15 tháng 10, 2011

Báo chí công bố dịch " chân dài óc ngắn ".

  Hầu như trang báo mạng nào cũng có phần rất đông độc giả lặn ngụp vào xem mục các cháu chân dài, ngực bự, hàng đẹp bị hở, sì căng đan về phần xác.
  Thời buổi kinh tế đi xuống, việc làm hết một cách bỗng dưng, bà con kiếm việc thì phải lên mạng tìm, ấy vậy nhưng có ít trang báo mạng giúp bà con có những thông tin về việc làm, hỗ trợ các kỹ năng nghề nghiệp và cơ hội kiếm việc. Phần lớn những tít giật trên trang nhất đều chỉ tập trung vào mấy phi vụ cướp vàng, hiệp sỹ bị cướp chống lại, xe buýt và Bộ trưởng, người đẹp và các chử sở hữu, quản lý, khai thác họ.

Nếu tóc ít hơn, phần đầu to hơn sẽ đẹp hơn.
 Mình có mấy ông bạn đối tác, đều ở U50 cả rồi, vợ thì ở bên tây nhiều hơn ta. Bản thân các hắn thì tiền đổ cái là bẹp ô tô nên rất cần có người đẹp bên cạnh để " hướng dẫn cách tiêu tiền". Có tay chủ chuyên làm cửa gỗ, cửa sắt thuê hẳn một em hoa hậu độc quyền quảng cáo cho mình, cứ in lên lịch, có cái cửa và em mặc đồ sexy hết cỡ để tặng cho các đối tác. Còn trong tuần thì cứ 2 ngày đến vào chiều, từ 2 giờ đến 5 giờ, ở chung phòng với chủ tịch để bàn bạc phương án kinh doanh. Khổ cái hắn máu mỡ tiểu đường tuýp 4 rồi, chả ăn uống được gì nhưng nhu cầu ve vuốt khi kinh doanh khó khăn là một thực tế. Vài tờ có ảnh của một cha Mỹ trên đó khiến các cộng tác viên làm việc rất chăm, chỉ vài năm là các em được đi làm lại đủ thứ, dùng như phá thế mà.
 Còn một tay đối tác vừa bỏ vợ, cứ đi nhậu với khách là " mời" theo 3 em, rót riệu tây, nắn vai lúc sếp mỏi cổ, nắn đùi nếu sếp tiếp khách quá lâu. Về chung trên một xe đi đâu đó rồi sáng mai về thì mỗi em bị một vết dài trên mặt bởi sấp tiền mới có cạnh, nguyên băng dán chẳng may ném trúng.
 Chuyện các cháu đẹp đi làm từ thiện là việc đáng hoan nghênh, cho dù chỉ đi người không, báo chí lề trái cứ chê các cháu là không nên, cần rút kinh nghiệm trong cách tuyên truyền. Dù sao còn hơn nhiều em suốt ngày làm bà con bỏng mắt trên mạng, trên sân khấu ngoài trời nhưng chả thấy đi đâu chơi với Mẹ già, em nhỏ bơ vơ bao giờ.
 Về khía cạnh xã hội thì cũng nên khuyến khích các em đi thăm mấy chỗ đó nhiều lên, nó cũng chữa được một số bệnh cho các em : bệnh mua sắm, sử dụng đồ hiệu, bệnh quen sài đô và ơ, bệnh chỉ thích nhà giàu, chủ giàu, bệnh do phải đi đêm nhiều nhiễm sương và rượu, mỹ phẩm độc hại...Nhất là bệnh khó chữa : chân cứ dài ra vì tập ấy nhiều, chỗ ấy phát triển thì chỗ khác nó teo ví dụ phần trên đầu chẳng hạn,  ít dùng đến thì có thể sẽ bị teo đến gần hết như phần thần kinh động vật ở sau não người chẳng hạn.
 Về phía các ông chủ sở hữu và sử dụng các cháu thì thôi, họ cũng là kinh doanh mà. Mọi thứ đều dẫn đến đồng đô chứ sao. Mỗi sự kiện họ làm đều được tính toán kỹ vì họ đa số được biết qua báo chí là đã học các khóa làm event và manager tận mãi bển mà.
Người đẹp (cháu dâu của Bác Lân Dũng) đi thăm con chị công nhân bị bảo vệ lái xe đâm chết. Chả có báo chí, tổ chức nào đi theo rồi ầm ĩ trên báo gì cả. 

  Họ cho các cháu đi làm từ thiện hay thăm thú đều là kế hoạch kinh doanh cả, báo chí ai khiến đi theo để rồi bới móc họ thế này thế kia, chẳng qua các vị cũng ăn theo lấy tin rồi câu viu mà thôi. Nói xấu họ lần sau không cho đi theo thì có mà ngồi tòa soạn mà gãi ghẻ.
 Ai cũng biết có tiền mua tiên cũng được, mua cả đống tiên là khác, thế nhưng có tiền để mua được tâm thì không chắc đâu. Cứ mặc đồ đẹp rồi đến cổng trại trẻ bên Bồ Đề chụp ảnh đưa lên báo rồi bảo là có tâm, thế thì tâm đấy chỉ là tâm ...thất. Đã đến với những số phận hẩm hiu thì cần học cách làm thế nào, nói và làm những gì,  giúp họ nếu có khả năng. Cho một người ăn xin dù chỉ một hào cũng cần học cách cho,  như thế thì nếu não kém phát triển thì không học và làm được.
 Tội thế đấy, chỗ thì dài quá, chỗ thì bé và ngắn quá. Đó là căn bệnh đang trở thành đại dịch trong một số giới mà thiên hạ đang gọi là đẹp, là mẫu, là nghệ thuật rồi cả ...hàng hóa.

Thát - Chơ đến Việt nam dập dịch " chân tay miệng"

     Báo loan tin căn bệnh có cái tên rất nôm là " chân tay miệng" đã xuất hiện ở 63 tỉnh thành cả nước và đã có hơn trăm người lên nóc tủ ở đủ mọi lứa tuổi.
   Ấy thế nhưng chị bộ trưởng y tế mới lên vài tháng còn đang chưa muốn tạo dấu ấn - chắc chị học theo anh Luận giáo dục, đồng hương Hà tây với mình - hiện nay chị đang đi đâu, làm gì, du lịch hay mua sắm, xăm môi, xăm mắt, nối mi... hay họp thì chả ai biết.
  Dạo tháng trước, chị kéo cả một sư đoàn quân hỗn hợp đến " thăm" cháu bé bị chém,  con của chủ tiệm vàng Bắc giang bị Văn Luyện thảm sát, nhìn qua cờ líp do báo chí tuồn lên mạng thấy giật mình bởi sự dày dạn của chị lúc xông vào phòng cháu bé mà người nhà cháu không đồng ý, cứ ôm cháu che đi. Công nhận chị mặt dày mày dạn thật, hiếm quý cho xứ nào có những công dân như thế.

Chị môi đỏ ơi, cứu em với !
  Hơn trăm người chết vì cái bệnh dở hơi rồi, tây y loay hoay và đổ gánh nặng cho báo chí. Nào là phải tuyên truyền cho bà con biết ăn ở sạch, biết dùng cờ lo bên y tế phát cho, biết lau nhà, tắm rửa và "sinh hoạt" đúng cách, hãy làm thế nào để như chị : lúc nào môi cũng đỏ hơn hớn, da tuy hơi nhàu nhưng có cái nốt ruồi mẹ ghẻ che rồi, vẫn hấp ...dẫn giới mỹ thuật ( xuýt viết nhầm thành hấp...diêm ! ).
   Không tìm ra chỗ nào qui định là có bao nhiêu tỉnh mắc dịch thì phải công bố dịch, bao nhiêu người chết, thành phần nào... thì phải công bố dịch ? nó cũng tương tự cái chuyện bà con biểu tình, tìm mãi chả có chỗ nào hướng dẫn luật biểu tình, thông tư nghị định nào. Nói vậy để bà con báo chí cũng biết là chị ấy chưa công bố dịch là vẫn ...đúng luật chứ bộ.
 Ừ thì đúng luật, thế nhưng có những thứ mà phải viết luật chạy theo sự tiến lên của xã hội thì phải và nên làm cho kịp, văn minh như các nước khác mà cũng vẫn làm vậy thôi. Ví dụ : sau khi cái máy bay khủng bố đâm vào tòa WTC bên kia bán cầu thì nước họ ra ngay luật cho xây dựng, bổ sung những tiêu chuẩn để nếu máy bay đâm tiếp vào các toà được xây mới thì chỉ như đấm vào bị bông mà thôi.
 Nhớ đến chị mà mình bỗng nhớ ra một cái tên của tây : Thát - Chơ, ừ bây giờ chả biết cái chị có tên đó giờ ra sao nhưng ít ra thì nó vẫn được có ích cho mình khi cần dùng để minh họa cho một khái niệm cũ rích :" mặt dày mày dạn"
 Rồi lại hồi tưởng lại vài ba đời đầu lĩnh y tế, từ thời chị gì tóc ngắn, mặt như mặt nạ của ông kễnh cầm chùy dẫn rước Rồng trong lễ hội, đến anh gì tiến sỹ ( ối giời ơi, lại tiến sỹ) xã hội - luôn làm hề trước các kỳ họp, nay đến chị môi đỏ thắm như cà chua nẫu, rồi khóa sau lại anh hay chị chưa biết?  Khổ cho cái nước mình nó lắm bệnh mà toàn bệnh kinh hãi  : gọi theo ngôn ngữ nhà y nha : " phẩy khuẩn tả" " tai xanh tai đỏ"," long móng lở mồm"," chân tay miệng"...chắc tương lai sẽ có những căn bệnh đại loại là :" mặt sần, môi bị mọng quá"," môi xăm hỏng", " vú lệch do độn silicon rởm", " lưỡi khó điều khiển", " đầu không mềm", " thiếu nước, thiếu lửa, thiếu i ốt" , " khô sớm ở U50"...vv.
  Cả một thời bệnh tật lên ngôi, nó càng trở thành bệnh dịch lớn khi mà ngay cả anh thứ trưởng y tế cũng sài bằng giả, lãnh đạo cấp cao chỉ chăm cái môi của mình cho tăng độ hơn hớn chứ bệnh thì còn phải dập lâu dài, phải trình kế hoạch, dự án, kinh phí và còn xem có được duyệt thoáng không đã.
  Ôi, Quê tôi bao giờ hết dịch, liệu Thát - Chơ có dập dịch được không ?

Dân Miến Điện được tự do công đoàn và đình công

Thân nhân tù nhân được ân xá chờ đón người nhà được tự do trước nhà tù Rangoon hôm 12/10/2011. Giờ đây người dân Miến Điện lại được nới lỏng thêm tự do lập công đoàn và đình công.
REUTERS/Soe Zeya TunThanh Phương
Hôm nay, 14/10/2011, các giới chức Miến Điện cho hãng tin AFP biết là đạo luật mới về công đoàn và đình công, được Quốc hội Miến Điện thông qua gần đây và được tổng thống Thein Sein phê chuẩn hôm thứ ba (11/10) vừa qua, đã bắt đầu có hiệu lực.


Đạo luật mới này xóa bỏ luật về công đoàn năm 1962, cho phép người dân Miến Điện kể từ nay được tự do thành lập các công đoàn và đình công, theo đúng pháp luật. Cụ thể, theo luật này, người lao động, ngoại trừ quân nhân và cảnh sát, được quyền thành lập công đoàn với tối thiểu là 30 thành viên, với danh xưng và logo riêng.

Họ cũng được quyền tổ chức đình công với điều kiện báo trước 14 ngày và nêu rõ số người tham gia. Tuy nhiên, những người làm việc trong các lĩnh vực trọng yếu như điện nước, y tế, viễn thông, cứu hỏa, thì không được phép đình công. Luật mới cũng không cho phép đóng cửa nơi làm việc.

Tuy chưa được coi là hoàn hảo, nhưng luật mới về công đoàn và đình công đã được phe đối lập và Liên hiệp quốc hoan nghênh. Phát ngôn viên Liên đoàn quốc gia vì dân chủ hôm nay cho rằng : « Chúng ta không thể nói là mọi thứ đều tốt trong luật mới, nhưng chúng ta phải hoan nghênh luật này ».

Tổ chức Lao động Quốc tế cũng lên tiếng khen ngợi luật mới về công đoàn và đình công của Miến Điện, xem đây là một « bước tiến quan trọng ». Tuy nhiên, theo ông Steven Marshall, trưởng đại diện của cơ quan này ở Miến Điện, trong một quốc gia mà những nhà bảo vệ quyền lợi người lao động thường bị vào tù, cần phải có thời gian để thay đổi trong luật đì vào thực tế. Hơn nữa, một số người chắc chắc là sẽ vẫn chưa dám đình công.

Dầu sao, đạo luật về tự do công đoàn và đình công tiếp nối nhiều cử chỉ khác, cho thấy chính phủ mới tại Miến Điện đang cố chứng tỏ thực tâm cải tổ dân chủ của họ. Gần đây nhất, hôm thứ tư vừa qua, chính quyền Miến Điện đã thả khoảng 200 tù chính trị, trong khuôn khổ đợt ân xá hàng ngàn phạm nhân.


Nguồn : RFI

12 tháng 10, 2011

Cơ quan cắm cọc và đặt dải phân cách có phạm luật ?

 Truyền thông rộ lên chuyện các cơ quan quản lý giao thông Hà nội cắm biển, phân làn đường ở 12 tuyến phố đã gây ra nhiều tại nạn cho người đi lại và cả nhân viên của họ.
 Cảnh các cột cắm đỏ trắng, có biển cấm đi ngược chiều bị đâm vô tội vạ, hình ảnh các lái xe máy bị ngã, nằm lăn lóc dưới đường, máu me nhễ nhại, cả nhân viên của  cơ quan điều hành giao thông cũng bị đâm vào - nghe như chuyện trên sao hỏa.
 Ông phó giám đốc giao thông công chính trả lời trên VTV tối qua cứ giơ tay, lắc đầu và đổ lỗi cho người đi lại là không có ý thức, không nhìn ngó nên ...đâm, ngã, tai nạn.  Ông này quả thực quan liêu và vô trách nhiệm, thậm chí vô cảm đến gần như đá sỏi.
 Khoan hãy nói đến cái hai mươi bốn tỷ dùng cho việc cắm chỗ này, chặn chỗ kia chưa ai thanh tra kiểm toán xem có đúng không, chỉ nói về vấn đề đơn giản : anh mang cái cọc ra đường cắm vào cái chỗ mà mọi người vẫn hôm qua đi làm chưa có, hôm nay bỗng dưng có. Anh phải làm như thế nào để không để xảy ra những tai nạn cho bao người như thế trong khi tắc đường và hỗn loạn vẫn y nguyên ?
 Thử hỏi anh : nếu anh mang quyển luật giao thông đường bộ ra đọc lại xem, nếu anh đang đi ở đường không có giải phân cách, trước khi vào làn đường có giải phân cách cứng ( cọc hoặc bê tông, lan can sắt...) thì phải có gắn biển gì để bà con biết ? không có lẽ  trong luật không bắt buộc phải có biển báo là đàng trước sắp có phân làn ? phải có đèn nháy vàng cách điểm anh cắm cọc và phân làn trong thời gian đầu để bà con đi lại biết không ?..vv và vv miễn là ai cũng được cảnh báo trước khi đi vào đoạn đường có phân làn,  bỗng dưng có ...cắm cọc.
Hãy bỏ xe hơi, xe máy để đi bộ như em !
 Vì thế, trước khi đổ lỗi cho bà con thì anh phải xem lại mình đã làm đúng chưa đã. Tôi sợ rằng chính anh nếu cho đi xe máy trên các đoạn mà quân anh cắm cọc, không cẩn thận anh cũng đâm như thường, khi đó anh mới nghĩ khác được.
 Việc làm cắm cọc, phân làn theo anh thì sẽ giải quyết được tắc và đưa ý thức bà con vào lề lối chứ ? Không đâu anh ạ, nếu anh nghĩ vậy thì duy ý trí lắm vì chỉ khi luật nghiêm minh với tất cả các loại xe, cả xe công và tư, cả các anh cũng phải cắm biển cho đúng luật đã ban hành, như thế mới hy vọng giải quyết được phần nào thôi.
 Còn để chấm dứt tắc đường trong Thủ đô thì chỉ có phương pháp khác, đó là cấm 80 % Dân hiện nay ở ...nội thành.
 Hy vong là anh biết đọc báo mạng để xem bà con la ó gì các anh, thiếu phản biện cho từng việc làm thì quỷ sẽ lấy mất trí khôn đó anh ạ.

11 tháng 10, 2011

Đường sắt trên cao tối ưu hay cầu cạn tối ưu hơn ?

 Báo chí đăng tin anh Thăng - vâng, anh Thăng bộ trưởng giao thông mới lên - vừa cho lệnh khởi công dự án tàu điện trên cao tuyến Hà Đông - Cát Linh trị giá hơn 552 triệu USD chỉ dài 13 km.
 Ảnh : VNexspress
 Tính nhẩm mỗi km chi mất khoảng hơn 42 triệu USD  ! tại thời điểm này chỉ tính 21500 VNĐ /1 USD nếu qui ra tiền ta thì vào khoảng ...dài quá thôi bà con tự lấy máy tính ra tính giùm.
 Ai có thông tin về dự án cầu cạn từ Pháp vân - Nội bài thì xem giúp, mỗi ki lo mét hết bao nhiêu USD, cho tôi và bà con biết xin cám ơn. Để làm gì ? vâng, để bà con rảnh rỗi lúc đang thất nghiệp tính xem hai con đường này nó có cái gì hay ? Nói theo kiểu đầu tư thì thế này : " cái nào tối ưu về kỹ thuật, tối ưu về kinh tế hơn ?"
  Chỉ riêng vấn đề cái gì chạy trên hai cái đường đó thì ai cũng tính được : cầu cạn thì xe nào cũng đi được, nó coi như một con đường bình thường, xe cộ đa dạng xuất xứ, các hãng các kiểu có thể dùng được ít nhất đến khi chúng ta tiến lên hiện đại hóa. Xe trâu, xe lam, công nông và xe đạp chỉ cho đi ở ngoại thành, thậm chí xe máy cũng sẽ không cho đi, hiện đại như bên Tàu rồi. Sang Quảng châu đi từ sân bay về phố có thấy cái xe máy nào đâu, hiện đại phải như thế chứ.
 Còn đường cho tàu điện đi thì hiện đại rồi, chỉ dành riêng cho mình nó đi, xe nào léng phéng thì chặn ba rie luôn. Hơn nữa, tàu điện chỉ mua của Tàu, tuốt tuột phần mềm phần cứng đều phụ thuộc vào bên ngoài. Chưa biết lấy gì đảm bảo chất lượng  và an toàn đây ?

Nếu sự cố lật tàu xảy ra thì cái gì cản nó khỏi rơi khỏi đường, lan can ? tường thành hay cọc thép đủ cứng ?Ảnh : SGTT
   Theo quan điểm của cá nhân thì tôi ủng hộ cái cầu cạn hơn là cái đường cho tàu điện, nhất là đường cầu cạn sẽ kích thích phát triển cho việc sản xuất, sử dụng xe buýt và các phương tiện công cộng trong nước làm ra hơn. Chưa nói là tàu điện và đường cho nó chỉ phục vụ mỗi việc chở khách, không phục vụ vận tải khác. Về kỹ thuật thi công lại đơn giản, các nhà thầu ta làm được hết, sản xuất trong nước và chi phí rất hiệu quả, tạo ra việc làm cho các nhà thầu và dân ta, tiền ngân khố không phải mất quatrung gian là chủ thầu nước ngoài.
 Nếu thử đem một đoàn tàu điện ra, lấy xe buýt xếp dài bằng nó và  thử nghiệm thì chắc chắn xe buýt hiệu quả hơn nhiều về tần xuất chở khách, xuất phát và dừng đơn giản nhất là khi xe buýt được chạy trên đường có ít xe máy hoặc không có xe máy.
 Tàu điện khởi động và dừng 12 ga như thế thì thời gian chắc chắn thua xe buýt, chưa nói là tiền mua tàu chắc chắn đắt gấp  ...n lần mua xe buýt sản xuất trong nước.
 Cứ càng tính chi tiết ra thì càng thấy vô lý không hiểu tại sao lại chọn tàu điện và phải làm đường dành riêng cho nó như thế, bảo vệ phương án tối ưu là đơn vị nào, ai phản biện ... ? không biết được.
 Để cuối cùng thì tàu điện đã được khởi công, cầu cạn Pháp vân cũng đang làm, cái nào hay hơn thì thời gian sẽ trả lời.
 Xe buýt Hà nội năm 2011.
Biết đâu tàu điện trên cao lại là dấu ấn của anh Thăng khóa này.Nhớ lại ngày xưa khi làm đường dây 500 KV thì Bác Kiệt đã tạo được dấu ấn đáng nhớ khi quyết tâm làm, khi một số ý kiến không đồng tình. Dù sao thì theo mình, tàu điện trên cao vẫn không phải là phương án lựa chọn tối ưu so với đường cầu cạn. Loại đường có thể dùng chung cho các phương tiện giao thông.

Quảng Ninh cho " hơn 30 văn nghệ sỹ đi sáng tác ở " nước ngoài" ! ''

 Kinh quá, trong khi cả nước đang oằn mình chống chọi với báo lũ, vỡ đê, lạm phát tăng giá, thất nghiệp tràn lan, đời sống Nhân dân cả nước đang vô cùng khốn khó thì :
HƠN 30 VĂN NGHỆ SỸ QUẢNG NINH ĐI SÁNG TÁC Ở NƯỚC NGOÀI



Lãnh đạo tỉnh Quảng ninh vừa tạo điều kiện và cấp kinh phí từ nguồn ngân sách cho Hội văn học, nghệ thuật của tỉnh tổ chức cho 32 văn nghệ sỹ đi thực tế sáng tác ở nước ngoài.


Theo Quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng ninh: Đoàn văn nghệ sỹ đi thực tế sáng tác tai nước CHND Trung Hoa gồm 16 người. Trong thời gian 10 ngày, Đoàn đi thực tế tai Thủ đô Bắc kinh, thành phố Thượng hải và Hàng châu, Tô châu. Đoàn văn nghệ sỹ đi thực tế sáng tác tại nước CHDC nhân dân Lào gồm 16 người. Trong thời gian 7 ngày, Đoàn đi thực tế tại cố đô LuangPhrabang, và thủ đô Viên chăn.


Đây là lần đầu tiên tỉnh Quảng ninh tổ chức cho các Đoàn văn nghệ sỹ đi thực tế sáng tác ở nước ngoài. Theo Đề án " Xây dựng đội ngũ làm công tác văn học, nghệ thuật tỉnh Quảng ninh giai đoạn 2011-2015 định hướng đến năm 2020" thì hàng năm tỉnh Quảng ninh đều cử các Đoàn văn nghệ sỹ đi thực tế sáng tác ở nước ngoài nhằm mở rộng môi trường và tạo cảm hứng mới trong quá trình sáng tạo văn học, nghệ thuật.

LÊ TOÁN

 Nguồn " Phongdiep.net

 Bình thêm : chả biết sau mỗi lần đi như vậy về thì các ông bà nhà văn kia có báo cáo, có viết được gì  hay không ? hay lại giống như lớp 3 của con gái tôi : cả lớp tả cây hoa hồng do cô viết sẵn mẫu lên bảng, cháu nào chép giống thì điểm 10, cháu nào tự tả cây hoa theo cảm nhận từ cây hoa hồng ở nhà thì điểm 6 ?
 Thật chán ngán cho cái cách tiêu tiền cho văn học nghệ thuật của mấy anh Quảng Ninh. Còn cho đi cả Lào để viết văn thì tôi cũng xin kính nể các anh, sao không cho đi Libya hay Aicap để viết luôn ?
Sinh hoạt văn nghệ của Công ty Tinh Vân

10 tháng 10, 2011

Bố già rồi vẫn sinh nhật ?

Mừng Thăng Long 1001 năm tuổi, tiện thể cũng là sinh nhật U50, chạy qua Vân đình làm hai đôi vịt, một nướng một luộc để mời bà con hàng xóm.
 về đến đầu làng gặp ngay ông anh trưởng khu cũ đang mua mướp đắng, hỏi làm tiệc gì thì anh bảo : đang định ăn mừng ngày giải phóng Thủ đô. Ô thế thì bác sang nhà em luôn, có cái tiệc vịt rất to.
 Hóa ra bác ta đã làm sẵn con thỏ nuôi được. Mang nguyên một mâm sang. Rượu Minh Mạng đây, mời bà con.




Trẻ con gần 2 chục đứa, sắp vỡ cả nhà nhưng vui như đi biểu tình vậy.
Gớm, mâm các bà các cô cũng xôm ra trò, cô nào cũng hai con nên cứ phát ...xinh ra, toàn trên 60 ký cả. Anh em phát sốt, anh nào yếu bóng vía là cứ nhìn cái ngất liền.
( Mat dien , sorry)