8 tháng 10, 2011

Luật, lý ông mèo - tội thông dâm xử nặng hơn tội buôn thuốc phiện.

Sau khi cách mạng về đến Chiềng Công, bà Sùng Thị Ly được giải phóng khỏi cuộc đời nô lệ. Bà được các anh trai (cũng là cán bộ cách mạng) đưa đi học, sau này qua nhiều lần chuyển công tác. Tháng 11/1961, ‘nàng A Mỵ’ làm Thẩm phán ở Tòa án Nhân dân tỉnh cho đến khi nghỉ hưu. Những câu chuyện khi ngồi ghế thẩm phán của bà ly kì không kém chuyện nàng A Mỵ.


Nghiêm trọng nhất là tội ngủ với vợ bộ đội
Vấn đề gì trong công tác xét xử ngày xưa bà phải giải quyết nhiều nhất?
Là những án mà trong khi chồng đang đi chiến đấu thì ở nhà vợ thông gian, thông dâm, và những vụ án xảy ra xung quanh câu chuyện đó. Sự việc vỡ ra là đưa ra xử để làm gương cho tất cả. Những việc như vậy nhiều lắm, không kể hết được. Có một số vụ ghê gớm tôi nhớ mãi.
Một anh bộ đội đi trong Nam, khi đó chưa giải phóng miền Nam nên anh ta chưa về, ở nhà có một anh cũng là bộ đội biên phòng địa phương cặp kè với cô vợ của anh bộ đội kia, làm cô ấy có thai. Hắn ta sợ mất chính trị nên đã đưa cô ấy vào trong hang và đánh chết cô gái ở trong ấy. Hai đứa còn đâm nhau trong đấy, nó đâm cô ấy chết, cô ấy đâm hắn ta thì không chết. Cuối cùng tòa đã xử hắn tù chung thân.
Còn có vụ, cũng ở Mộc Châu, cô gái ấy có chồng có con rồi nhưng chồng cũng đi xa, cặp bồ với 1 anh, nhưng nỗi niềm giằng xé thế nào mà họ rủ nhau 2 người cùng đi chết.
Cô gái ngỏ ý với anh bồ này rằng: em chưa nói với bà, cũng chưa nói với con. Anh này không cho cô ấy nói, vì cho rằng nếu nói rồi thì sẽ không đi được nữa. Thế rồi tối hôm đó 2 người đưa nhau đi, anh này cầm theo khẩu súng đi phía trước. Anh này định bắn chết cô ấy, nhưng khi bị anh này dồn đuổi thì cô này bị ngã vào cái hố, anh ta lấy súng đâm cô ta đến 8 phát. Anh ta nghĩ cô ấy chết rồi, nhưng trời chưa cho chết, sáng hôm sau cô ta lại dậy đi báo, thế là anh kia đi tù.
Ngày ấy buôn bán thuốc phiện nhiều, nhưng tội thuốc phiện tội chưa nặng như bây giờ. Khoảng những năm 1960 đến trước khi giải phóng miền Nam, tội thuốc phiện nặng cũng chỉ đến 4 hay 5 năm tù thôi.
Tội thông gian, thông dâm, hãm hiếp bị xử nặng hơn tội thuốc phiện, có khi xử đến 12, 15, 18 năm tù. Hồi ấy, hầu như đàn ông con trai đi chiến đấu hết, chỉ có những người không đủ sức khỏe thì mới ở nhà, chỉ còn lại đàn bà con gái ở lại nhà cày bừa thôi. Thường thì người con trai đi thông dâm với vợ của người khác bị xử tội nặng hơn.
Vụ án nào khiến bà nhớ nhất?
Có một ông Điệp ở Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cặp kè với một cô tên là Minh cũng ở Tuyên giáo Tỉnh ủy. Ông Đẹp cấm cô ấy đi lấy chồng. Cô ấy cũng đã phải đi nạo thai ở Hà Nội một lần rồi, ông Việt đăng ký nạo thai cho cô ấy, rồi ông Việt bảo là cô ấy bị người khác hãm hiếp.
Cô này chửa đến đứa thứ 2 thì uống thuốc sâu để muốn cho sẩy thai ra, nhưng cô ấy chết luôn. Chôn cô gái ấy được 6 tháng rồi thì người ta mới gói tất cả những thư từ của cô, trong đó có cả thư từ của anh Điệp và cô Minh gửi về cho bố mẹ cô Minh, thì họ mới biết thì ra là cô ta cặp với ông Điệp này, và ông Điệp đã đưa cô ấy đi phá một cái thai.
Thế là bố mẹ cô ấy kiện lên ban tuyên giáo Tỉnh ủy cho ông Điệp đi tù. Tôi nghiên cứu toàn bộ hồ sơ rồi, nhưng có một ông nói rằng "Mẹ mày không xử được vụ án này đâu. Ông Điệp là ông trẻ của cái nhà này, không nên xử".
Thế là tôi nghiên cứu xong rồi tôi cũng phải đưa cho người khác xử, ông ta bị 2 năm án treo. Xong hết 1 năm án treo và 1 năm thử thách. Ông ta bị mất chức bên Tỉnh ủy.
Bà Sùng Thị Ly
Nhà tôi đông khách hơn nhà già làng, trưởng bản
Công việc tư pháp ở vùng nhiều đồng bào thiểu số, dân trí không cao có khó khăn không? Người dân tộc hiểu về luật pháp như thế nào, khi bà làm việc với họ có những trở ngại nào lớn nhất?
Chúng tôi khi đó vừa đi học vừa đi ra công tác thôi. Chúng tôi đi học 1 tháng biết thủ tục về xử, rồi lại đi học 5 tháng, rồi cứ học mãi, nghiên cứu luật. Nếu những người không sâu xa, nhận thức không nhanh thì xử cũng không ra sao cả.
Có nhiều vụ họ đổ cho người này người kia kêu ma đến cắn nên họ mới bị đau, này khác.
Người Mèo có tục bắt vợ, cho nên có khi người con trai yêu và bắt người con gái, cô ấy phải đi lấy chồng nhưng bản thân cô ấy không có tình yêu thì khổ lắm.
Chồng chết thì vợ dù tài sản có nhiều, là do cả 2 vợ chồng làm ra, thì nếu đi lấy chồng khác cũng không được mang theo một thứ gì cả, không được mang con đi theo.
Cô em gái với tôi cũng thế, nhưng nó cũng hiểu biết. Cô ấy đi làm dâu, khi chồng chết thì cô ấy đã có 7 con trâu và 6 đứa con. Khi cô ấy đi tái giá cô ấy đã mang theo cả 7 con trâu và 6 đứa con. Từ đó người ta mới hiểu và thấy như thế là luật pháp.
Ngày xưa, người Thái có tục ở rể, phải ở rể 12 năm mới được về, có khi ở rể 6 tháng rồi vẫn phải về tay không, không được vợ.
Tôi vận động phải giải phóng  phụ nữ, khi đó tôi tuyên truyền luật pháp.
Đến khi người ta đã hiểu rồi, thì có một vụ như thế này: cô gái Mèo 18 tuổi tên là Cơ (tức là Trắng), người yêu nó yêu nhau được 2 hay 3 năm rồi, chuẩn bị lấy nhau. Nó bảo là: tôi biết là tối nay sẽ có người đến kéo tôi đi. Nếu anh đến kéo tôi đi thì tôi đi theo anh thì một mình anh kéo được tôi, nếu không chúng nó sẽ cướp tôi đi".
6 giờ sáng mẹ nó gọi "Cơ ơi, mày đi xem máng nước sao mà nước nó không về". Cơ đi xem máng nước, thì hóa ra là có 4 thanh niên đã tháo nước ra nên nước không về. Khi Cơ đến thì 4 thanh niên này ùa ra để kéo cô Cơ.
Thì ra có một thanh niên thích cô này mà cô này không yêu. Anh ta bèn lên kế hoạch để bắt cô ta về làm vợ. Kéo đến 9 giờ sáng mà cô này không chịu đi. Bố mẹ cô này cũng không biết để mà kéo cô ta lại. 4 thanh niên kia cũng không buông không tha.
Cô Cơ cũng thông minh, cô ấy bảo: ừ, chúng mày không tha tao thì tao đi theo chúng mày, tao về nhà chúng mày, nhưng 3 ngày nữa tao lại về rồi theo đến nhà bọn kia. 3 ngày sau người ta cho về thăm bố mẹ, thế là Cơ cùng với người yêu nó tìm đến chỗ tôi kiện nhà kia.
Tôi giải quyết. Tôi bảo rằng cô này yêu anh này thì phải cho lấy người yêu nó, chứ không cho bọn này vác. Bọn nó bảo: "Tại sao không được vác. Chúng tôi sẽ đánh chết 2 vợ chồng ấy". Tôi nói: "Chúng mày muốn chết à, chúng mày muốn đi tù à. Chúng mày đánh chết nó thì nó chết rồi, nhưng Nhà nước không để chúng mày yên đâu. Cho nên chúng mày im cái mồm đi. Không tán được người ta thì không được giết người ta đâu, giết người ta rồi Nhà nước sẽ giết chúng mày nữa đấy".
Thế là hết. Chuyện này cũng không cần mở phiên tòa. Nhà tôi hồi ấy, mỗi tối người Mèo từ bao nhiêu nơi có bao nhiêu việc tìm đến già làng trưởng bản rồi, cũng phải tìm đến tôi. Có khi người nhà tôi phải chịu khó nấu cơm cho họ ăn, còn tôi có khi phải tiếp khách đến 12 giờ đêm.
Bây giờ tục cướp vợ có còn tồn tại không và được giải quyết thế nào?
Bây giờ trên vùng cao họ tiến bộ lắm rồi, người dân hiểu biết hết rồi. Nếu cô gái yêu anh này, thì anh ấy kéo tay một tí, cô ấy trèo lên xe máy về làm vợ, tức là có tình yêu, chứ không phải tùy tiện bắt vợ mà được. Cô gái về nhà trai 3 ngày rồi thì nhà trai làm mâm cơm cúng Giàng về nhà gái, nói rằng con trai chúng tôi đã bắt được cô gái này về từ ngày nào ngày nào, rồi thì chúng tôi tổ chức cưới, rồi họ làm cơm mời xóm giềng.
Cũng có những trường hợp có những anh vẫn "cưỡng chế" nhưng cô ấy không đồng ý cô ấy chửi chứ, cô ấy đánh cho toạc cả gáy ra.

 Nguon : TVN

Trung Quốc lại dọa đánh Việt Nam !

 Nguyễn Trọng Vĩnh


1. Trước hết phải nói ngay rằng Trung Quốc không có quyền gì ở Biển Đông

Việt Nam có đầy đủ tư liệu lịch sử và pháp lý về 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Ngay cả một số bản đồ Trung Quốc vẽ trước đây cũng coi Hoàng Sa là của Việt Nam. 200 hải lý trên biển Đông là vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đúng theo công ước quốc tế về luật biển 1982 của L.H.Q còn Trung Quốc thì không đưa ra được cứ liệu lịch sử nào có giá trị đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Chỉ dựa vào cái “lưỡi bò” do chính quyền Tưởng Giới Thạch vẽ ra một cách phi pháp bị thế giới bác bỏ. Trung Quốc chỉ cậy thế nước lớn to mồm tuyên bố chủ quyền có tính chất ăn cướp đối với vùng biển và hải đảo của các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Chính vì thế mà Trung Quốc rất sợ quốc tế hóa và đàm phán đa phương vì Trung Quốc sẽ không có lý lẽ gì để nói, một mực đòi đàm phán song phương để dễ bề ăn hiếp hoặc mua chuộc đối phương, Trung Quốc không có quyền gì ở Biển Đông thế mà những chuyên gia của Trung Quốc cũng như Long Tao lại nói ngược là Việt Nam, Philipin, Malaysia... “xâm chiếm” đảo của Trung Quốc. Kẻ cướp hung khí đầy mình xông vào nhà người ta ăn cướp lại đổ cho chủ nhà là cướp của!

2. Nhà cầm cuyền Trung Quốc thường xoen xoét nói hữu nghị với Việt Nam nhưng luôn đánh và uy hiếp Việt Nam, gần đây lại dọa đánh Việt Nam nữa

Đã có biết bao lời “hữu nghị”, “nghĩa tình” do các nhà cầm quyền Trung Quốc nêu ra: nào “cùng chung lợi ích”, “môi hở răng lạnh”, nào là phương châm “16 chữ”, tinh thần “4 tốt”, nào là “tinh thần đồng chí anh em”, v.v. Nhưng thực tế diễn biến từ trước đến nay như thế nào: năm 1974, Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam lúc đó do Chính phủ Việt Nam cộng hòa quản lý và đóng giữ; Năm 1979, Trung Quốc huy động hàng chục vạn quân bắn giết nhân dân và tàn phá các tỉnh biên giới của Việt Nam mà Đặng Tiểu Bình gọi là “dạy cho Việt Nam một bài học” (chính cuộc bắn giết và tàn phá này đã xóa hết món nợ Trung Quốc giúp Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến trước đây); 1984, Trung Quốc bắn giết hàng trăm binh sĩ của Việt Nam để chiếm cao điểm 1509 nằm trong huyện Vị Xuyên thuộc tỉnh Hà Giang của Việt Nam; Năm 1988 đánh đắm tàu tiếp tế, giết hại 64 binh sĩ Việt Nam ở rường Sa; Từ sau khi lập lại quan hệ bình thường, biết bao nhiêu lần tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá, bắn giết ngư dân Việt Nam, bắt tàu cá của ngư dân hoạt động trong vùng biển của mình, tịch thu ngư cụ, tài sản, đòi tiền chuộc, tàu “hải giám” Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cấm, đuổi ngư dân Việt Nam đánh cá, triệt đường làm ăn sinh sống của họ, cắt cáp tầu Bình Minh 2, phá cáp tàu Viking II, phá các cuộc liên doanh thăm dò dầu khí trong vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam.
Báo Trung Quốc thường xuyên lăng mạ nói nào là bọn Việt Nam “vong ân bội nghĩa”, nào là “bọn tiểu nhân, ty tiện Việt Nam”, “Bọn lang sói Việt Nam”, v.v.
Ngày 17/6/2011, một tờ báo Trung Quốc vu cáo “Việt Nam khiêu khích Trung Quốc” , “Chiếm đóng đảo nhiều hơn”, “Bắt buộc” Việt Nam trả lại những đảo đã xâm chiếm, nếu không chịu thì sẽ tấn công xua đuổi, kẻ nào dám phản kháng sẽ “kiên quyết diệt trừ”... “Nếu Việt Nam làm đầu têu thì phải đánh cho chúng không kịp trở tay. Hãy giết hết bọn giặc Việt Nam để làm vật tế cờ cho trận chiến Nam Sa” (Báo điện tử Trung Quốc binh khí đại toàn). Gần đây nhất, tờ Thời báo Hoàn cầu, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đăng bài kêu gọi đánh Việt Nam và Philippin... trong đó có những đoạn: “Việt Nam “xâm phạm” đảo Nam Sa (Trường Sa) của Trung Quốc và đòi hỏi chủ quyền với đảo Tây Sa (Hoàng Sa), đã đến lúc sử dụng vũ lực ở biển Đông”...; “Biển Đông là nơi tốt nhất để tiến hành chiến tranh”...; “dạy cho Việt Nam và Philipin bài học đạo đức bằng vũ lực”...; “Cuộc chiến nên tập trung tấn công vào Philipin và Việt Nam, là 2 nước gây rối nhất để đạt được hiệu quả “giết những con gà để dọa bầy khỉ”.
Đấy, “hữu nghị” của Trung Quốc đối với Việt Nam là như thế đấy! Chỉ có những ai khờ khạo mới tin những lời đường mật, lừa bịp, đạo đức giả của những người nắm quyền ở Trung Quốc thôi.
3. Chưa phải là thời cơ để Trung Quốc gây chiến tranh đánh Việt Nam và Philipin

Lâu nay cũng như trong sách trắng Trung Quốc thường nêu “Trỗi dậy hòa bình”, “nước lớn có trách nhiệm”, v.v. Nay nếu Trung Quốc gây chiến tranh với Việt Nam và Philipin thì cái “mặt nạ hòa bình” sẽ rơi xuống trước mặt thế giới, bộ mặt đạo đức giả phơi ra. Trung Quốc thường nói: “Trung Quốc mạnh lên nhưng “không xưng bá” nhưng làm sao giấu được trên thực tế chủ nghĩa bành trướng, bá quyền diễn ra khắp nơi. Trong điều kiện toàn cầu hóa, vì lợi ích kinh tế, các nước phải làm ăn hoặc hợp tác với Trung Quốc, một thị trường hơn 1 tỷ dân, nhưng trong thâm tâm họ đều không ưa gì tư tưởng bá quyền của Trung Quốc, đều cảnh giác với “mối đe dọa từ Trung Quốc”, đều cảnh giác cao độ với “chủ nghĩa bành trướng Đại Hán”. Hơn nữa Trung Quốc hiện đương cô lập trước thế bao vây từ Hàn Quốc, Nhật Bản, qua Đài Loan xuống Đông Nam Á, Australia, sắp móc qua cả Ấn Độ.
Trên một số tờ báo Hồng Kông gần đây như Đại công báo, Văn hối, Đông phương nguyệt san, phòng vệ Hán Hòa dẫn lời của “các chuyên gia quân sự Trung Quốc cho rằng còn nhiều “rào cản” đối với Trung Quốc: rào cản chính trị, rào cản quân sự, rào cản địa lý, rào cản chiến thuật... nếu Trung Quốc áp dụng hành động quân sự tại biển Đông, cái giá phải trả sẽ rất đắt”.
Nội tình Trung Quốc hiện tại còn có biết bao nhiêu vấn đề: Tây Tạng, Tân Cương, Nội Mông vẫn tiềm ẩn yếu tố bất ổn, hàng vạn cuộc biểu tình đã xảy ra ở các tỉnh Tây Bắc Trung Quốc, không khí bất mãn xã hội bao trùm nhiều nơi. Cứ có việc gì xảy ra đụng đến người dân là hàng ngàn người tụ tập ngay lập tức phản đối các nhà chức trách, các cuộc đánh bom cơ quan hành chính cũng từng xảy ra.
Trong bối cảnh quốc tế và nội tình Trung Quốc như hiện nay, nếu giới cầm quyền Trung Quốc gây chiến tranh thì không biết điều gì sẽ xảy ra?
4. Hoàn cầu thời báo dọa đánh, chỉ người nhát gan mới sợ, nhân dân Việt Nam không sợ
Là nước nhỏ, từ trước đến nay Việt Nam chưa hề khiêu khích nước lớn Trung Quốc. Việt Nam cũng không muốn đối đầu quân sự với Trung Quốc. Nếu Trung Quốc cậy mạnh đánh Việt Nam thì toàn dân Việt Nam đoàn kết một lòng kiên quyết đánh trả. Biết rằng hải quân Trung Quốc mạnh hơn hải quân Việt Nam, vũ khí, phương tiện hiện đại Trung Quốc hơn Việt Nam nhưng ưu thế về lực lượng và vũ khí phương tiện không nhất định thắng. Thời thực dân Pháp trở lại xâm lược Việt Nam, Pháp có đủ tàu chiến, máy bay, xe tăng, Việt Nam thì không hề có những thứ đó. Cuối cùng Pháp đã thất bại. Thời kháng chiến chống Mỹ, tuy Việt Nam cũng có xe tăng, máy bay, tên lửa, pháo phòng không, pháo mặt đất, v.v. nhưng so với Mỹ thì Mỹ có ưu thế gấp nhiều lần về số lượng và chất lượng vũ khí phương tiện hiện đại, cuối cùng Mỹ cũng chịu thất bại mà rút quân. Kết quả của chiến tranh không chỉ phụ thuộc vào vũ khí mà còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác. Thiên thời, địa lợi, nhân hòa, cả 3 điều này hiện tại Trung Quốc không có. Thắng, bại còn tùy thuộc vào chiến lược, chiến thuật, tùy thuộc ý chí bất khuất kiên cường của quân, dân và tính thần dũng cảm và sáng tạo của chỉ huy, tài thao lược của tướng lĩnh. Những điều này Việt Nam đã chứng minh từ xa xưa đến cận đại. Việt Nam đã có truyền thống và kinh nghiệm “lấy ít địch nhiều”, “lấy nhỏ thắng lớn”, lấy “chính nghĩa thắng hung tàn”. Ai dọa Việt Nam cũng không sợ !
N. T. V.

 Tác giả gửi cho Boxitvn.

 Nguồn : Boxitvn  Blog

Xem Tổng thống nói chuyện với học sinh mà thương con mình.

Barack Obama
28-09-2011

 Tổng thống Obama đang nói chuyện với học sinh. Ảnh : Lê Dũng - chụp từ màn hình.
Thưa Tổng thống Mỹ, con gái tui còn đang phải đi dưới nắng hè bỏng rát để phản đối anh bạn láng giềng Tàu khựa xâm lược, chưa được yên thân để học bài đâu. Ảnh : Lê Dũng
( Mời coi Clip rõ nét bên nhà Basam)
Xin cám ơn. (Vỗ tay). Xin cám ơn rất nhiều. Xin mời các vị an tọa. Xin cám ơn chủ tịch (ý nói cô Donae, có lẽ là chủ tịch hội học sinh -ND), đây là bài giới thiệu rất hay. (Cười). Chúng ta rất tự hào về Donae vì cô đã có một bài giới thiệu rất hay về trường học này.
Ngoài ra, tôi muốn cám ơn bà hiệu trưởng nổi tiếng của các cháu, bà đã làm việc ở đây 20 năm – ban đầu là cô giáo và bây giờ là một hiệu trưởng nổi tiếng – đấy là bà Anita Berger. Xin một tràng pháo tay nồng nhiệt để chúc mừng bà. (Vỗ tay). Tôi cũng muốn cám ơn ông Gray, thị trưởng Washington, D.C. cũng có mặt ở đây. Xin một tràng pháo tay nồng nhiệt để chào mừng ông. (Vỗ tay). Và tôi muốn được cám ơn người sẽ đi vào lịch sử như là một trong những vị bộ trưởng giáo dục tuyệt vời nhất của chúng ta, đấy là ông Arne Duncan, cũng có mặt ở đây. (Vỗ tay).
Tôi rất vui mừng được có mặt tại trường phổ thông trung học Benjamin Banneker, một trong những trường phổ thông trung học tốt nhất, không chỉ của Washington D.C mà còn trên phạm vi toàn quốc nữa. Học sinh cũng đến từ mọi miền đất nước. Vì vậy mà tôi muốn chúc mừng tất cả các cháu nhân dịp năm học mới mặc dù tôi biết rằng nhiều cháu đã tựu trường một thời gian rồi. Tôi biết rằng ở Banneker các cháu đã tựu trường được vài tuần rồi. Bởi vậy mọi thứ đều dần dần ổn định, giống như tất cả những người bạn cùng trang lứa với các cháu trên tất cả các địa phương trong nước. Kì thể thao mùa thu đã được khởi động. Những buổi biểu diễn âm nhạc và diễu hành cũng sắp bắt đầu, tôi tin là như thế. Những bài kiểm tra và những dự án lớn đầu tiên cũng có thể sẽ diễn ra trong nay mai.
Tôi biết rằng các cháu còn có nhiều hoạt động ở bên ngoài trường học. Bạn bè của các cháu có thể cũng thay đổi ít nhiều. Những vấn đề trước đây thường bị bó hẹp trong những sảnh đường hoặc phòng thay đồ tập thể thao hiện đang tìm đường vào Facebook và Twitter. (Cười). Một số gia đình của các cháu chắc cũng cảm thấy sự khó khăn của nền kinh tế. Nhiều cháu cũng đã biết, chúng ta đang phải trải qua một trong những giai đoạn kinh tế khó khăn nhất trong cuộc đời của chúng ta – trong cuộc đời của tôi. Các cháu đang còn trẻ. Và kết quả là các cháu có thể phải làm thêm sau giờ học để giúp đỡ gia đình hoặc có thể phải trông em khi bố hoặc mẹ các cháu đi làm thêm.
Nghĩa là các cháu có nhiều việc phải làm. Các cháu trưởng thành nhanh hơn và tương tác với một thế giới rộng lớn hơn theo cách mà các thế hệ những người có tuổi như tôi, thành thật mà nói, đã không phải làm. Bởi vậy, ngày hôm nay, tôi không muốn sắm vai một người trưởng thành đứng lên và rao giảng như thể các cháu chỉ là trẻ con – bởi vì các cháu không còn là trẻ con nữa. Các cháu là tương lai của đất nước này. Các cháu là những nhà lãnh đạo trẻ. Và đất nước của chúng ta thụt lùi hay tiến lên phụ thuộc một phần lớn vào các cháu. Vì vậy tôi muốn nói với các cháu một chút về trách nhiệm đó.
Rõ ràng là trách nhiệm đó bắt đầu bằng việc trở thành học trò giỏi nhất theo khả năng của các cháu. Điều đó không có nghĩa là các cháu phải có điểm số cao nhất trong mọi bài tập. Điều đó không có nghĩa là lúc nào chúng cháu cũng là học sinh suất sắc (dịch thoát ý thuật ngữ straight A’s – ND), dù đó không phải là một mục đích tồi. Điều đó có nghĩa là các cháu phải cố gắng. Các cháu phải quyết tâm và kiên nhẫn. Điều đó có nghĩa là các cháu phải làm việc chăm chỉ như thể các cháu biết phải làm việc như thế nào. Và điều đó có nghĩa là đôi  khi các cháu phải liều lĩnh. Các cháu không nên né tránh những môn học mà các cháu thấy khó vì sợ rằng không thể giành được điểm tốt, nếu đó là môn học mà các cháu nghĩ là sẽ cần đối với việc chuẩn bị cho tương lai của các cháu. Các cháu phải biết ngạc nhiên. Phải biết chất vấn. Phải khám phá. Và đôi khi các cháu phải vượt ra ngoài các khuôn sáo cũ.
Đấy chính là mục đích của trường học: khám phá những niềm đam mê mới, học những kĩ năng mới, sử dụng thời gian quý giá này để chuẩn bị cho bản thân và rèn luyện những kĩ năng mà các cháu cần để theo đuổi sự nghiệp mà các cháu thích. Và đó là lí do tại sao khi còn là một học sinh các cháu có thể thăm dò những khả năng rất khác nhau. Giờ này các cháu có thể trở thành một họa sĩ; giờ sau, cháu là một nhà văn; giờ sau nữa, là một nhà khoa học, một nhà sử học hay một người thợ mộc. Đây là khoảng thời gian để các cháu  tìm kiếm những mối quan tâm mới và kiểm tra những ý tưởng mới. Và càng tìm kiếm nhiều các cháu càng sớm tìm ra những điều làm cho các cháu trở nên sống động, những điều làm các cháu đứng ngồi không yên, làm các cháu phấn khích – tìm ra nghề nghiệp mà cháu muốn theo đuổi.
Bây giờ, nếu các cháu hứa không nói với ai thì tôi sẽ kể cho các cháu nghe một bí mật: khi còn học phổ thông, cũng như trung học, không phải lúc nào tôi cũng là học sinh giỏi nhất theo khả năng của mình. Không phải môn nào tôi cũng thích. Không phải lúc nào tôi cũng chú tâm vào học hành như đáng lẽ phải thế. Tôi nhớ khi tôi học lớp tám, tôi phải học một môn gọi là đức dục. Đức dục là về những điều đúng sai, nhưng nếu các cháu hỏi tôi lúc học lớp 8 tôi thích môn gì thì tôi sẽ trả lời là bóng rổ. Tôi không nghĩ đức dục lại nằm trong danh mục những môn học yêu thích của tôi.
Nhưng đây mới là điều thú vị. Sau đó, lúc nào tôi cũng nhớ cái môn đức dục này. Tôi vẫn nhớ cách nó khiến tôi phải suy nghĩ. Tôi vẫn nhớ khi bị hỏi những câu đại loại như: Trong cuộc sống, cái gì là quan trọng? Hoặc như thế nào là coi trọng nhân phẩm và tôn trọng người khác? Sống trong một quốc gia đa sắc tộc – nơi không phải ai cũng trông giống như các cháu, suy nghĩ giống các cháu hoặc xuất thân từ những vùng lân cận với các cháu – nghĩa là thế nào? Chúng ta tìm cách sống chung với mọi người như thế nào?
Mỗi một câu hỏi như thế lại dẫn tới những câu hỏi mới. Và không phải lúc nào tôi cũng trả lời đúng, nhưng những cuộc thảo luận và quá trình khám phá đó là những gì còn lại mãi. Hôm nay tôi vẫn còn nhớ những chuyện đó. Mỗi ngày tôi đều nghĩ về những vấn đề đó khi tôi tìm cách lãnh đạo đất nước này. Tôi vẫn hỏi những câu hỏi tương tự về việc chúng ta, một quốc gia đa sắc tộc, phải chung sống với nhau như thế nào để giành lấy những điều chúng ta cần phải giành? Làm thế nào để bảo đảm rằng mỗi người đều được đối xử với sự tôn trọng và nhân phẩm? Chúng ta phải có những trách nhiệm gì đối với những người kém may mắn hơn chúng ta? Làm sao để tất cả đồng bào của chúng ta đều là con em một nhà của nước Mĩ?
Đó là tất cả những câu hỏi bắt nguồn từ môn học hồi lớp tám đó của tôi. Và xin nói một điều như thế này: ngay cả tới bây giờ, không phải lúc nào tôi cũng biết được những câu trả lời cho tất cả những câu hỏi đó. Nhưng, nếu lúc đó tôi bỏ môn học nghe có vẻ chán ngắt này thì chắc hẳn là tôi đã bỏ lỡ một điều gì đó, đã lỡ chính cái điều không chỉ đã làm tôi vui mà còn rất có ích trong phần còn lại của cuộc đời mình.
Vì vậy, trách nhiệm của các cháu là phải thử. Chấp nhận rủi ro. Thử nghiệm những điều mới mẻ. Làm việc chăm chỉ. Đừng thất vọng nếu các cháu không giỏi ngay lập tức. Các cháu không thể giỏi mọi thứ ngay lập tức được. Đó chính là lí do tại sao cháu phải đi học. Tuy nhiên, vấn đề là các cháu cần tiếp tục mở rộng những chân trời và ý thức được khả năng của mình. Đây chính là lúc các cháu làm điều đó. Hơn nữa, đấy cũng chính là những điều khiến trường học thêm thú vị.Trong tương lai, điều đó sẽ trở thành những phẩm chất giúp các cháu thành công, và đồng thời, cũng là những phẩm chất sẽ đưa các cháu tới việc phát minh ra một thiết bị làm cho iPad trông chẳng khác gì một phiến đá. Hoặc nó sẽ giúp các cháu tìm ra cách thức sử dụng nắng và gió để cung cấp năng lượng cho thành phố và đem đến cho chúng ta những nguồn năng lượng mới, ít ô nhiễm hơn. Hoặc các cháu sẽ viết cuốn tiểu thuyết vĩ đại tiếp theo của nước Mĩ.Để làm hầu như bất kì việc gì trong số những công việc tôi vừa nói, các cháu không chỉ cần học hết phổ thông – và tôi biết là tôi có lí, tôi đang đứng cạnh bà hiệu trưởng Berger ở đây  – các cháu không chỉ phải học hết phổ thông mà còn phải tiếp tục học lên cao nữa, sau khi rời khỏi ngôi trường này. Các cháu không chỉ phải tốt nghiệp, mà các cháu phải tiếp tục học sau khi đã ra trường.
Và với nhiều người trong số các cháu, điều đó có nghĩa là học bốn năm đại học. Tôi vừa nói chuyện với Donae, cô ấy muốn trở thành kiến trúc sư. Hiện tại, cô đang thực tập tại một công ty kiến trúc, và cô đã chấm được trường cô sẽ theo học rồi. Đối với một vài người khác, đó có thể là một trường cao đẳng cộng đồng, một chứng chỉ nghề hoặc một khóa đào tạo. Nhưng vấn đề là hơn 60 % công việc trong thập kỉ tới sẽ đòi hỏi nhiều hơn là bằng tốt nghiệp phổ thông – hơn 60 %. Đó chính là thế giới mà các cháu sắp bước chân vào.
Vì vậy, tôi muốn tất cả các cháu sẽ đặt ra mục tiêu cho mình là tiếp tục học tập sau khi đã ra trường. Và nếu điều đó đối với các cháu có nghĩa là trường đại học, thì vào trường thôi cũng chưa đủ. Các cháu còn phải tốt nghiệp. Một trong những thử thách lớn nhất mà chúng ta gặp lúc này là có quá nhiều thanh niên ghi danh vào các trường đại học nhưng cuối cùng lại không tốt nghiệp và hệ quả là đất nước của chúng ta, đất nước đã từng có tỉ lệ những thanh niên có bằng đại học cao nhất thế giới, hiện tại đang tụt xuống vị trí thứ 16. Tôi không thích vị trí số 16. Tôi thích là số một. Nhưng thế cũng chưa đủ. Chúng ta phải làm sao để đảm bảo rằng thế hệ của các cháu sẽ đưa đất nước này trở lại vị trí đứng đầu về số lượng những người tốt nghiệp đại học, tính theo đầu người, so với bất kì nước nào khác trên trái đất này.
Nếu chúng ta làm được điều đó, các cháu sẽ có một tương lai tươi sáng hơn. Và nước Mĩ cũng vậy. Chúng ta có thể đảm bảo rằng những phát minh mới nhất và những đột phá mới nhất sẽ diễn ra ở đây, ở nước Mĩ này. Điều đó cũng có nghĩa là công việc tốt hơn, cuộc sống đầy đủ hơn và nhiều cơ hội hơn, không chỉ cho các cháu, mà còn cho con cháu của các cháu nữa.
Bởi vậy tôi không muốn ai đó đang nghe ở đây ngày hôm nay nghĩ rằng tốt  nghiệp phổ  thông là các cháu đã hoàn thành trách nhiệm rồi. Các cháu vẫn chưa hoàn thành. Trên thực tế, những điều đang diễn ra trong nền kinh tế ngày hôm nay đòi hỏi chúng ta phải học tập suốt đời. Các cháu phải tiếp tục nâng cao những kĩ năng và tìm ra những cách làm việc mới. Kể cả khi các cháu không vào được đại học, kể cả khi các cháu không được học bốn năm trong trường đại học, các cháu vẫn sẽ phải nỗ lực học tập sau khi rời trường phổ thông. Các cháu sẽ phải bắt đầu kì vọng những điều lớn lao từ chính bản thân ngay từ bây giờ.
Tôi biết rằng điều này có thể làm các cháu sợ. Một vài người trong số các cháu băn khoăn làm sao các cháu có thể trả nổi tiền học phí đại học, hoặc vẫn chưa biết các cháu muốn làm gì với chính cuộc đời của mình. Không sao hết. Không ai nghĩ rằng tại thời điểm này các cháu đã có kế hoạch cho toàn bộ cuộc đời mình. Và chúng tôi không nghĩ rằng các cháu phải làm việc đó một mình. Trước hết, các cháu có những ông bố bà mẹ tuyệt vời, họ là những người yêu thương các cháu vô cùng và muốn các cháu có nhiều cơ hội hơn họ – nhân tiện, điều đó có nghĩa là đừng khiến họ phiền lòng khi họ yêu cầu các cháu ngừng chơi game, tắt tivi và làm bài tập về nhà. Các cháu cần phải lắng nghe họ. Tôi nói điều này từ kinh nghiệm của chính mình, bởi vì đó cũng là những điều tôi thường nói với Malia và Sasha (hai cô con gái của tổng thống Obama -ND). Đừng nổi cáu vì điều đó, tất cả chúng tôi đều suy nghĩ về tương lai của các cháu.
Các cháu còn có đồng bào trên khắp đất nước này – trong có có tôi và Arne, cũng như mọi người ở mọi cấp của chính phủ – những người đang làm việc vì các cháu. Chúng tôi đang tiến hành từng bước trong khả năng của mình để bảo đảm rằng các cháu được hưởng một hệ thống giáo dục xứng đáng với tiềm năng của các cháu. Chúng tôi đang làm việc để bảo đảm rằng các cháu sẽ có những trường đại học hiện đại nhất với những phương tiện học tập tiên tiến nhất. Chúng tôi bảo đảm rằng các cháu có đủ sức thanh toán và có thể theo học được trong những trường cao đẳng và đại học trên đất nước này.  Chúng tôi đang làm việc để có được những lớp học tốt nhất – giáo viên cũng tốt nhất, để họ có thể giúp các cháu chuẩn bị cho việc học ở đại học và một nghề nghiệp trong tương lai.
Nhân đây, xin được nói đôi điều về giáo viên. Ngày nay, giáo viên là những người phải lao động vất vả hơn bất kì ai. (Vỗ tay). Dù các cháu đi đến một trường học lớn hay nhỏ, dù các cháu theo học một trường công hay trường tư – thày, cô giáo của các cháu đều không có ngày nghỉ cuối tuần; họ thường dậy từ sáng sớm, suốt ngày phải lên lớp và tham gia các hoạt động ngoại khóa. Và sau đó, họ trở về nhà, ăn tối, rồi tiếp tục làm việc cho tới khuya, chấm bài cho các cháu, chữa cú pháp cho các cháu và kiểm tra xem các cháu đã tìm ra công thức đại số chính xác hay chưa.
Và họ không làm việc đó vì một chức vụ cao sang nào đó. Họ không, chắc chắn họ không làm việc đó vì đồng lương cao. Họ làm vì các cháu. Họ làm bởi vì không gì làm họ hài lòng hơn là nhìn thấy các cháu học tập. Họ sống vì những khoảnh khắc khi các cháu thành công; khi các cháu làm họ ngạc nhiên bằng trí tuệ hoặc bằng vốn từ vựng của mình, hoặc khi họ nhìn thấy con người tương lai của các cháu. Họ tự hào vì các cháu. Và họ nói, tôi đã từng làm việc để chàng trai hay cô gái tuyệt vời này có được thành công. Họ tin rằng các cháu sẽ trở thành những công dân và những nhà lãnh đạo sẽ dẫn dắt đất nước này đi tới tương lai. Họ biết rằng các cháu là tương lai của tất cả chúng ta. Vì vậy mà các thày cô giáo của các cháu đang truyền đạt cho các cháu tất cả những hiểu biết của họ, và họ không hề đơn độc.
Nhưng, tôi muốn nhấn mạnh điều này: Với tất cả những thách thức mà đất nước chúng ta đang gặp hiện nay, chúng tôi không chỉ cần các cháu cho tương lai, chúng tôi thực sự cần các cháu ngay lúc này. Nước Mĩ cần lòng đam mê và ý tưởng của tuổi trẻ. Chúng tôi cần lòng nhiệt tình của các cháu ngay từ bây giờ. Tôi biết là các cháu đáp ứng được vì tôi đã nhìn thấy nó. Không có gì làm tôi hứng thú hơn là biết rằng thanh niên trên khắp đất nước này đang tạo ra dấu ấn riêng của họ. Họ không chờ đợi. Họ đang tạo ra sự khác biệt ngay từ bây giờ.
Đó là những học sinh như Will Kim ở Fremont, California, người đã thành lập một tổ chức phi lợi nhuận để cung cấp những khoản vay cho sinh viên từ những trường dành cho học sinh nghèo, nhưng muốn khởi sự việc làm ăn riêng của mình. Hãy cùng suy nghĩ về điều này. Cậu ấy đã cho những học sinh khác vay. Cậu ấy đã xây dựng một tổ chức phi lợi nhuận. Cậu ấy kiếm tiền để làm công việc mà cậu ấy yêu thích – thông qua những giải đấu bóng ném và trò chơi cướp cờ. Cậu ấy là người sáng tạo. Cậu đã thực hiện một sáng kiến. Và bây giờ cậu ấy đang giúp đỡ những thanh niên khác để họ có thể theo học những gì họ cần.
Một thanh niên khác là Jake Bernstein, 17 tuổi, xuất thân trong một gia đình quân nhân ở St. Louis, đã cùng với chị gái tạo ra một trang web giúp thanh niên cơ hội phục vụ cộng đồng. Và họ đã tổ chức những hội chợ tình nguyện và thiết lập một sơ sở dữ liệu trực tuyến, giúp đỡ hàng ngàn gia đình tìm kiếm những cơ hội trở thành tình nguyện viên, từ việc sửa sang những con đường mòn cho tới việc phục vụ tại những bệnh viện địa phương.
Và năm ngoái tôi đã gặp một cô gái trẻ tên là Amy Chyao đến từ Richardson, Texas. Cô ấy 16 tuổi, cùng tuổi với một số cháu ở đây. Trong suốt mùa hè, tôi nghĩ vì có người trong gia đình cô ấy đã mắc bệnh nên cô đã quyết định sẽ quan tâm tới việc nghiên cứu về bệnh ung thư. Nhưng Amy Chyao lại chưa học hóa học nên cô ấy đã tự học môn này trong suốt mùa hè. Sau đó, cô đã áp dụng những điều đã học được và khám phá ra một quá trình mang tính đột phá là sử dụng ánh sáng để tiêu diệt các tế bào ung thư. Mười sáu tuổi. Không thể tin được. Một số bác sĩ và nhà nghiên cứu đã tiếp xúc với cô sấy, họ muốn làm việc cùng với cô để giúp cô khai thác khám phá này.
Điều này chứng tỏ rằng các cháu không cần phải chờ đợi, có thể tạo ra khác biệt ngay từ bây giờ. Nghĩa vụ đầu tiên của các cháu là học cho giỏi. Nghĩa vụ đầu tiên của các cháu là phải bảo đảm rằng các cháu đang chuẩn bị cho đại học và nghề nghiệp của chính các cháu. Nhưng các cháu có thể bắt đầu tạo ra dấu ấn của mình ngay từ bây giờ. Nhiều khi thanh niên lại có những ý tưởng hay hơn là những người có tuổi chúng tôi. Chúng tôi cần các cháu thể hiện những ý tưởng đó, cả bên trong lẫn bên ngoài lớp học.
Khi tôi gặp gỡ những thanh niên như các cháu, khi tôi ngồi nói chuyện với Donae, tôi không nghi ngờ gì rằng những ngày tốt đẹp nhất của nước Mĩ vẫn đang ở phía trước, vì tôi biết tiềm năng của các cháu. Chẳng bao lâu nữa các cháu sẽ trở thành những người đứng đầu các doanh nghiệp và các nhà lãnh đạo chính phủ của chúng ta. Các cháu sẽ trở thành những người đảm bảo rằng thế hệ tiếp theo sẽ nhận được những điều họ cần để thành công. Các cháu sẽ trở thành những người làm nên các trang sử mới. Và tất cả đều được bắt đầu ngay bây giờ – bắt đầu ngay trong năm nay.
Cho nên tôi muốn tất cả các cháu, những người đang nghe, cũng như tất cả những người đang có mặt ở Banneker, tôi muốn các cháu làm được nhiều việc nhất trong năm học mới này. Tôi muốn các cháu nghĩ về thời gian này như là khoảng thời gian mà trong đó cháu tiếp nhận thông tin và kĩ năng, các cháu thử nghiệm những điều mới mẻ, các cháu thực hành và ao ước – tất cả những điều mà các cháu sẽ cần để làm nên những điều vĩ đại sau khi các cháu ra trường.
Đất nước của các cháu phụ thuộc vào chính các cháu. Vì vậy hãy ngẩng cao đầu lên. Chúc các cháu có một năm học tuyệt vời. Xin cùng bắt tay làm việc.
Xin cảm ơn các cháu. Xin Chúa phù hộ cho các cháu, xin Chúa phù hộ cho nước Mĩ. (Vỗ tay).
Phạm Nguyên Trường dịch.

 Nguồn : Basam.wordpress.com

7 tháng 10, 2011

Thư gửi Tòa án quận Đống đa về vụ kiện HTV1



 Đã gửi lên mạng cho các báo lấy về ăn theo trong đó có Basam. Ai muốn đọc rõ nét hơn vui lòng đọc trên Basam hoặc các báo khác. Bà con thông cảm vì máy scal thì chưa có, máy ảnh đang trục trặc đành nhờ bạn bè đưa ảnh giúp.

6 tháng 10, 2011

Chiếc áo không làm lên thày tu.

   Hàng ngày ra đường, đi làm, gặp gỡ giới trẻ, một số trong đó là các chủ doanh nghiệp mà xã hội đang tạm gọi đó là các doanh nhân.

 Họ xênh xang trong các bộ quần áo hàng hiệu, đồ dùng xịn, chém gió rất ác. Các câu chuyện họ trao đổi bàn bạc hầu hết chỉ xoay quanh chuyện chạy dự án, lách luật, lợi dụng quan hệ này kia để kiếm chác mối mánh, thủ đoạn để tồn tại trong thương trường.
 Ít có thanh niên trẻ hay doanh nhân có những dự án mang tính chất lợi ích cho cộng đồng hay mang tính nhân bản. Ví như kêu gọi xây cây cầu khỉ cho các cháu vùng lũ, tài trợ sách giáo khoa tham khảo của nhóm " Cánh buồm " cho các cháu vùng không có điều kiện đến trường, góp tiền hay sức cho các dự án nhỏ, hỗ trợ người già trẻ em, xây cất các trung tâm nhân đạo, cứu trợ...
 Tuy nhiên, đa số họ vẫn hoang tưởng họ vẫn đang là các doanh nhân !
 Họ nhầm.
 Doanh nhân là một khái niệm dành cho những người có doanh nghiệp, doanh nghiệp đó làm ăn tuân thủ các tiêu chí về pháp luật, về tiêu chuẩn chung mà cộng đồng văn minh đưa ra, ví như ISO chẳng hạn. Chỉ ví dụ anh không được dùng trẻ em để làm việc, không được đối xử với người lao động thiếu công bằng, đuổi việc phụ nữ mang thai hoặc sau nghỉ đẻ, đuổi việc người lao động trái qui định...
  Doanh nhân là một cá nhân, có thể là chủ doanh nghiệp hoặc tham gia quản lý, cổ đông của doanh nghiệp. Họ phải đem lại cho doanh nghiệp những giá trị, gây ra những giá trị khác cho xã hội. Ví dụ đem lại việc làm cho người lao động, đóng thuế cho nhà nước, tạo ra thương hiệu cho dioanh nghiệp, gây dựng được hình ảnh một doanh nghiệp đẹp, gián tiếp giáo dục các doanh nghiệp khác trong cộng đồng doanh nghiệp phải kinh doanh lành mạnh, tẩy chay các doanh nghiệp rởm, trốn thuế hoặc cơ hội, sân sau của giới chính trị làm càn.
 Nhưng nói vậy rồi chúng ta sẽ buồn nhều hơn bởi ngày nay tại Việt nam ít hoặc hiếm có các doanh nghiệp và doanh nhân như thế. Bởi chăng nền kinh tế bao cấp hay CNXH ấu trĩ đã góp phần tạo ra các mô hình danh nghiệp nửa người nửa ngợm như vậy ? không hẳn.
 Nền chính trị theo chủ nghĩa Mác Lê gì đó đã xóa bỏ những lý luận chính trị, xóa bỏ tất cả những thứ khác như : Lịch sử, văn hóa, mỹ thuật, đạo đức đã được Cha ông ta xây dựng và gìn giữ từ bao đời nay. Thử hỏi trước khi có Mác  thì trường Mỹ thuật ở Việt nam và Thế giới có dạy sinh viên về Mỹ thuật theo triết mác ? các công trình kiến trúc lịch sử, các kho tàng văn hóa dân gian đồ sộ vô cùng quý hiếm của Dân ta trước khi cái tay Mác nào đó xuất hiện thì ra sao?
 Đấy, bởi sao chúng ta đang có một đội ngũ doanh nhân nửa người nửa ngợm như hôm nay. Hỏi sao họ sẵn sàng đuổi việc một thanh niên đẹp trai, năng động, làm việc tốt như em Phương, em Nam - những thanh niên sôi nổi, nhiệt huyết với lòng ái quốc trong suốt mùa hè đã đi biểu tình, phản đối tàu khựa gây hấn, xâm lược biên giới hải đảo của Tổ quốc.
 Doanh nhân Việt nam - chưa xứng đáng để được gọi là doanh nhân. Họ chỉ đáng gọi là các tiểu thương chợ giời, thậm chí chưa xứng bởi chợ giời có ít doanh nghiệp gây tổn hại lớn đến nền kinh tế Quốc gia như Vinaxin, EVN, PVO...và hàng loạt doanh nghiệp nhà nước như các bạn thấy.
 Lịch sử đang theo dõi họ, các doanh nghiệp Việt nam, dù họ có thay tên đổi chủ ngay hôm nay thì các hóa đơn của họ, bảng vàng doanh nghiệp còn lưu vẫn có lúc được đem ra để phán xét họ, nếu họ không xứng đáng với sứ mệnh của họ. Chưa nói là họ đã góp phần  gây ra sự hỗn loạn về mọi mặt ; kinh tế, văn hóa, đạo đức ...cho Đất nước khi họ nắm quyền doanh nghiệp.
 Họ hãy tỉnh ngộ sớm thì tốt cho họ.

Bộ trưởng khác không nên học anh Thăng.

 Xem báo vi en ếch phét thấy đưa tin : anh Thăng bộ trưởng giao thông trong lần thăm dự án cảng hàng không Đà nẵng vừa rồi đã " cách chức tại chỗ " chỉ huy trưởng dự án !

 Về khía cạnh chuyên môn thì mình xin tham gia vài điều bởi mình đã có kinh nghiệm trên dưới hai chục năm làm dự án, chỉ huy trưởng cũng ngót chục năm. Việc anh Thăng trước khi ra quyết định om tỏi như báo đã đăng thế kia liệu sau khi quay về Hà nội thì anh có nghĩ lại hay không ?
  Trước khi anh " trảm " tướng tại trận, chả biết anh đã đọc các hợp đồng ký tá giữa các bên hay chưa, điều khoản nào cho phép đích danh anh cách chức chỉ huy trưởng, khoản nào cho phép anh yêu cầu điều cán bộ có kinh nghiệm từ dự án sân bay Cần thơ hay gì đó nữa tập trung ra Đà nẵng ...? khi các dự án sân bay này khởi công thì anh Thăng đang làm gì, ai đang điều hành ở vị trí anh Thăng lúc ấy ?
 Mình làm dự án xây dựng lâu năm nên biết : đa số các nhà thầu xây dựng Việt nam thời trước 2007 chỉ ký hợp đồng xây lắp theo kiểu ...Việt nam, tức là không theo mẫu Quốc tế, chỉ vài trang giấy cho cả gói thầu hàng vài trăm thậm chí vài ngàn tỷ. Các điều khoản chi tiết để xử lý khi xảy ra các vấn đề tương tự như chậm, chất lượng kém, biện pháp không đúng như đã duyệt, công nhân không có bảo hộ, chưa học an toàn, chỉ huy trưởng chưa đủ các điều kiện như qui định của ND 16, thông tư 12 -Luật xây dựng -  hướng dẫn về quản lý dự án nói chung, quản lý chất lượng nói riêng.
   Việc chậm tiến độ chưa biết là do ai gây ra, nếu đúng là phía Construcxim thì đương nhiên phải có các văn bản xác nhận của các bên : nhà thầu, ban quản lý, tư vấn, sau đó phải căn cứ vào các điều khoản ghi trong hợp đồng kinh tế để xử lý. Thưởng phạt đều theo hợp đồng cả, ngay cả ai là người có quyền chém gió chém bão trong cuộc họp cũng đều phải qui định trong hợp đồng đã.
 Chưa biết sự thể thế nào nhưng thấy chỉ huy trưởng của dự án bị trảm ngay tại trận thì mình thấy cần có sự đồng cảm với cá nhân anh nào làm chỉ huy trưởng kia. Dù sao cũng là anh em trong nghề nên hiểu : ở Việt nam chả có cái dự án nào liên quan đến vốn nhà nước mà đúng tiến độ. Ai biết công trình nào thì xin cho biết để học hỏi.
 Thế nên việc anh Thăng làm theo mình chỉ gây ra tác dụng ngược về cách PR hình ảnh. Nếu anh Thăng vẫn cho việc anh ta trong lúc đó do đang bực bội việc gia đình, đang bị bà con chém gió trên mạng chê vì anh định tư vấn cấm xe máy, cấm này cấm nọ, đòi được trao gươm ra trận...vv nên giận cá chém thớt ? theo mình rất không nên.
 Người có năng lực thực sự không cần PR theo cách đó, ví dụ khi anh đi thăm dự án xong, yêu cầu các bên liên quan gửi văn bản chính thức của cuộc họp giữa các bên tại dự án, nêu rõ nội dung chậm tiến độ, công nhân thiếu bảo hộ, chất lượng, khối lượng hoàn thành không đạt như hợp đồng ...vv và có ký xác nhận của các bên. Sau đó trưởng ban quản lý có văn bản đối chiếu với hợp đồng để xem xét các điều khoản nào áp cho việc xử lý chậm nếu do nhà thầu gây ra để gửi cho anh Thăng. Nếu nhà thầu không có biên bản giải trình việc chậm tiến độ, các nguyên nhân gây chậm quả thực do nhà thầu thì khi ấy anh Thăng mới xem xét và ra quyết định. Chưa nói là anh Thăng có thẩm quyền ra quyết định hay không ?
 Tóm lại việc chém gió chém bão như vậy của anh Thăng theo mình là hơi ẩu,  thiếu kiềm chế tình cảm, thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý dự án và  chỉ thể hiện cái oai của cái ghế  mới nhận. Nó khẳng định thêm việc ở Việt nam cái kiểu : " mày biết tao là ai không " vẫn đang ngày càng nở hoa trăm miền.
 Nếu anh Thăng làm thế thì liệu các anh khác có học theo hay không ?
   Chỉ việc làm thế nào để Hà nội khỏi tắc đường mà bao đời bộ trưởng cũng chỉ loanh quanh cấm xe máy, hạn chế ô tô, cho đi xe biển chẵn lẻ, phân làn, ngăn ngã tư, chặn chỗ rẽ, nhấc đèn xanh đỏ chỗ này ra chỗ kia...vv cứ như thày bói dọn cưới.
   Đơn giản ai cũng hiểu là để hết tắc đường chỉ có mỗi cách là : dân không đi nữa. Dân không đi có nghĩa là dân vẫn đi ở nơi khác, dân đi ở nơi khác có nghĩa là dân làm ăn ở nơi khác, dân học hành và chữa bệnh ở nơi khác, mua sắm ở nơi khác và tóm lại là dân sống ở nơi khác chứ không phải là chỉ ở nội thành. Xử lý mỗi vẫn đề gì thì cũng cần phải tỉnh táo, với cái đầu lạnh, không phải cứ nóng lên là được đâu, bác Trọng đã bảo rồi.
   Hai vấn đề dân số và tranh chấp giao thông nó có liên quan rất biện chứng với nhau, lý luận thế nào cũng sẽ quay về thực tế, thực tế là nếu các anh vẫn cho xây nhà chung cư nêm vào phố, vẫn để các trường đại học và bệnh viện trong phố như hiện nay thì đố cả bảy đời nhà anh nào sống lại làm sao cho hết tắc đường.
Ngã tư Thái hà - Tây sơn Hà nội gặp mưa. Ảnh : Lê Dũng.
  Còn chuyện trảm chỉ huy trưởng dự án ngay trong lúc thăm dự án thì không nên tái  diễn nữa bởi vì sao thì các anh hãy học và làm theo lời của bác Sinh Hùng nói trước Quốc hội. Trảm hết thì lấy ai làm ?

PS : Anh Thăng cũng là người đề xuất việc "Tịch thu xe đua, mang tiêu hủy" ! tuy nhiên chưa được chấp thuận. Chắc phải cho anh Thăng bơi cùng các em qua suối sâu thì việc có cây cầu treo hay cầu khỉ chỉ bằng tiền một cái xe đua nó giá trị ra sao.
 Nếu anh Thăng thích người nói thẳng để làm việc thì nên gọi anh Tạch kỹ sư ô tô về làm cho bộ mảng công nghiệp ô tô, gọi tôi về làm cho mảng quản lý đầu tư xây dựng. Tôi làm thẳng lắm, thằng nào làm ăn léng phéng hay tham nhũng, chạy dự án kiểu tượng đài là tôi trảm liền.

4 tháng 10, 2011

KỶ NIỆM CÁI GÌ ?

Blogger Gốc Sậy - TS Khảo cổ Nguyễn Hồng Kiên

    Cái “hội chứng kỷ niệm” xxx năm của một địa phương đã ngày càng biến tướng đến cùng cực.
 Một đơn vị hành chính hình thành từ thời Quân chủ, rồi thời Thực dân đế quốc, NÓI CHO CÙNG chỉ là QUY ĐỊNH của kẻ cai trị, để quản lý một vùng đất-nước.
Nhưng có nhẽ do CÓ TẦM NHÌN, các Cụ từ thời Quân chủ (và các quan Thực dân) đã nhận ra, khoanh vùng… xác định địa giới các tỉnh-thành (thậm chí cả tới huyện-xã) một cách Khoa học, phù hợp Tự nhiên-Xã hội… Dần dà, trải thời gian, trong các địa giới ấy đã ổn định những văn hóa vùng-miền.
 Đến những năm 80 của thế kỷ trước, trong tư duy DUY Ý CHÍ XHCN, nhiều vùng, nhiều địa phương nhỏ được sáp nhập khiên cưỡng, bất chấp Phong thủy, địa lý, văn hóa… Nào Hà-Nam-Ninh (Hà Nam- Nam Định- Ninh Bình), nào Hà-Sơn-Bình (Hà Đông- Sơn Tây- Hòa Bình), nào Hoàng Liên Sơn (Lào Cai- Yên Bái- Nghĩa Lộ)… Kể ra thì hết cả entry này, nên thôi.
 Ngay trong những cái tên tỉnh mới nói trên đã lộ rõ tính “thời vụ”, tạm bợ: Nơi thì là ghép tên cũ theo những cách tùy tiện, nơi thì là đặt mới (khiến tỉnh Nghĩa Lộ từ đó biến mất)
 Nói về chuyện kỷ niệm thành lập một địa phương KHÔNG THỂ KHÔNG NHẮC đến vụ “kỷ niệm 300 năm Sài Gòn”.
Chuyện VÔ LÝ KINH HÒANG thế mà vẫn làm được. Bấy giờ GS Trần Quốc Vượng đã đặt câu hỏi: – Thế trước đó, vùng Sài Gòn là gì?
Không ai thèm trả lời.
Và rồi “hội chứng” ấy đã lan ra khắp miền Trung, bất chấp những HÔ HÀO về một Đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Đã có ý kiến bao biện: Đấy là kỷ niệm thành lập một vùng tụ cư của người Việt. Ô hay, thế trước khi người Việt đến ở thì đó là đất hoang chắc. Những cư dân của các vương quốc Champa, Phù Nam- Chân Lạp là hổ báo, rắn rết chăng?
(Xin nói luôn rằng đừng ai đem chuyện mấy trăm năm Hợp chủng quốc Hoa Kỳ vào đây. Chuyện ấy xin hẹn bàn dịp khác. Chỉ xin nhắc rằng: Chính phủ Australia chính thức xin lỗi thổ dân vì những sai lầm mà các chính phủ trước đó đã gây ra cho họ.)
Chuyện “khắc nhập-khắc xuất” đã gây ra nhiều chuyện:
tỉnh bạn đề nghị phía Tây đường Hồ Chí Minh thuộc về Hòa Bình, phía Đông đường Hồ Chí Minh thuộc về Hà Nội. “Tôi không hiểu người ta nghĩ gì, nếu thực hiện đề xuất như vậy sẽ xáo trộn đến cuộc sống của khoảng hai nghìn hộ dân””.  Công dân Hà Nội, “sổ đỏ” Hòa Bình
Dân gian thì cười nghiêng ngả về chuyện 2 vợ chồng già vẫn sống trên mảnh đất đó, ngôi nhà đó, bỗng nhiên thành người 2 tỉnh khác nhau: “Ông nhà tôi là người Hà Nội, nhưng bây giờ lương hưu nhận ở Lương Sơn, sinh hoạt Đảng, cựu chiến binh vẫn ở Lương Sơn…”
Phàm cái gì BẤT HỢP LÝ thì sẽ không thể tồn tại lâu. Các tỉnh TO lại dần được chia ra, trả lại như cũ, dưới thời Phong kiến-đế quốc
Dù không chính thức, nhưng rõ ràng đó là THỪA NHẬN: Không phải cái gì của Phong kiến-đế quốc cũng là XẤU, là Phản động, là cần xóa bỏ.
Thậm chí, thực tế hoạch định các tỉnh thành hiện nay đang GẦN TRÙNG, tiệm cận trở lại với hoạch định thời Phong kiến-đế quốc.
Ngày 12 tháng 8 năm 1991, Quốc hội khoá VIII, kỳ họp thứ 9 ra Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Theo đó:
1- Chia tỉnh Nghệ Tĩnh thành 2 tỉnh, lấy tên là tỉnh Nghệ An và tỉnh Hà Tĩnh (Dân gian lại đồn có 1 ý kiến đề nghị sáp nhập Hà Tĩnh với Quảng Bình để có tỉnh BÌNH TĨNH)
2. Chia tỉnh Hoàng Liên Sơn thành 2 tỉnh, lấy tên là tỉnh Yên Bái và tỉnh Lào Cai.
3. Chia tỉnh Hà Tuyên thành 2 tỉnh, lấy tên là tỉnh Hà Giang và tỉnh Tuyên Quang.
4. Chia tỉnh Gia Lai – Kon Tum thành 2 tỉnh, lấy tên là tỉnh Gia Lai và tỉnh Kon Tum.
5. Chia tỉnh Hà Sơn Bình thành 2 tỉnh, lấy trên là tỉnh Hoà Bình và tỉnh Hà Tây…
Chuyện chia tách tỉnh To trở về tỉnh nhỏ như cũ đã để lại không biết bao nhiêu hậu quả, hệ lụy đau đớn. Đỉnh cao có nhẽ là chuyện lực lượng vũ trang 2 địa phương Phú Yên và Khánh Hòa (tái tách từ Phú Khánh ra) đã dàn trận, suýt đánh nhau to trên đèo Cả. Mỉa mia là ngay gần đó là Vũng Rô – một di tích “đường Hồ Chí Minh trên biển” hồi miền Bắc chi viện cho miền Nam đánh Mỹ.
Nhưng rất gần đây, chuyện “khắc xuất” đó lại bỗng trở thành nguyên nhân của một TRÀO LƯU “kỷ niệm” khác: Kỷ niệm tái lập tỉnh.
Thật là KỲ QUÁI, một việc làm SAI, phải sửa, lại trở thành lý do để người ta TIÊU TIỀN. Cho dù ngay từ khi sửa sai, Nghị quyết Quốc hội đã có yêu cầu:
8. Giao cho Hội đồng Bộ trưởng chỉ đạo thực hiện Nghị quyết này của Quốc hội theo tinh thần tiết kiệm, không tăng biên chế, không để thất thoát tài sản xã hội chủ nghĩa; nhanh chóng ổn định tổ chức và phát triển sản xuất.
Vậy NGƯỜI TA kỷ niệm cái gì ?

CHUYỆN Ở LÀO CAI:

Sau ồn ã về việc nhân dịp kỷ niệm tái lập tỉnh TP Lào Cai: Cưỡng bức dân treo cao đèn lồng đỏ?, lại là sự kiện về NGÀY tái lập tỉnh này.
Đã có nhiều chứng minh chuyện trang thông tin điện tử UBND tỉnh Lào Cai xóa chứng tích đánh tráo lịch sử Âm mưu Hán hóa – Sửa lịch sử để kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh cùng ngày Quốc Khánh Trung Quốc.  Ở đây không bàn đến nữa.  Chỉ nói chuyện VÔ LÝ “Sinh con rồi mới sinh cha, sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông…”
Thực tế, các cơ quan chức năng của tỉnh này đã được thành lập NGAY SAU khi kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa VIII ra Nghị quyết:
- “Tháng 8/1991, Quốc hội khóa VIII kỳ họp thứ 9 đã ban hành Nghị quyết điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh Hoàng Liên Sơn thành lập hai tỉnh Lào Cai và Yên Bái. Trên cơ sở đó, Viện kiểm sát nhân dân Tối Cao ban hành quyết định số 96/QĐ-TC ngày 22/8/1991 thành lập Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Lào Cai và bổ nhiệm đồng chí Triệu Viết Hanh làm Viện trưởng với chỉ tiêu biên chế là 104 đồng chí (tỉnh 40, huyện 60).”
- “Bước vào năm 1991, tỉnh Lào Cai được tái lập, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ký Quyết định số 115/TCHQ-TCCB ngày 30/9/1991 đổi tên Hải quan Hoàng Liên Sơn thành Hải quan Lào Cai trực thuộc Tổng cục Hải quan, có trụ sở tại thị xã phố Lu tỉnh Lào Cai.”
Cái ngày 01/10 (hay 10/10) kia là từ đâu ra???
Tra toàn bộ danh mục văn bản pháp quy năm 1991 trên Cổng TTĐT Chính phủ, KHÔNG CÓ VĂN BẢN NÀO LIÊN QUAN ĐẾN CHUYỆN THÀNH LẬP LẠI CÁC TỈNH theo Nghị quyết của Quốc hội khóa VIII. Chỉ có “Quyết định về việc điều chỉnh địa giới thị xã Đông Hà và thành lập lại huyện Cam Lộ thuộc tỉnh Quảng Trị”.
Nếu Hội đồng Bộ trưởng không có Quyết định thì phải lấy ngày Quốc hội ra Nghị quyết làm MỐC. Nghĩa là ngày TÁI LẬP tỉnh này phải lấy mốc ngày Quốc hội ra Nghị quyết là ngày 12/8/1991.

CHUYỆN Ở HÒA BÌNH:

Dư luận xôn xao chuyện ở Lào Cai nhưng lại không để ý chuyện 1 tỉnh khác cũng vừa kỷ niệm THÀNH LẬP và TÁI LẬP. Nhân dịp đó, tỉnh này còn tổ chức lễ hội cồng chiêng để đón rước Huân chương Hồ Chí Minh.
Hòa Bình kỷ niệm 125 năm thành lập tỉnh
Buồn cười là, hầu hết các báo đều “giật tít” Hòa Bình kỷ niệm 125 năm thành lập tỉnh
Trước đó, “Ngày 13 tháng 7 năm 2011, tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình, Ban tổ chức, Ban giám khảo cuộc thi đọc sách báo tìm hiểu 125 năm thành lập tỉnh Hòa Bình tổ chức Hội nghị triển khai phát động cuộc thi trong toàn tỉnh, “Với mục đích ôn lại những trặng đường lịch sử vẻ vang, những truyền thống cách mạng của nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình qua 125 năm đấu tranh giành độc lập tự do, xây dựng và trưởng thành.” “
Tức là từ khi được thành lập, nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình đã phải đấu tranh. Vậy sao phải kỷ niệm cái MỐC THỜI GIAN BỊ NÔ LỆ đó? Đọc mà buồn.
“Khắc nhập, khắc xuất” chắc chắn còn là câu chuyện chưa có hồi kết.
Với từng người dân, chuyện đó CHẲNG CÓ Ý NGHĨA GÌ. Họ vẫn sinh sống ở đó, trong ngôi nhà đó, trên mảnh đất đó… chẳng có gì khác. Người muốn ăn mừng chỉ là những ông “có ghế” ngồi thôi !
Chuyện tách ra nhập vào đã là DUY Ý CHÍ. Chuyện kỷ niệm cái NGÀY SỬA SAI thì càng rõ là Phi lý và Lãng phí.
(Bài viết do tác giả gửi cho Da Vàng Blog. Xin cảm ơn tác giả)

 Nguồn : Basam

Thông báo - Về vụ kiện HTV1.

 THÔNG BÁO :

   Sáng nay, lúc 9am 10, đoàn chúng tôi gồm Luật sư Hà Huy Sơn, Bác Đăng Quang, Bác Tiến nhà văn và tôi đã đến Tòa án Quận Đống đa để gặp ...vẫn anh Thắng như quý vị đã biết.
  Anh Thắng cho biết đã nhận được 2 lần văn bản và các chứng cứ bổ sung do chúng tôi gửi. TUY NHIÊN, theo qui định thì phải đủ 30 ngày sau - có nghĩa là sau ngày 14.10 thì tòa mới xem xét trả lời hay không !?!?!?
Anh bảo : sợ từ giờ đến thời hạn 30 ngày thì bên nguyên lại thêm chứng cứ ! nên cứ theo qui định mà làm.
Vâng, cám ơn anh. Chúng tôi chào anh và tất cả lại về, hẹn gặp lại anh sau theo QUI ĐỊNH.





Bà con chờ làm việc tại tòa. Ảnh : Lê Dũng
 ( Đã đăng nguyên văn nội dung như trên ở bên trang Facebook, mời Quý vị tham khảo)

2 tháng 10, 2011

Thanh niên bây giờ hồn nhiên quá !

 Chiều, dẫn một tiểu đội đi mua sách chỗ siêu thị gần trường Kiến trúc. Giật mình bởi thấy các cháu sinh viên nam nữ mặc nguyên đồng phục an ninh đang cắm đầu vào đọc truyện trẻ con !
 Các cháu say sưa với Doremon, Bảy viên ngọc rồng, xung quanh là các thiếu nhi cũng đang chọn tìm truyện cho mình.

 Cũng cuối phía quầy sách thiếu nhi, vài cháu nam cũng đang say mê với những cuốn truyện tranh nhỏ, không hiểu các cuốn truyện này được viết theo kiểu gì mà cuốn hút được cả thanh niên như vậy ?
 Nhìn mặt các cháu trẻ măng, chắc mới là sinh viên năm đầu nên vẫn chưa sang hẳn tuổi lớn, vẫn thích truyện của bọn con nít ?
Bên quầy khác, sách dành cho người lớn cũng có vài em đang say sưa đọc. Nhìn các cháu, các em mê sách như vậy thì quả cũng mừng, chỉ sợ mê game với chát thì còn mất thì giờ và dễ bị các thế lực xấu trên mạng lôi kéo lắm.
Cũng có em đang say sưa bên quầy sách dành cho người lớn.
 Hai em này cũng đang mải mê với truyện tranh thiếu nhi.

 Dạo trước có chú em kiến trúc sư làm cùng công trình, ngày nào chú ta cũng đem truyện tranh Doremon của con trai đi đọc lúc nghỉ trưa. Chú em bảo  : đọc mấy cái này thư giãn anh ạ . Ồ có lẽ mình già nên chả biết cái kiểu thư giãn như các anh em trẻ ?
 Cũng có thể các cháu sinh viên mới vào trường, chưa quen kỷ luật học tập căng thẳng nên đọc truyện tranh để thư giãn chăng ?
 Lớp trẻ giờ khó hiểu thật !
Bọn thiếu nhi nhà mình thì chỉ thích tìm vở tô màu, con gái lớn hơn tí thì thích sách học nhạc, chả đứa nào thích " Bảy viên ngọc rồng" với " Doremon " gì cả.
 Bố nó thì chỉ thích chụp ảnh mặc áo NO - U, chỗ nào cũng ghé vào chụp, thế mới lạ.

Nhà sách nhưng đố tìm thấy cuốn nào nói về Biển đông, Hoàng sa, Trường sa. Thảo nào hôm qua có chú em hỏi : anh mặc cái áo này có cái biêu tượng gì đấy, thằng bạn bảo : chú mày đảng viên mà cái lưỡi bò chả biết, sao thông tin chán thế ?