khác lạ so với đàn ông hiện đại. Họ không thích những người phụ nữ có bầu ngực căng tròn mà thích một bộ ngực chảy dài như quả mướp. Theo tiêu chuẩn đánh giá sắc đẹp trên đảo Trobriand, phụ nữ ngực càng dài thì càng đẹp, thậm chí người có ngực dài nhất còn được phong làm hoa khôi của bộ lạc. 

Đối với đàn ông Trobriand, một người phụ nữ có ngực tròn như quả bóng hầu như không có cơ hội lọt vào mắt xanh chứ đừng nói đến chuyện quyến rũ hay ve vãn được họ. Thật đau khổ cho những anh chàng xấu số bị những người phụ nữ ngực căng tròn cưỡng bức bởi vì anh ta hoàn toàn không có lấy một chút cảm xúc. 

Vì lẽ đó, để chiều theo sở thích của đàn ông, ngay từ khi mới dậy thì, những thiếu nữ đã được bà, được mẹ truyền cho cách làm đẹp để hấp dẫn đàn ông. Các cô gái mới lớn phải đeo nhiều vật nặng trên ngực trong một thời gian dài, bất chấp những đau đớn về thể xác để có một bộ ngực hoàn hảo.

Khi vụ mùa thu hoạch khoai tới cũng là lúc các cô gái được hưởng những thành quả do những “bộ ngực mướp” mang lại. Nhiều chàng trai thậm chí còn mạnh mồm tuyên bố rằng họ muốn được những cô gái ngực dài cưỡng hiếp. Chẳng thế mà cho đến nay, “ngực mướp” vẫn là bí quyết hàng đầu được phụ nữ đảo Trobriand lưu truyền cho những thế hệ sau như một trong những cách khiến nạn nhân các vụ dâm hiếp trở nên phấn khích và hào hứng. 

Càng “yêu” nhiều, khoai càng ra nhiều củ

Người dân trên Đảo Tình Yêu có một niềm tin mạnh mẽ rằng việc làm tình của các đôi trai gái sẽ khiến cho khoai ra nhiều củ hơn. Không khó để có thể thấy những cặp đôi “yêu” ở bất cứ nơi đâu trên hòn đảo xinh đẹp này. Họ quấn lấy nhau trong những hang động, trên những phiến đã trong rừng, trên bãi biễn hay thậm chí là ngay ở trên ruộng khoai. 

Có cặp đến với nhau vì tự nguyện, cũng có cặp là kết quả của một vụ cưỡng bức nhưng ẩn chứa sau sự thô tục hân hoan ấy đều là mong ước về một vụ mùa bội thu và thắng lợi trong năm tới.

Mặc dù có tần suất họat động tình dục cao nhưng hầu như người dân đảo không nhiều hiểu biết về mặt khoa học đối với hoạt động này. Các cô gái vẫn ngây thơ tin rằng trẻ con được sinh ra từ suy nghĩ trong đầu người phụ nữ. Khi cô gái muốn làm mẹ, những suy nghĩ ngày sẽ xuất hiện, chạy dọc theo cơ thể người đàn bà và dừng lại ở tử cung rồi lớn dần lên thành em bé. 

Bất chấp những kiến thức mà các nhân viên y tế ra sức phổ biến và thuyết phục, những người dân trên đảo vẫn tin rằng không có bất kì sự kết nối nào giữa hành vi tình dục và việc thụ thai. Khi những thùng bao cao su được chở đến để tuyên truyền về tình dục an toàn, những anh chàng thổ dân cũng chẳng biết dùng làm gì ngoài việc thổi thành bong bóng và thả ra biển như một thú vui. 

Những quan niệm truyền thống cộng với sự thiếu kiến thức nghiêm trọng về tình dục là nguyên nhân khiến hàng năm người dân đảo “sản xuất” rất nhiều em bé. Những em bé này được nuôi lớn bằng những củ khoai bụ sữa trên đảo và lại cho ra đời những em bé khác. 

Đối với người dân đảo, dù cuộc sống vẫn còn nhiều khó khăn, khi nhắc đến Trobriand, không ai có thể quên câu chuyện thú vị về những củ khoai gây hưng phấn và những người đàn bà cưỡng hiếp đàn ông.

Lê Trang.

Cập nhật tiếp vụ hai phóng viên VOV bị hành hung ngày 24 tháng 4 tại Văn giang.

Những chi tiết chưa từng tiết lộ vụ nhà báo bị hành hung tại Văn Giang

Thứ tư 09/05/2012 15:20
(GDVN) -Bản tường trình của nhà báo Hán Phi Long hé lộ những chi tiết bất ngờ về cách hành xử của nhóm người mặc sắc phục công an hành hung anh và đồng nghiệp.
"Chúng tôi đến xã Xuân Quan vào khoảng 9h00 sáng, sau khi từ trên đê rẽ phải theo con đường bê tông đi vào trong làng, đi được khoảng mấy trăm mét, tôi thấy rất đông người dân đang đứng ngoài đường với vẻ mặt rất căng thẳng, chúng tôi không thể đi tiếp vào được. Sau đó tôi đã quay xe lại, để xe vào sâu trong một con ngõ nhỏ là cổng của 1 hộ dân, tôi khóa xe và lấy máy ảnh nhỏ du lịch mang theo.

Nhà báo Hán Phi Long trong chuyến công tác tại quần đảo Trường Sa
Khi ra đường tôi mới biết đây là đoạn đường cuối của thôn để ra cánh đồng. Đứng quan sát tôi thấy cách đó khoảng 25-30m, đối diện với những người dân là lực lượng cưỡng chế thi hành bao gồm công an mặc cảnh phục, cảnh sát hình sự có khiên đỡ và cả lực lượng mặc thường phục, (có người đeo băng đỏ, người không đeo), có người mang camera, máy ảnh quay phim.
Khi đó tôi thấy tình hình rất căng thẳng, một bên là vài trăm người dân (đứng ngoài đường trước cửa nhà văn hóa thôn 1). Một bên là hàng rào cảnh sát ngăn cản không cho mọi người ra đồng. 
Cảnh nhà báo Hán Phi Long bị đánh hội đồng

Do sợ khi đứng lẫn trong đám đông này kiểu gì cũng bị “tai bay vạ gió” vì rất hỗn loạn, tôi và anh Năm đã đi vào Nhà văn hóa thôn (đang ở giai đoạn hoàn thiện), cách đường có người dân tụ tập khoảng 30m, liền kề Nghĩa trang liệt sĩ là  nơi giáp ranh giữa khu dân cư với cánh đồng đang bị cưỡng chế. Chúng tôi đứng quan sát.

CẬN CẢNH VỤ HÀNH HUNG DÃ MAN HAI NHÀ BÁO TẠI VĂN GIANG (HƯNG YÊN) QUA ẢNH
Sau đó tôi lấy máy ảnh, ra đứng trên tường bao sân của nhà văn hóa đang xây dở để chụp 2 kiểu ảnh làm tư liệu. Lực lượng cưỡng chế từ phía cánh đồng và nghĩa trang liệt sĩ bắt đầu tiến lên.
Một nhóm cảnh sát và cảnh sát cơ động lúc này từ trong nghĩa trang liệt sỹ trèo qua tường rào, tiến về phía nhà văn hóa. Lúc này tôi vẫn đội mũ bảo hiểm màu trắng, tay cầm máy ảnh du lịch đứng tại hành lang nhà văn hóa không chụp ảnh nữa. Đi đầu nhóm cưỡng chế tiến về phía tôi đứng là hai công an, một anh thấp nhỏ đeo lon thượng úy đến bên tôi.

Một ai đó chửi và hỏi: “Đ. M thằng kia là thằng nào mà vào đây chụp ảnh?” Tôi trả lời ngay:“Tôi là phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam” 2 lần. Nhưng họ không nghe, rồi xốc nách tôi kéo về sát chân tường nghĩa trang liệt sĩ. Lúc này tôi nói lớn hơn, liên tiếp: “Tôi là nhà báo ở Đài Tiếng nói Việt Nam. Có gì các anh để tôi giải thích chứ sao lại lôi tôi thế này”? Liền đó, mấy công an viên và những người mặc thường phục khác lao vào, chửi: “Đ.M mày giải thích con mẹ mày à? Đấm chết con mẹ mày đi”.
Ngay sau đó nhà báo Nguyễn Ngọc Năm cũng bị đánh
Một người lao vào giật máy ảnh trên tay tôi, nhiều công an và người không mặc sắc phục lao vào dùng dùi cui, tay không đấm, đạp, vụt vào mặt, người tôi, lên gối vào ngực tôi, liên tiếp đấm đá, vụt tôi rất mạnh. Lúc này tôi đau quá, máu trên mặt chảy ướt hết áo và quần của tôi, tôi choáng váng gục ngã vào chân tường rào của nghĩa trang liệt sỹ. 

Mấy bà cụ đứng cạnh đó để xem vụ cưỡng chế thấy vậy mới hô hoán lên rằng, “sao đánh người vô cớ thế, đánh chết người ta rồi”…Thấy vậy, anh Năm lúc đó mới chạy ra và hô hoán nhiều lần: “Chúng tôi là nhà báo, sao các anh lại đánh chúng tôi? Chúng tôi là nhà báo, không được đánh …”.
Sau khi gục xuống đường, mấy công an kia bỏ tôi ra và lao về phía anh Năm đánh anh Năm, khi đó chỉ còn vài công an ở chỗ tôi, tôi đã bám theo mấy cụ già kia trốn vào trong một vườn cây gần đó.

CẬN CẢNH VỤ HÀNH HUNG DÃ MAN HAI NHÀ BÁO TẠI VĂN GIANG (HƯNG YÊN) QUA ẢNH
Thấy máu trên mặt tôi vẫn chảy rất nhiều, mấy bà cụ liền bảo là phải vào trạm xá gần đây để băng bó lại, không thể để thế được và đưa tôi đi vòng phía mấy vườn cây vào phía sau trạm xá. Vào đến nơi, tôi được mấy nữ nhân viên y tế ở đây sơ cứu, lau vết rách trên môi cho tôi và bảo “Chảy máu nhiều như thế thì nên nằm xuống nghỉ tí đi cho đỡ choáng váng đã”. Sau khi nằm khoảng 10 phút, tôi lấy điện thoại gọi cho anh Năm, nhưng gọi mãi không được.
Những người tham gia hành hung 2 nhà báo mặc sắc phục công an, mang theo gậy và đội sẵn mũ bảo hiểm
Lo cho anh Năm nên tôi lại đội mũ bảo hiểm vào và đi ra phía cổng trạm xá. Lúc này lực lượng cưỡng chế là công an, cảnh sát cơ động vẫn đứng rất đông ở đó, tôi thấy có một người đeo quân hàm thượng tá cảnh sát cơ động, tôi trình thẻ phóng viên Đài TNVN ra và nói: “Chúng tôi là phóng viên Đài TNVN xuống đây có 2 người, nhưng vừa rồi trong lúc chúng tôi bị công an đánh, có đồng chí Ngọc Năm là Trưởng phòng của tôi cũng bị đánh và hiện tôi không thể liên hệ được, các anh ở đây có thể liên hệ ra phía ngoài được hỏi cho tôi tình hình và đề nghị đừng đánh phóng viên nữa”. Ông thượng tá kia nói đang “như thế này thì không biết đâu, không giải quyết gì cả”, rồi quay đi.

CẬN CẢNH VỤ HÀNH HUNG DÃ MAN HAI NHÀ BÁO TẠI VĂN GIANG (HƯNG YÊN) QUA ẢNH
Lúc này tôi rất hoang mang và lo cho anh Năm, vì tôi đã thoát ra ngoài được còn anh Năm thì không thể liên lạc được, tôi quay vào trong trạm xá, ngồi đó một lúc. Tôi tiếp tục gọi điện thoại cho anh Năm, sau đó cũng thấy nhấc máy, anh Năm hỏi: “chú thế nào rồi, có bị bắt không? Tôi nói em trốn thoát rồi, không bị bắt. Anh Năm nói anh bị bắt, còng tay, đang trên xe thùng về công an huyện rồi. Em về ngay công an huyện để trình báo cho họ biết”
Sau khi bị đánh, anh Long ngã gục và được người dân địa phương cứu thoát, còn anh Năm bị còng tay và đưa về trụ sở Viện kiểm sát huyện Văn Giasng, Hưng Yên
Lúc này máu trên mặt tôi vẫn tiếp tục chảy ra, nhưng tôi cũng cố lại đi vòng qua sau một số vườn cây của những hộ dân ở đây, để ra ngoài đường (tôi thật sự lại bị bắt và đánh tiếp). Sau đó đi xuống công an huyện Văn Giang. Tại đây sau khi trình thẻ ở cổng công an cho người bảo vệ, tôi được chỉ vào trong  một phòng của đội cấp chứng minh nhân dân, tại đây tôi được một công an đeo quân hàm cấp úy tiếp. 

Tôi trình thẻ phóng viên, trình bày sự việc cho anh này, sau đó anh này bảo tôi ngồi đợi và vào báo cáo lãnh đạo. Anh này cầm thẻ phóng viên của tôi đi khoảng nửa tiếng, sau đó quay lại đưa cho tôi. Bảo đợi “sếp” làm việc.

CẬN CẢNH VỤ HÀNH HUNG DÃ MAN HAI NHÀ BÁO TẠI VĂN GIANG (HƯNG YÊN) QUA ẢNH
Tôi ngồi ở đó hơn 1 tiếng đòng hồ, không thấy ai nói gì, ra làm việc hay hướng dẫn tôi đi đâu. Lúc này tôi tiếp tục gọi điện thoại cho anh Năm và nói rằng: “Em đang ở công an huyện Văn Giang đây, anh ở đâu” anh Năm nói “anh đang bên Viện kiểm sát, em sang đây đi”. Tôi lại đi sang Viện kiểm sát, ngồi đợi ở đây một lúc. Tôi hỏi mấy nhân viên ở đây, họ nói “Có anh Năm đang ở đây và đang làm việc với cơ quan công an, anh cứ ngồi ngoài chờ đi”.
Tôi chờ khoảng gần 1 tiếng, thấy lâu quá tôi liều đi vào phòng nơi đang lấy lời khai của anh Năm. Lúc này có 1 viên công an đang ghi biên bản lời khai của anh Năm, thấy mặt mũi tôi máu me bê bết, sưng tấy nhiều chỗ, anh Năm nói “Đây là phóng viên Phi Long, bị công an đánh đến thế này đây”, lúc đó khoảng 12 giờ trưa.
Sau khi lấy lời khai của anh Năm xong, đến phần việc của bác sĩ vào kiểm thể (kiểm tra thương tích) thấy tôi như vậy, anh Năm đề nghị kiểm tra cho 2 người. Hai người được nói là bác sĩ đến kiểm tra tra thương tích, ghi biên bản xong. Lúc này trên mặt tôi máu vẫn rỉ ra khóe miệng; mặt mũi sưng phù nề, quần và áo đều dính nhiều vết máu. Sau đó, chúng tôi được “mời” đi bộ sang trụ sở Công an huyện Văn Giang.
Khoảng hơn 13 giờ, chúng tôi được mời ăn cơm hộp với công an. Tôi nói, bị đau, không thể há miệng được nên không thể ăn được cơm được, các anh cho tôi hộp sữa để tôi uống".
Sau đó, anh Năm và anh Long được tách ra đưa đến 2 phòng khác nhau để lấy lời khai.

Khoảng hơn 13 giờ, chúng tôi được mời ăn cơm hộp với công an. Tôi nói, bị đau, không thể há miệng được nên không thể ăn được cơm được, các anh cho tôi hộp sữa để tôi uống.

Đầu giờ chiều, tôi được một Đại úy (không đeo biển hiệu) giới thiệu tên Trưởng, Phòng Hình sụ công an Hưng Yên lấy lời khai của tôi.

Tôi được anh Trưởng hỏi “Ai cử các anh về đây làm việc, có giấy quyết định gì không?”. Trả lời, “Tôi được Trưởng phòng là lãnh đạo trực tiếp của tôi phân công về đây”. Hỏi ai cử trưởng phòng anh đi. Tôi nói bên chúng tôi làm việc rất nguyên tắc, cấp trên của Trưởng phòng cử đi”.

Anh Trưởng hỏi “Anh có thấy chúng tôi cắm biển cấm quay phim, chụp ảnh không?” Tôi trả lời “Không thấy! Và nếu có thì việc làm đó là không đúng luật, vì không ai cấm quay phim, chụp ảnh ở khu dân cư cả? Mặt khác, khi tôi đến thôn 1, phía sau những người tụ tập, thì mọi sinh hoạt vẫn diễn ra bình thường”.

Hỏi “Tỉnh Hưng Yên đã cấm báo chí, anh có biết không?”. Trả lời “Tôi không biết gì về quy định này, đến thời điểm hiện tại tôi chưa nhận được bất cứ văn bản nào, ai ký gửi đến cho các cơ quan báo chí. Nên tôi đến đây là hoàn toàn phù hợp và đúng theo Luật quy định”.

Hỏi “Hôm qua anh có đi dự buổi họp báo của tỉnh Hưng Yên không”. Tôi trả lời “Tôi không đi dự, có người khác nên tôi không biết”.

Hỏi “Sao đã cấm quay phim, chụp ảnh, anh còn chụp ảnh?”. Tôi trả lời “Khi đó tôi thấy phía người dân có những hành vi rất quá khích, ném gạch đá, chai xăng về phía lực lượng cưỡng chế, nhưng tôi thấy họ rất nhẫn nhịn chịu đựng mà không có phản ứng gì. Tôi chụp ảnh để làm tư liệu về việc người dân có những hành vi vi phạm nghiêm trọng để làm tư liệu khi cần thiết. Như vậy mục đích chụp ảnh của tôi là rất rõ ràng ”.

Hết phần lấy lời khai, theo đề nghị Công an đưa tôi đi chiếu chụp tại Trung tâm y tế Văn Giang. Yêu cầu này được chấp thuận vào cuối giờ chiều hôm đó. Chúng tôi được nhận lại tài sản như điện thoại, máy ảnh, các giấy tờ tùy thân. Trước đó, họ đã xóa mấy bức ảnh tôi chụp.

Sau khi tôi đi chiếu chụp về, anh Tiến (Thiếu tá, đội trưởng đội trọng án); Anh Hồng (thượng tá, Trưởng phòng Cảnh sát hình sự) đã xin lỗi chúng tôi về sự việc diễn ra buổi sáng. Ngay lúc đó anh Năm đã viết 1 bản kiến nghị lên lãnh đạo công an tỉnh Hưng Yên yêu cầu làm rõ vụ việc, anh Tiến đã tiếp nhận đơn và hứa chuyển cho lãnh đạo xem xét. Chúng tôi về đến cơ quan khoảng hơn 19 giờ ngày 24-04-2012. Tôi được anh Năm mua cho một chiếc áo sơ-mi để thay chiếc áo có nhiều vết máu, đứt khuy áo trước khi về nhà.

Những ngày sau, tôi phải nghỉ ở nhà điều trị vết thương và bớt căng thẳng. Chúng tôi rất bình tĩnh, cố gắng không để sự việc xấu thêm. Tuy nhiên, ngày hôm sau, trên rất nhiều trang mạng đã truyền nhau đoạn Clip công an đánh chúng tôi. Một số phóng viên báo khác đã biết, hai người bị đánh trong Clip là phóng viên VOV.

Trao đổi với phóng viên báo Giáo dục Việt Nam vào chiều 9/5, anh Long không giấu được sự xúc động: "Chính nhân dân là người cứu chúng tôi".

CẬN CẢNH VỤ HÀNH HUNG DÃ MAN HAI NHÀ BÁO TẠI VĂN GIANG (HƯNG YÊN) QUA ẢNH
Lăng Nguyễn