28 tháng 4, 2012

Bà Bùi Hằng được hưởng ..." khoan hồng" !


  Theo bản tin của báo An ninh Thủ đô thì vì có đơn của gia đình cộng với nhân dịp Quốc tế lao động, một phần do " cải tạo tốt tại trại Thanh Hà " nên đã được " khoan hồng, trả về địa phương để giáo dục ...".
 Bà Bùi Hằng đã có vài lần gây rối, mất trật tự công cộng tại bờ Hồ gươm - báo bảo thế.

      Bà Bùi Hằng trong một lần gây rối ở Bờ hồ Hoàn Kiếm  cùng đám trí thức bất mãn.

 Sáng nay bạn bè của bà cũng đã được biết UBND Hà nội trả lời Luật sư Hà Huy Sơn về việc bà Hằng không có chữ ký trong đơn khiếu nại quyết định 5225 - do ông Khanh phó chủ tịch ký sau khi bắt Bà Hằng tại Sài gòn, vì không có chữ ký của Bà nên " không có căn cứ để giải quyết". 
  Đùng cái chiều tối báo An ninh đưa tin Bà Bùi Hằng được về nhà cho địa phương giáo dục tiếp, hóa ra ông ủy ban với ông nhà báo mỗi ông mỗi việc không liên quan đến nhau thì phải, cứ chủ động làm việc của mình.

              Một lần gây rối của Bùi Hằng ở Đường Lâm cùng nhóm người mẫu Quốc tế.

 Đầu năm, Cụ Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh đã gửi thư yêu cầu Hà nội phải trả tự do cho cô Bùi Hằng nhưng Hà nội lờ tịt đi.
  Trong một diễn biến khác, nhiều nhân sỹ trí thức tại Hà nội mới ký văn bản để đề nghị đối thoại với ông Phạm Quang Nghị về các quyền công dân trong đó có việc liên quan đến bà Bùi Hằng, dạo gửi đơn sang thì ông Nghị đang đi thăm và làm việc với Cu ba nên chưa kịp trả lời.
  Do báo chí chưa được gặp bà Buì Hằng nên chưa biết cụ thể là quyết định trả tự do cho bà Bùi Hằng là do bên nào : Hà nội - nơi ra quyết định 5225 - hay do các cấp cao hơn ? chắc chỉ nay mai thì truyền thông sẽ cho bạn đọc biết rõ việc này.
  Chỉ mỗi chuyện liên quan đến bà Bùi Hằng mà cũng tốn khá nhiều giấy mực, tốn khá nhiều thời gian của nhiều người, thậm chí cả mấy Cụ già như Giáo sư Ngô Đức Thọ, Cụ Lê Hiền Đức cũng phải vất vả lặn lội lên tận trại Thanh hà để xem nơi ấy ra sao, có giáo dục được bà Bùi Hằng khá hơn không ?

 Blogger sẽ đưa tin tiếp về vụ bà Bùi Hằng để bà con được rõ kẻo nhiều báo không đưa tin.

Trả lời của Hà nội về đơn của Luật sư Hà Huy Sơn - vụ Bùi Hằng

 Không biết chỗ làm cái văn bản trả lời này họ  có trình độ gì ?

Tham khảo một văn bản trả lời của một Đại biểu Quốc hội : 

26 tháng 4, 2012

VIDEO: TOÀN CẢNH CƯỚP ĐẤT TẠI VĂN GIANG SÁNG 24.4.2102 (TIẾP THEO)

VIDEO: TOÀN CẢNH CƯỚP ĐẤT TẠI VĂN GIANG SÁNG 24.4.2102 (TIẾP THEO)


 
VIDEO TOÀN CẢNH CƯỠNG CHẾ TẠI XÃ XUÂN QUAN, HUYỆN VĂN GIANG, HƯNG YÊN SÁNG 24 THÁNG 4 NĂM 2012
2 video đầu là cảnh lúc 6h sáng trên khu vực xã Phụng Công, Cửu Cao:



 

Và các video Clip khác, cũng công bố lần đầu:
Đoàn Xe đoàn người kéo vào Xuân Quan:

Sau khi trấn áp đợt 1, xe máy xúc đang thẳng tiến vào càn quét:


Đoàn người xe tiến vào Xuân Quan sau đợt trấn áp đầu tiên:



Đoàn xe chở quân vào cướp đất đang giấu xe về huyện:


XD blog.

Hải quân Mỹ nhặt rác trên cảng Tiên Sa, Đà Nẵng!

  Từ khi bắt đầu chuyền thăm Đà Nẵng hôm 23/4 đến nay, chiều nào thuỷ thủ trên các chiến hạm của Hạm đội 7 Hoa Kỳ cũng phân công nhau nhặt rác trên cầu cảng Tiên Sa!

Hải quân Mỹ nhặt rác trên cảng Tiên Sa, Đà Nẵng!
Các thuỷ thủ trên soái hạm USS Blue Ridge dàn hàng ngang nhặt rác trên cầu cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) - Ảnh: HC
15g30 chiều 25/4, tại cảng Tiên Sa (Đà Nẵng), PV báo điện tử Infonet thấy một tốp hơn 10 thuỷ thủ từ soái hạm USS Blue Ridge của Hạm đội 7 Hoa Kỳ từ trên tàu bước xuống, trên tay mỗi người đều cầm một chiếc bao nilon to.
Họ nhanh chóng dàn hàng ngang đi suốt cầu cảng số 1 và số 2 là nơi hai tàu USS Blue Ridge và USNS Safeguard đang cập vào trong chuyến thăm kéo dài 5 ngày của 3 chiến hạm thuộc Hạm đội 7 Hoa Kỳ. Thỉnh thoảng họ lại cúi xuống nhặt cái gì đó cho vào bao nilon. Hoá ra họ đang... nhặt rác!
Hải quân Mỹ nhặt rác trên cảng Tiên Sa, Đà Nẵng!
Họ tỉ mỉ nhặt nhạnh mọi thứ rác, dù chỉ là một mẩu tàn thuốc bé tí! - Ảnh: HC
Trong bộ quân phục trông rất... dữ dằn, cả tốp thuỷ thủ cao to tỉ mỉ nhặt từng cái rác, dù là vỏ chai nước, mảnh giấy lộn hay thậm chí chỉ là mẩu tàn thuốc bé tí, bất kể những thứ đó do ai vứt xuống cầu cảng này. Vừa nhặt rác họ vừa hô to hiệu lệnh rồi lại nói chuyện với nhau rất vui vẻ, cứ như không hề có những ánh mắt lạ lẫm đang nhìn vào họ!
Một công nhân làm tại cảng Tiên Sa cho hay, từ khi hai tàu USS Blue Ridge và USNS Safeguard cập vào hôm 23/4 đến nay, cứ đến cuối buổi chiều lại có một tốp thuỷ thủ trên tàu xuống nhặt rác ở cầu cảng. Đây là việc làm hoàn toàn tự nguyện của họ, và chính nhờ thế mà dù đón cùng lúc gần 2.000 quân "đổ bộ" nhưng cầu cảng Tiên Sa vẫn luôn sạch sẽ!
Hải quân Mỹ nhặt rác trên cảng Tiên Sa, Đà Nẵng!
Các thuỷ thủ Mỹ tỏ ra rất vui sau khi dọn sạch vệ sinh cầu cảng Tiên Sa - Ảnh: HC
"Tôi làm ở cảng Tiên Sa đã lâu năm, từng thấy đủ loại tàu lớn, tàu nhỏ, tàu hàng, tàu du lịch, tàu quân sự của nhiều nước trên thế giới cập vào đây nhưng hiếm khi thấy có chuyện thuỷ thủ trên tàu xuống nhặt rác ở cầu cảng như thế này. Họ làm như vậy khiến đôi khi mình quen tay định vứt thứ gì đó xuống cầu cảng thì tự nhiên cũng thấy chột dạ!" - anh công nhân nói.
Trong rất nhiều điều mà các sĩ quan, thuỷ thủ các chiến hạm thuộc Hạm đội 7 Hoa Kỳ mang đến Đà Nẵng trong chuyến thăm hữu nghị lần này, chuyện nhặt rác trên cầu cảng Tiên Sa dù rất nhỏ và chắc chắn không nằm trong chương trình "hợp tác huấn luyện", nhưng hẳn sẽ gợi lên nhiều suy nghĩ về ý thức bảo vệ môi trường ở mọi lúc, mọi nơi!
HẢI CHÂU -  info net

Báo Anh đưa tin trang nhất về vụ Văn Giang.

Dùng vũ lực mạnh với dân Văn Giang

Cập nhật: 10:25 GMT - thứ tư, 25 tháng 4, 2012
Sau vụ cưỡng chế đất ở diện rộng tại huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên hôm thứ Ba ngày 24/4 khiến hàng chục nông dân bị bắt giữ, BBC tìm hiểu phản ứng và ý kiến của người dân và một số nhà quan sát.
Chính quyền huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, đã huy động lực lượng hùng hậu gồm hàng ngàn cảnh sát cưỡng chế các nông dân kiên quyết bám trụ không giao đất để xây dựng khu đô thị thương mại-du lịch Ecopark.
Một số hành ảnh video được đưa lên mạng sau đó cho thấy đã có hành động bạo lực mạnh tay của lực lượng cưỡng chế đối với những người nông dân phản kháng.
Trong một video gần 10 cảnh sát và những người mặc thường phục đeo băng đỏ đã xông vào dùng dùi cui và tay chân đánh hội đồng một nông dân không vũ khí.
Sau đó có nhiều tiếng ổn ào và có tiếng nổ.
'Dân sẽ trắng tay'
Bà Lê Hiền Đức, một người vận động cho dân quyền có tiếng tại Việt Nam cho biết, đêm 22/4 bà đã có mặt tại Văn Giang.
“Tôi không có gì phải giấu diếm, tôi về để bảo vệ dân tôi.”
"Tôi cảm tưởng như đang trong trận chiến đấu ác liệt cách đây nửa thế kỷ mà tôi đã từng phải chiến đấu …lửa cháy ngút trời."
Bà Lê Hiền Đức
Bà cũng cho biết, trước đó, chính quyền đã tìm cách ngăn cản không cho Lê Hiền Đức có mặt với dân.”
“Tôi nhìn thấy cảnh sát cơ động chi chít. Cảnh sát địa phương áo xanh lá mạ cũng đầy ra.”
"Tôi đứng đấy, tôi gặp tất cả bà con. Bà con đang khóc ầm ĩ kêu gào.
Nghe những tiếng khóc của các cụ già tám, chín mươi tuổi, thương lắm. Chỉ có súc vật mới không động lòng thôi."
Bà Hiền Đức mô tả về những gì bà chứng kiến hôm 24/4 là trận chiến đấu ác liệt.
“Tôi cảm tưởng như đang trong trận chiến đấu ác liệt cách đây nửa thế kỷ mà tôi đã từng phải chiến đấu …lửa cháy ngút trời.”
Bà cho biết các lực lượng đã dùng súng hơi cay, “đánh đập dân rất dã man”.
"Đây rõ ràng là lực lượng ấy đang cưỡng chế dân."
"Tôi ngồi tôi khóc. Tôi ức quá mà tôi khóc vì tại sao tôi không bênh vực được những con người như thế.
"Tôi gọi đó (thanh niên bị đánh) là những thanh niên dũng cảm, dám đối mặt với lực lượng công an."
"Họ đàn áp vô cùng tệ hại. Bắn súng, đánh đập một cách rất dã man."
Tuy nhiên, do tiếng nổ quá to, bà không phân biệt được là súng gì.
Công an cưỡng chế
Hưng Yên dùng tới hàng ngàn cảnh sát để trấn áp dân Văn Giang
Bà tâm sự. “Tôi nhục nhã đến mức là, thời kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, tôi đã từng hy sinh tuổi thanh xuân của tôi, tôi đã chiến đấu đủ mọi hình thức, mọi ngả đường nhưng bây giờ hoà bình rồi, mà tôi phải cải trang.”
“Hôm qua, tôi phải mượn cái nón rách, cáo áo nâu, quần sắn móng lợn để trà trộn vào với nhân dân. Nếu không nó nhìn thấy mình, nó thay đổi thái độ ngay.”
“Có như thế thì mới chứng kiến được hành động của họ đối với những người dân lành.”
“Có những người ngày hôm qua là trắng tay rồi, không còn gì cả, thì cuộc sống ngày mai đây họ sẽ ra sao?.”
“Đây là dấu hỏi rất to, tôi mong công luận sẽ đánh dấu hỏi cho những người dân Văn Giang hôm qua.”
Trao đổi với BBC, luật sư bất đồng chính kiến Lê Quốc Quân nói ông tin rằng chính quyền địa phương đã có ‘vi phạm nghiêm trọng’ khi ‘sử dụng vũ lực trái pháp luật’ trong hành động cưỡng chế.
Qua các hình ảnh video mà ông xem được, ông Quân cho biết lực lượng công cả mặc đồng phục lẫn không mặc đồng phục và đeo băng đỏ ‘cùng nhau vây dân lại bắt dân và đánh dân’.
LS Quân cho biết ông không nắm trong tay các hồ sơ, thủ tục thu hồi và cưỡng chế đất của chính quyền Văn Giang nên không biết rõ liệu các quyết định này có hợp pháp hay không, tuy nhiên ông đặt câu hỏi về hành vi của công an.
Xâm phạm thân thể
“Họ đánh rất nặng và dã man,” ông nói, “Điều này hoàn toàn sai pháp luật vì pháp luật quy định quyền tự do thân thể rất rõ.”
"Nếu tôi gặp một kẻ cắp thì việc ăn cắp có thể bắt giữ hoặc tri hô nhưng nếu đánh người ăn cắp đó thì tôi cũng phạm tội."
Luật sư Lê Quốc Quân
Ông nói những nông dân bị đánh đập hoàn toàn có thể kiện lực lượng cưỡng chế về tội ‘cố ý gây thương tích’.
Luật sư Quân viện dẫn logic luật pháp để giải thích điều này: “Nếu tôi gặp một kẻ cắp thì việc ăn cắp có thể bắt giữ hoặc tri hô nhưng nếu đánh người ăn cắp đó thì tôi cũng phạm tội.”
Ông cũng không cho rằng người dân Văn Giang phản kháng chống đối người thi hành công vụ vì theo như ông thấy qua hình ảnh được quay lại thì có đến hàng chục cảnh sát mặc quân phục lẫn không mặc quân phục vây vào đánh chỉ một người.
“Nói họ (nông dân Văn Giang) chống (người thi hành công vụ) là hoàn toàn sai vì họ chỉ có một (đối đầu với công an) và họ rất hiền lành,” ông nói.
Ông cho biết pháp luật không quy định số lượng người tham gia cưỡng chế nhưng trong vụ việc ở Văn Giang thì chính quyền ‘đã huy động lực lượng quá sức’.
Ông cũng nhận thấy một điểm ‘sai’ trong quyết định thu hồi đất của chính quyền Văn Giang là đã không cho phép người dân thương thảo trực tiếp với chủ đầu tư để bồi thường theo giá thị trường vì đất đai của họ bị thu hồi cho mục đích thương mại của tư nhân chứ không phải mục đích an ninh quốc phòng.
BBC sẽ tiếp tục tì̉m hiểu ý kiến của các bên về vụ việc để cập nhật bài này.

25 tháng 4, 2012

ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI ĐẶNG THỊ HOÀNG YẾN KHÔNG VI PHẠM LUẬT BÁO CHÍ NHƯ SỞ 4 T LONG AN NGỘ NHẬN

Tội ác khó tha thứ !

Bằng chứng về sự đàn áp dã man trong cuộc cưỡng chế Văn Giang 24/4/2012


 PS: Không biết lãnh đạo ngành công an Việt nam sẽ phải trả lời như thế nào sau khi xem xong clip này ? các sỹ quan an ninh suy nghĩ gì sau khi xem clip này ?
 Những tên công an cầm gậy vụt thẳng vàohai người đàn ông áo trắng sơ vin -  đồng bào của mình khi họ không hề làm gì, gây rối hay chống trả kia.
 Tôi vô cùng phẫn nộ và thấy không biết nói sao với người nhà của mình đang làm trong ngành an ninh.

23 tháng 4, 2012

Quán ăn quanh bệnh viện ...bẩn kinh dị !

Quán ăn quanh bệnh viện…bẩn kinh dị

- Nồi niêu xong chảo cáu bẩn, ruồi nhặng bu đầy, thức ăn phơi đầy trên bàn, chủ quán chẳng thèm che đậy, thậm chí thịt lợn rán xong được đặt ngay cạnh bãi rác…

TIN BÀI KHÁC:

Nhìn đã thấy buồn nôn

11h30 – Khi phóng viên VietNamNet tới phố Phương Mai thì hàng chục quán ăn nằm quanh khu vực cổng bệnh viện Việt Pháp, bệnh viện Lão khoa Trung ương đã đông kín khách. Nhiều người do đến muộn nên buộc phải đứng ngoài xếp hàng, chờ đến lúc có bàn trống để vào ăn. Có không ít người, do không đủ kiên nhẫn chờ đợi nên đành chấp nhận mua cơm, thức ăn đựng vào túi nilon rồi xách ra một quán nước nào đó gần bệnh viện để ăn, trong đó có cả những cô y tá mặc áo blouse trắng.

Chảo rán và thịt rán xong để ngay cạnh bãi rác cho…nguội
Điều oái oăm là mặc dù gần bệnh viện, chủ yếu phục vụ đối tượng là bệnh nhân, người nhà bệnh nhân vốn rất cần sự vệ sinh nhưng tại các quán cơm phở này, vệ sinh lại trở thành thứ không thể có. Bát đũa xếp thành từng rổ đặt ngay dưới sàn nhà đầy rác, trơn nhẫy và bẩn thỉu.

Chưa hết, mặc dù thức ăn cũng được gọi là được bày trong tủ kính nhưng đa phần những chiếc tủ kính trong các quán ăn này đều chỉ có kính ở mặt trước, hai bên trống hoác cho ruồi nhặng tha hồ bay lượn. Đã vậy, có lẽ vì đông khách nên người bán hàng cũng chẳng buồn dùng găng tay nilon để lấy thức ăn cho khách. Đôi tay làm đủ mọi việc từ sáng sớm nên cáu bẩn, nhem nhuốc cứ điềm nhiên bốc thức ăn để vào đĩa mà chẳng thấy vị khách nào kêu ca hay phàn nàn.



Chả nướng và khay lòng tràng trứng bốc mùi thum thủm
Cách dãy hàng cơm không xa là dãy hàng bún phở, mặc dù không đông khách nhưng ở đây cũng chẳng ai buồn quan tâm đến vệ sinh chứ đừng nói gì đến VSATTP. Các loại thịt ăn kèm với bún – phở nằm la liệt trên bàn, trên móc treo, dưới gầm bàn để chúng có điều kiện thi gan với nắng và bụi. Kinh dị hơn, khi phóng viên VietNamNet ghé mũi vào ngửi thử một đĩa tràng trứng gà vịt thì phát hiện chúng đã bắt đầu có mùi thum thủm, bề mặt thịt có chỗ đã ngả sang màu nâu đỏ nhưng chủ hàng vẫn để lại để bán cho khách ăn.

Trong khi đó, tại khu vực ngã tư Tràng Thi – Phủ Doãn, ngay sát bãi giữ xe của bệnh viện Việt Đức thì 3 quán cơm “hộp nhựa” cũng đang vào giờ đông khách. Ba bà chủ quán cùng dăm sáu người giúp việc cũng đang bận tíu tít lấy thức ăn, sắp xếp chỗ ngồi trên vỉa hè và tính tiền cho khách. Sở dĩ người ta gọi đó là những “quán cơm hộp nhựa” vì toàn bộ bát đĩa cho khách ăn, đồ đựng thức ăn của quán đều là đồ nhựa. Bán hàng ở đây cũng có cái tiện, khách ăn xong, còn phần nào thừa chủ quán chỉ việc gạt thẳng xuống miệng cống sau lưng để giúp lũ chuột đêm có cái ăn. Chẳng biết có phải vì ngày nào cũng có đồ ăn sẵn hay không mà lũ chuột sống quanh khu vực này con nào con nấy đều béo mẫm và có dáng vẻ khá đường bệ?!

Cháo dinh dưỡng cũng bốc mùi!


Trong số cả nghìn bệnh nhân nằm tại các bệnh viện ở Hà Nội mỗi ngày, không phải ai cũng đủ khỏe để ăn cơm phở mà họ buộc phải ăn cháo, thậm chí có những người chỉ có thể ăn cháo qua đường ống xông. Nắm bắt được như cầu của bệnh nhân, hàng loạt những quầy cháo dinh dưỡng đã nhanh chóng mọc lên quanh khu vực cổng các bệnh viện.

Cầm trên tay hộp cháo thịt bò được xay nhuyễn, chị Nhâm - ở Thái Bình đang chăm sóc bố trong viện Lão khoa cho biết: “Mấy ngày nay bố tôi cứ kêu đau họng, khó nuốt nên tôi đành phải ra mua cháo để chiều cụ”. Khi được hỏi “Trước khi mua cháo chị có để ý đến chất lượng thịt và dụng cụ chế biến của nhà hàng không?” thì chị Nhâm ngập ngừng: “Họ đề biển là cháo dinh dưỡng thì chắc phải đảm bảo vệ sinh và chất lượng rồi. Mà mình chỉ cốt sao mua cho nhanh để người nhà kịp ăn rồi còn uống thuốc nên cũng chẳng để ý nhiều!”.



Cháo dinh dưỡng = nồi bẩn + thịt ôi
Có lẽ chính vì sự dễ dãi của người nhà bệnh nhân nên chủ các quầy cháo dinh dưỡng cũng lờ luôn chuyện vệ sinh. Thịt – rau tất tật đều bày ngay trên mặt quầy để hứng gió bụi, nồi nấu và máy xay cháo đầy mảng bám giống như tảng cháy cơm dưới đáy nồi gang. Tại một quầy cháo dinh dưỡng trước của bệnh viện Nhi Trung ương, mảng bán quanh nồi nấu cháo còn dày đến mức khiến ai nhìn thấy cũng nghĩ ngay đến chuyện chiếc nối này đã lâu không được cọ rửa.

Chẳng cần phải ghé mũi vào ngửi mà chỉ cần đứng gần những hộp thịt, cá và rau xay nhuyễn bày trên mặt quầy cháo dinh dưỡng, người thính mũi có thể nhận thấy mùi hôi do thịt cá đã bị biến chất. Nhìn kỹ hơn, có thể thấy bề mặt của những miếng thịt đã bắt đầu khô lại.

Đi cùng tôi đảo một vòng qua hàng loạt các khu vực quán ăn quanh những bệnh viên lớn như Bạch Mai, Việt Đức, Phụ sản, Nhi Trung ương, viện E, viện K..v..v..chứng kiến cảnh tượng bẩn thỉu đến kinh dị của các quán ăn quanh bệnh viện, anh bạn kiến trúc sư ngao ngán lắc đầu: “Nếu không được ông chỉ thì chắc tôi cũng chẳng để ý đến chuyện sạch bẩn, giờ nghĩ lại mới thấy sợ vì cũng đã có đôi ba lần mình vào ăn ở mấy quán kiểu này. Chẳng biết tại sao họ làm ăn mất vệ sinh, bẩn thỉu đến vậy mà vẫn được cấp Giấy chứng nhận Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tài thật?!”.

M.Thành - VNN

Philippines thật đáng ngưỡng mộ !

‘Quân đội Philippines sẵn sàng bảo vệ đất nước’

Một quan chức quân sự Philippines tuyên bố binh lính nước này sẵn sàng bảo vệ đất nước nếu bị Trung Quốc tấn công ở bãi đá ngầm Scarborough hay những vùng lãnh thổ tranh chấp khác.

Ảnh: armchairgeneral

Tuy nhiên, vị quan chức này khẳng định, ông mong muốn tranh chấp được giải quyết bằng biện pháp hòa bình thông qua phân xử quốc tế.

Phát biểu trong buổi lễ khánh thành một trường học do quân Phippines và Mỹ tham dự cuộc tập trận Balikatan (vai kề vai) xây dựng, Chỉ huy Bộ tư lệnh các lực lượng vũ trang miền Tây Juancho Sabban nhấn mạnh rằng, quân đội nước ông sẵn sàng bảo vệ người dân và quốc gia trong trường hợp nếu bị Bắc Kinh tấn công xung quanh chuyện tranh chấp.

“Nếu điều đó xảy ra, đó sẽ là cuộc chiến tranh với quyết tâm bảo vệ độc lập và chủ quyền của chúng tôi”, tướng Sabban nói. Nhưng ông cho rằng, tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc nên được giải quyết bằng phương cách hòa bình, cho dù binh lính Philippines sẽ không lùi bước nếu bị tấn công.

Vị tướng này khẳng định, tình hình hiện tại “có những diễn biến xa hơn” và chính phủ quốc gia yêu cầu quân đội tỏ rõ lập trường, sau đó “như những người lính, chúng tôi sẽ lên tiếng như những gì các nhà lãnh đạo quốc gia kêu gọi”.

Nói về cuộc tranh chấp xung quanh bãi đá ngầm Scarborough, ông Sabban cho rằng: “Nếu họ viện dẫn lịch sử, chúng tôi còn có nhiều hơn thế. Bãi đá ngầm Scarborough là một phần lãnh thổ của Philippines và tôi không nghĩ rằng, họ (Bắc Kinh) nên tuyên bố chủ quyền ở đó”.

Vị tướng đã đáp trả một cảnh báo từ Trung Quốc cho rằng, cuộc tập trận quân sự Balikatan đang diễn ra giữa Mỹ và Philippines có thể dẫn đến xung đột vũ trang với Trung Quốc. Ông Sabban khẳng định, tập trận được tổ chức suốt 28 năm qua.

Ông khẳng định: “Chúng tôi sẽ hành động trước bất kỳ mối đe dọa nào, không chỉ đến từ Trung Quốc. Lực lượng vũ trang Philippines luôn kiên định bảo vệ lãnh thổ của mình”.

Về phần mình, Chỉ huy lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ ở Thái Bình Dương Duane Thiessen tuyên bố, Mỹ sẽ không ngừng cuộc tập trận hàng năm với Philippines.

Ông bác bỏ quan điểm của Trung Quốc rằng, cuộc diễn tập là một phần thể hiện chiến lược duy trì hiện diện của Mỹ ở Thái Bình Dương: “Mỹ chưa bao giờ rời khỏi Thái Bình Dương, chúng tôi không bao giờ muốn rời khỏi Thái Bình Dương và chúng tôi sẽ ở lại nhiều năm nữa”.

Các nước khác cần lên tiếng với TQ

Xung quanh cuộc đụng độ mới nhất xảy ra giữa Trung Quốc và Philippines tại bãi đá ngầm Scarborough ở Biển Đông, Ngoại trưởng Philippines hôm 22/4 đã thúc giục các quốc gia khác bày tỏ rõ ràng lập trường về hành động khiêu khích mới của Trung Quốc.

"Kể từ khi tự do hàng hải và thương mại không bị cản trở ở Biển Đông trở nên rất quan trọng với nhiều quốc gia, thì tất cả cần xem xét những gì Trung Quốc đang gắng sức thực hiện ở bãi đá ngầm Scarborough”, ông Albert del Rosario nói. "Tất cả, không chỉ là Philippines, cuối cùng sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực nếu chúng ta không tỏ rõ lập trường về vấn đề này”, ông viết trong một tin nhắn SMS gửi tới các phóng viên.

Ông nhấn mạnh rằng, các nỗ lực của Trung Quốc nhằm tuyên bố chủ quyền với toàn bộ Biển Đông như vùng lãnh thổ của họ là “hoàn toàn vô căn cứ”.

Tuyên bố của Ngoại trưởng Philippines đưa ra giữa lúc căng thẳng ngày một leo thang sau khi Trung Quốc điều động thêm các tàu tới bãi đá ngầm Scarborough - chỉ cách đảo Luzon của Philippines khoảng 230km.

Theo bản đồ mà hải quân Philippines cung cấp cho báo chí, điểm đất liền gần nhất của Trung Quốc với bãi Scarborough là tỉnh Hải Nam cũng cách phía tây bắc bãi đá ngầm đến 1.200km.

Trung Quốc đưa ra tuyên bố chủ quyền với hầu hết Biển Đông khi viện dẫn những bằng chứng lịch sử, kể cả các vùng nước sát gần bờ biển của Philippines và các quốc gia Đông Nam Á khác.

Vụ việc mới nhất xảy ra giữa Trung Quốc và Philippines ở Biển Đông bắt đầu từ 8/4 khi Philippines phát hiện ra 8 tàu cá Trung Quốc tại bãi đá ngầm Scarborough và cử tàu chiến tới bắt giữ ngư dân Trung Quốc.

Bãi đá ngầm Scarborough hình móng ngựa là một trong số hàng trăm hòn đảo, bãi đá ngầm tranh chấp ở Biển Đông - vùng biển được tin là giàu trữ lượng dầu và khí, nguồn cá và có những tuyến vận chuyển quan trọng nhất thế giới. Trung Quốc đưa ra tuyên bố chủ quyền với hầu hết vùng biển này, dù Philippines và những nước khác cũng khẳng định chủ quyền ở Biển Đông.

Thái An- VNN (tổng hợp)