Dấu ấn lịch sử ?
Hôm rồi Phó thủ tướng Thiện Nhân đã tạo một dấu ấn mạnh với nhiều người khi kể lại một trong nhiều kỷ niệm của mình hồi bé - từng học bên chuồng trâu !
Có lẽ đối với các em, các cháu học sinh Thủ đô thì cái khái niệm " chuồng trâu" là hơi khó hiểu. Thậm chí đối với các em học sinh lứa 9 X ở các thành phố, thị xã cũng vậy, thế mới cần các em phải lao đi tìm hiểu, nghiên cứu cái khái niệm đó. Ô là, chuồng trâu là gì ? con trâu trong sách giáo khoa tiểu học giờ có màu gì trong ảnh, nó có 2 sừng hay 1 sừng, chân nó có mấy móng...? có đến 90 % số cháu ở Thủ đô nếu được hỏi những câu như vậy chắc chỉ trả lời được 2/ 10 là cùng.
Sáng này nghe đài VOV thấy một anh cán bộ Lào cai nói giọng xuôi oang oang : phổ cập tiểu học ở Lào cai đã đạt 95 %, có nơi đạt 98% ! các em đã tự động đến trường, không phải đi tìm học sinh như là các đại học ở dưới xuôi đang tìm sinh viên nữa. Mừng cho Lào cai cái đã, còn tin hay không tin thì đọc bờ lốc của Mai Thanh Hải là biết về các em Lào cai.
Ngày xưa nhà mình cũng từng nuôi trâu, chuyện thế này : hợp tác xã xét hoàn cảnh nhà nào nghèo quá, đông con - như nhà mình ông bà đẻ những 5 con mà đi học cách nhau có hai lớp thôi à - nên đã cho mượn một con trâu cái. Nhà mình nuôi để lấy phân, còn kéo cày và bừa thì không được dùng, cứ mỗi ngày lại có một bác nhân viên tổ cày đến lấy trâu mang đi, trưa lại mang về trả, chiều thì chị em mình thay nhau đi chăn nó và căt cỏ luôn.
Đến ba năm sau thì nó đẻ, theo qui định là nó đẻ đến con thứ 6 thì nhà mình được sở hữu con nghé. May quá nó đã đẻ 4 con trước khi về ở với nhà mình thế nên chỉ phải giao trả con thứ 5 cho hợp tác, con thứ 6 của nó thì được nhà mình nuôi và sở hữu, ơn đảng và nhà nước còn gì ?
Những năm 82 gì đó thì quê Ứng hòa nhà mình còn chưa có điện, nhà mình cũng dùng đèn dầu ma dút như nhà anh Nhân khi ấy, chị em mình học dưới đèn dầu leo lét và khét mù. Mùa bưởi thì chị em bảo nhau lấy hạt bưởi phơi khô để khi hết dầu còn có cái đốt bập bùng lên lấy ánh sáng để học, vui lắm.
Tuy nhiên chị em mình không được học bên cạnh chuồng trâu như anh Nhân, chỉ học trên lưng trâu là cùng. Lý do là : nhà mình được các Cụ để lại cho mảnh đất rộng đến 3 sào, ngôi nhà cấp 4 xây năm 75 chỉ hết một góc đất nhỏ, còn lại là vườn chuối, bưởi, mía và các loại cây khác. Chuồng trâu tít xa góc vườn chuối nên chỉ mình nó ở cùng muỗi thôi. Có thể nhà anh Nhân khi ấy đất chật hơn nhà mình chăng ?
Năm ngoái, khi đọc báo thấy rộn lên cảnh có đến 80 % số trường tiểu học đã xây đều không có nhà vệ sinh, có cái có thì hôi lắm vì thiếu nước, thiếu thông gió. Anh Nhân cũng từng làm gương là đi vào tận nhà vệ sinh của vài trường để kiểm tra mà không nghe báo cáo từ cấp địa phương, anh không bịt mũi nhưng tất nhiên đã nhắc cơ sở phải quan tâm hơn đến mấy việc này.
Hôm 21. 8 vừa rồi, chắc có anh nào mới nhận chức bên văn hóa đã tạo dấu ấn qua việc cho làm mấy cái sân khấu biểu diễn ở bờ hồ ? không hiểu là với mục đích gì, cho ai xem, kinh phí bao nhiêu, từ đâu ra...cái này bà con đang định làm thư gửi bác Đào nhà văn, bác ấy có nghề thanh tra để hỏi xem, nhà nước đang nghiêm ngặt trong vấn đề chống tham nhũng mà các anh ấy tiêu tiền dễ như móc trong túi ra vậy ?
Trời mưa, chủ nhật đó cũng chẳng phải ngày lễ, người dân đi xem thì chả được thông báo ở đâu. Mà nếu là cho dân xem thì sao lại cho công an đến nhà mình khuyên là bác đừng ra bờ hồ hôm nay ? xem trên nét chỉ thấy mấy cháu mặc áo xanh thanh niên xung phong gì đó xem thôi, liệu có được tiền không đây ? ờ, vô lý thật ! thế hóa ra bắc sân khấu rồi cho bọn múa, quảng cáo hàng hóa để đốt tiền ngân sách à ?.Không được, phải hỏi bác Đào làm cho ra nhẽ. Dấu ấn gì cái sân khấu với mấy cháu mặc đồ bó và sườn sám nhảy nhót rất phản cảm trước mặt Vua Lý.
Để tạo dấu ấn cho mình thực ra không khó, thế nhưng điều bất thường là có hàng loạt anh nhận chức xong nói luôn là : tôi không muốn tạo dấu ấn, tôi chưa có chương trình làm việc cụ thể, tôi chưa nhận bàn giao xong...chưa v.v... nghe giật mình. Đó cũng là dấu ấn chăng ? vâng, tôi cho đó cũng là cách PR cho mình bằng cách tạo dấu ấn : "không muốn tạo dấu ấn" !
Hôm rồi Phó thủ tướng Thiện Nhân đã tạo một dấu ấn mạnh với nhiều người khi kể lại một trong nhiều kỷ niệm của mình hồi bé - từng học bên chuồng trâu !
Có lẽ đối với các em, các cháu học sinh Thủ đô thì cái khái niệm " chuồng trâu" là hơi khó hiểu. Thậm chí đối với các em học sinh lứa 9 X ở các thành phố, thị xã cũng vậy, thế mới cần các em phải lao đi tìm hiểu, nghiên cứu cái khái niệm đó. Ô là, chuồng trâu là gì ? con trâu trong sách giáo khoa tiểu học giờ có màu gì trong ảnh, nó có 2 sừng hay 1 sừng, chân nó có mấy móng...? có đến 90 % số cháu ở Thủ đô nếu được hỏi những câu như vậy chắc chỉ trả lời được 2/ 10 là cùng.
Sáng này nghe đài VOV thấy một anh cán bộ Lào cai nói giọng xuôi oang oang : phổ cập tiểu học ở Lào cai đã đạt 95 %, có nơi đạt 98% ! các em đã tự động đến trường, không phải đi tìm học sinh như là các đại học ở dưới xuôi đang tìm sinh viên nữa. Mừng cho Lào cai cái đã, còn tin hay không tin thì đọc bờ lốc của Mai Thanh Hải là biết về các em Lào cai.
Ngày xưa nhà mình cũng từng nuôi trâu, chuyện thế này : hợp tác xã xét hoàn cảnh nhà nào nghèo quá, đông con - như nhà mình ông bà đẻ những 5 con mà đi học cách nhau có hai lớp thôi à - nên đã cho mượn một con trâu cái. Nhà mình nuôi để lấy phân, còn kéo cày và bừa thì không được dùng, cứ mỗi ngày lại có một bác nhân viên tổ cày đến lấy trâu mang đi, trưa lại mang về trả, chiều thì chị em mình thay nhau đi chăn nó và căt cỏ luôn.
Đến ba năm sau thì nó đẻ, theo qui định là nó đẻ đến con thứ 6 thì nhà mình được sở hữu con nghé. May quá nó đã đẻ 4 con trước khi về ở với nhà mình thế nên chỉ phải giao trả con thứ 5 cho hợp tác, con thứ 6 của nó thì được nhà mình nuôi và sở hữu, ơn đảng và nhà nước còn gì ?
Những năm 82 gì đó thì quê Ứng hòa nhà mình còn chưa có điện, nhà mình cũng dùng đèn dầu ma dút như nhà anh Nhân khi ấy, chị em mình học dưới đèn dầu leo lét và khét mù. Mùa bưởi thì chị em bảo nhau lấy hạt bưởi phơi khô để khi hết dầu còn có cái đốt bập bùng lên lấy ánh sáng để học, vui lắm.
Tuy nhiên chị em mình không được học bên cạnh chuồng trâu như anh Nhân, chỉ học trên lưng trâu là cùng. Lý do là : nhà mình được các Cụ để lại cho mảnh đất rộng đến 3 sào, ngôi nhà cấp 4 xây năm 75 chỉ hết một góc đất nhỏ, còn lại là vườn chuối, bưởi, mía và các loại cây khác. Chuồng trâu tít xa góc vườn chuối nên chỉ mình nó ở cùng muỗi thôi. Có thể nhà anh Nhân khi ấy đất chật hơn nhà mình chăng ?
Năm ngoái, khi đọc báo thấy rộn lên cảnh có đến 80 % số trường tiểu học đã xây đều không có nhà vệ sinh, có cái có thì hôi lắm vì thiếu nước, thiếu thông gió. Anh Nhân cũng từng làm gương là đi vào tận nhà vệ sinh của vài trường để kiểm tra mà không nghe báo cáo từ cấp địa phương, anh không bịt mũi nhưng tất nhiên đã nhắc cơ sở phải quan tâm hơn đến mấy việc này.
Hôm 21. 8 vừa rồi, chắc có anh nào mới nhận chức bên văn hóa đã tạo dấu ấn qua việc cho làm mấy cái sân khấu biểu diễn ở bờ hồ ? không hiểu là với mục đích gì, cho ai xem, kinh phí bao nhiêu, từ đâu ra...cái này bà con đang định làm thư gửi bác Đào nhà văn, bác ấy có nghề thanh tra để hỏi xem, nhà nước đang nghiêm ngặt trong vấn đề chống tham nhũng mà các anh ấy tiêu tiền dễ như móc trong túi ra vậy ?
Trời mưa, chủ nhật đó cũng chẳng phải ngày lễ, người dân đi xem thì chả được thông báo ở đâu. Mà nếu là cho dân xem thì sao lại cho công an đến nhà mình khuyên là bác đừng ra bờ hồ hôm nay ? xem trên nét chỉ thấy mấy cháu mặc áo xanh thanh niên xung phong gì đó xem thôi, liệu có được tiền không đây ? ờ, vô lý thật ! thế hóa ra bắc sân khấu rồi cho bọn múa, quảng cáo hàng hóa để đốt tiền ngân sách à ?.Không được, phải hỏi bác Đào làm cho ra nhẽ. Dấu ấn gì cái sân khấu với mấy cháu mặc đồ bó và sườn sám nhảy nhót rất phản cảm trước mặt Vua Lý.
Để tạo dấu ấn cho mình thực ra không khó, thế nhưng điều bất thường là có hàng loạt anh nhận chức xong nói luôn là : tôi không muốn tạo dấu ấn, tôi chưa có chương trình làm việc cụ thể, tôi chưa nhận bàn giao xong...chưa v.v... nghe giật mình. Đó cũng là dấu ấn chăng ? vâng, tôi cho đó cũng là cách PR cho mình bằng cách tạo dấu ấn : "không muốn tạo dấu ấn" !
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét