19 tháng 5, 2012

Thương binh lo vấn đề năng lượng !

  Hôm qua, vừa hay lúc mình có việc qua chỗ Gò Đống Đa thì nghe tin trên mạng là có rất nhiều xe thương binh đến Viện hán nôm để các bố thương binh gạt bảo vệ xông vào, đòi lên tầng 3 gặp TS Diện !
  Bỏ mẹ bọn quản lý năng lượng chỗ mấy tay bạn mình đang làm rồi, các bố thương binh đòi TS Diện gỡ bỏ bài trên cờ lốc phản đối cái chỗ Nhật nó cho vay 10 tỷ đô để làm nguyên tử hay hột nhân gì đấy. Ái già, làm ăn sao mà để đến cái hột nhân cũng không quản được, khiến các chiến sỹ bỏ cả hai chân ở chiến trường rồi vẫn phải lê đi lo là sao ?
Hạt nhân và xe ba bánh - một ý tưởng hay.

  Khốn nạn là lúc mình xin vào trong, leo lên tầng 3 thì gặp ngay bố thương binh tên Công, hai chân nhựa có đục lỗ, tay chống gậy nhựa. Vấn đề là bố lại là cùng quê mình, bạn chiến đấu và cùng đội thương binh với ông chú mình ở trận đánh Tàu 79 mới bỏ mẹ ! dạo trước còn đi đòi đất cho dân oan ở chỗ vườn hoa Hà đông cơ mà.
Đã có xô xát, vỡ ấm chén và bình cứu hỏa  quăng .

Các Cụ già cũng kéo đến xem đông nghẹt thư viện.

 Chào nhau, bắt tay, thôi chết rồi, thế đéo nào mà bọn nào kích động anh đến đây ?
Gọi ông chú hỏi thì ông bảo : " bọn nào sai ? để tao hỏi xem ".
  Thế là bố chống gậy ra cổng liền, miệng bảo : để tối về anh em gặp nhau bia hơi  rồi nói chuyện, chuyện dài lắm không nói ở đây được.
  Ừ để hỏi xem thì biết ngay cái lý do điện hột nhân với mấy cái bài trong cờ lốc cờ leo kia là do thằng nào nhờ các bố lên hỏi, bia hơi là ra ngay thôi mà. Mà còn mấy cái ông Viện hán nôm, Đất nước giao cho các ông quản lý viện, thư viện đang lưu giữ bao nhiêu tư liệu quý về Biển đông, về Trung quốc - nhiều tài liệu quyết định việc thắng thua trong vấn đề ta đòi lại chủ quyền biển đảo đang bị Tàu khựa cưỡng chiếm, ấy thế mà các bố để ai cũng vào dễ như bỡn !
 Nói dại nó mà cho mẹ quả mìn cháy thì ra tro hết cái thư viện, lúc ấy lại bảo do ...lửa.
Khổ thân chú em nói là công an ở phường Trung Liệt đến muộn lúc 11 giờ 25, không đeo biển tên lại bị Cụ Đức bắt nghe một bài ung thủ.

17 tháng 5, 2012

Biểu tình đòi nợ - luật có chưa ?

Vụ đòi nợ ở Agribank: Hàng loạt DN gửi đơn kêu cứu tới Thủ tướng
  
 Sáng nay, các công ty liên quan đến vụ đòi nợ hàng trăm tỷ đồng tại ngân hàng Agribank đã gửi đơn kêu cứu tới Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
>> Luật sư mổ xẻ vụ ‘đòi nợ tập thể’ tại Agribank
>> Agribank lên tiếng vụ 'đòi nợ tập thể'
>> Hàng trăm người ‘vây’ Agribank…đòi nợ
>> Chạy xe lòng vòng 'tố' Agribank chiếm đoạt tiền

Các công ty gửi đơn kêu cứu tới Thủ tướng bao gồm: công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên, công ty Cổ phần Thép Việt Nhật, công ty TNHH Thương mại Tràng An  và công ty Cổ phần Kim khí Hà Nội.
 Đơn kêu cứu tới Thủ tướng của các doanh nghiệp.

Theo nội dung đơn, các công ty cho biết, Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam - Chi nhánh Hồng Hà phát hành bảo lãnh ngân hàng để bảo lãnh cho công ty cổ phần Xuất Nhập Khẩu Tân Hồng thực hiện hợp đồng với các công ty nói trên. Nghĩa vụ bảo lãnh của Ngân hàng Nông nghiệp đã phát sinh từ cuối năm 2011 và phạm vi nghĩa vụ đối với số tiền gốc bao gồm với công ty Gang thép Thái Nguyên là 17,2 tỷ đồng, công ty Việt Nhật là 29,44 tỷ đồng, công ty Tràng An là 40 tỷ đồng, công ty Kim khí là 20 tỷ đồng.

Agribank hôm nay huy động đông đảo lực lượng bảo vệ, lập rào chắn không cho công nhân tiếp cận trụ sở.

Trong thời hạn hiệu lực của bảo lãnh và khi nghĩa vụ bảo lãnh của Ngân hàng Nông nghiệp phát sinh, các công ty này đã thực hiện đầy đủ các thủ tục theo quy định của pháp luật và theo cam kết tại bảo lãnh để yêu cầu Agribank thực hiện nghĩa vụ. Tuy nhiên, Agribank đã vi phạm cam kết bảo lãnh và trì hoãn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Cho đến nay, Agribank chưa đưa ra được bất kỳ một căn cứ pháp lý nào để từ chối việc thanh toán (kể cả ký làm việc trực tiếp và các công ty yêu cầu nhưng đại diện ngân hàng cũng không đưa ra được căn cứ từ chối) mà Agribank chỉ nêu ra vi phạm của cán bộ ngân hàng. 

Do không còn cách nào khác, hàng trăm công nhân vẫn đội nắng đòi nợ trên vỉa hè.Ảnh: Nhật Nam

Đứng trước bờ vực phá sản do chưa được thanh toán các khoản nợ của công ty Tân Hồng, các công ty đã trực tiếp đến trụ sở của Agribank để yêu cầu thanh toán. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, Agribank vẫn chưa có bất cứ động thái nào cho thấy sẽ trả khoản nợ bảo lãnh cho Tân Hồng.

Ở một diễn biến khác, sau nhiều ngày tập trung tại trụ sở của Agribank, hôm nay phía Agribank đã lập rào chắn, huy động lực lượng bảo vệ không cho cán bộ, công nhân viên các công ty tiếp cận trụ sở. Tuy nhiên, do không còn cách nào khác, hàng trăm công nhân vẫn kiên nhẫn “đội nắng” phía ngoài vỉa hè trụ sở Agribank...

Quản lý dùng giày đánh thâm mặt nữ công nhân đang mang thai

  Đã 5 ngày nay (từ ngày 11/5 - 16/5), hàng nghìn công nhân Công ty giày Sunjade, tại KCN Lễ Môn, TP Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hóa tập trung tại cổng công ty đình công tập thể sau vụ quản lý người Đài Loan của công ty này đánh một công nhân nữ đang mang thai.

Quản lý dùng giày đánh thâm mặt nữ công nhân đang mang thai
Đã 5 ngày nay, hàng nghìn công nhân, Công ty Giày Sanjade đình công, sau vụ quản lý người Đài Loan đánh nữ công nhân đang mang thai. Ảnh Xuân Hải.
Theo một số công nhân cho biết, khoảng 15h 30 chiều ngày 11/5, một quản lý người Đài Loan đã dùng giày và rổ nhựa đánh tới tấp vào mặt, người chị Nguyễn Thị Phương (đang mang thai), công nhân tại phân xưởng E, sưng tím mặt mày phải vào nhập viện tại Bệnh viện Hợp Lực. Quá bức xúc trước hành động trên của quản lý người Đài Loan, hơn 8.0000 công nhân đã nghỉ việc để đình công.
Ngoài ra lý do trên, hàng nghìn công nhân còn đề nghị Công ty Sunjade, phải thực hiện đúng theo mức lương quy định của Nhà nước đối với doanh nghiệp.
Quản lý dùng giày đánh thâm mặt nữ công nhân đang mang thai
Đã 5 ngày công nhân đình công nhưng phía Công ty giày Sunjade vẫn chưa có động thái gì để giải quyết tình trạng trên. Ảnh Xuân Hải.
Chị Đỗ Thị Thủy, công nhân phân xưởng B, Công ty giày Sunjade bức xúc: “Suốt hai năm qua, Công ty chưa thực hiện tăng lương theo định kỳ cho chúng tôi, toàn công ty còn 650 công nhân hiện chưa được cấp sổ BHXH. Chúng tôi đề nghị công ty điều chỉnh đơn giá khoán sản phẩm, giảm bớt cường độ lao động, phải tăng chế độ ăn cho công nhân...
“Chúng tôi đã làm việc tại công ty hơn 2 năm nhưng mức lương chỉ có 1.500.000đ/người tháng, trong khi đó giá mức chi phí sinh hoạt như: thuê nhà, điện nước, thực phẩm đều tăng, không đảm bảo đời sống. Ngoài ra, chế độ thai sản đối với các sản phụ làm việc tại công ty không được đảm bảo, công ty không thực hiện chế độ nghỉ 6 tháng đối với nữ công nhân khi sinh nở”, chị Thủy cho hay.
Ông Lê Đức Huấn, Phó Chủ tịch Liên đoàn lao động tỉnh Thanh Hoá cho biết, trước sự việc trên LĐLĐ tỉnh đã trực tiếp xuống Công ty Sunjade để nắm bắt tình hình từ phía người lao động và có buổi làm việc với đại diện lãnh đạo công ty. Đồng thời, đề nghị Công ty Sunjade nhanh chóng giải quyết việc chủ quản đánh công nhân; xem xét thực hiện ngay việc cấp sổ BHXH, điều chỉnh đơn giá sản phẩm, cải thiện bữa ăn và môi trường làm việc để người lao động yên tâm làm việc.
Tuy nhiên, đã 5 ngày nay Công ty giày Sunjade vẫn chưa có động thái gì để giải quyết sự việc trên.
XUÂN HẢI - INFONET.

14 tháng 5, 2012

Trường điểm Ba đình không bằng cổng Chùa Hương quê mình.

Xem cảnh bà con Thủ đô đạp đổ cánh cổng văn hóa ở Ba đình để giành bằng được một xuất đơn đăng ký cho con vào cái gọi là trường điểm mà mình và đám bạn cùng ở nhà quê cười đến đứt ruột.
 Ai lị trường điểm hẳn của Ba đình mà làm cái cổng để cho mấy mụ đàn bà chân yếu tay mềm bụng béo   thế cũng ẩy đổ được, chỉ xem cái cổng là biết cái trường này thiết kế chả ra gì, máu xây dựng như mình thì cho đó là sản phẩm của một đám thiết kế nông văn dền.

          Cổng gì làm điêu thế này mà là của trường điểm há ?

 Dạo trước mình làm thầu chính xây mở rộng cái trường Quốc tế cho bọn Unit ở Ciputra năm 2003 nên thấy cái trường điểm Ba đình chỉ phọt phẹt hơn nhiều cái cổng soát vé ở Chùa hương quê mình.
 Bạn nào từng đi Chùa Hương gần đây thì biết, cả ngàn người đông như kiến nếu muốn qua cổng thì cũng đố có mà chen ngang hay trèo qua hòng trốn vé được, có gì đâu, chỉ làm mấy cái con lươn ngoằn ngoèo để chỉ đi lọt một người theo hàng, qua cổng chính chỗ bến đò lên hay lối vào cáp treo cũng thế, dễ òm. Vậy mà giữa Ba đình, kêu là trường điểm, lẽ ra phải văn mình từ cái cổng thì cuối cùng hóa ra lởm vậy, chắc lại bốc phét thuê vài tay bợm lừa lăng xê để móc túi nhà giàu trọc phú mà thôi.
 Còn dám bảo là nơi đây Ngô Bảo Châu dân gốc quê mình từng học ở đấy mới kinh chứ, khiếp thế thì ai  là đồ nhà giàu háo danh chả móc túi ra, chen bẹp thằng khác để con mình có thể thành một Bảo Châu bảo gì đấy trong tương lai ?
  Cái cổng đơn giản là cái cổng nhưng cũng thể hiện tầm của những ai lãnh đạo trường đó, một ông ấm ớ thì làm sao biết cái cổng tiêu chuẩn " chống chèo, chống đạp đổ " là zư lào ?
  Mà kể cả ông cứ lăng xê là trường điểm hay cuốc tế cuốc teo mà cái cổng èo ọt như cái liếp che nhà tắm ở quê thời hợp tác xã thế lấy gì để đảm bảo rằng trường ông là điểm, có là điểm phọt phẹt thì có. Chỉ khổ cho các đồ nhà giàu háo danh dẫm đạp cả lên văn hóa, dẫm đạp cả lên đồng loại để cốt giành cho con mình một cái tương lai ảo - đó chỉ  là một thứ mầm ác sẽ đẻ ra thói quay lưng lại nỗi đau đồng loại trong tương lai mà thôi.
 Trường điểm cái gì, có mà ...trường biếm thì có.

Điệp khúc “ngoài ý muốn”!


  Vụ cưỡng chế thu hồi đất ở Văn Giang rốt cuộc không chỉ là vấn đề đất đai.

Đoạn phim ghi lại cảnh hai nhà báo của Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) bị lực lượng mặc sắc phục công an lẫn thường phục hành hung bằng dùi cui và chân tay ngay tại thời điểm diễn ra vụ cưỡng chế đã làm dấy lên sự phẫn nộ của dư luận trong những ngày qua. Làm việc với lãnh đạo VOV chiều 10-5, Giám đốc Công an tỉnh Hưng Yên Trần Huy Ngạn cho biết: “Hai nhà báo bị hành hung, bắt giữ là việc xảy ra ngoài ý muốn, đáng tiếc” và “mong được thông cảm”.
Đây là cách phát biểu thường thấy của những lãnh đạo phải đứng mũi chịu sào, nhằm tìm kiếm một phản ứng hòa hoãn của các bên trong thời gian họ phải xử lý vụ việc. Tuy nhiên, ông Ngạn không thực sự thể hiện được năng lực phát ngôn trước công chúng của mình để có được cái ông đang tìm kiếm.
Đầu tiên, ta có thể đặt câu hỏi: Vụ hành hung hai nhà báo này xảy ra ngoài ý muốn của ai? Của ông Ngạn hay của nhóm người tham gia vụ hành hung? Nếu nó xảy ra ngoài ý muốn của ông Ngạn thì rõ ràng năng lực chỉ huy lực lượng của ông đã không chi phối được hành vi của cấp dưới, dẫn đến hành vi lạm quyền của họ. Nếu những hành vi dã man này xảy ra ngoài ý muốn của chính những người thực hiện thì họ là những người thiếu hoặc mất năng lực hành vi, đáng lẽ cần phải được điều trị thay vì nắm trong tay quyền lực nhà nước để đi cưỡng chế. Điều đau lòng và bi kịch sẽ xảy ra nếu những hành vi này nằm “trong ý muốn” của những người cầm dùi cui.
Trên thực tế, chúng ta có rất nhiều vụ việc xảy ra ngoài ý muốn.
Những vụ thất thoát, thua lỗ hàng ngàn tỉ đồng ở những người “anh cả” của nền kinh tế như Vinashin, Vinalines, PetroVietnam, Sông Đà… đều ngoài ý muốn.
Ai có ý muốn để mặc cho học sinh miền núi phải bơi qua sông đến trường, dẫn đến những cái chết thương tâm mỗi năm? Ai có ý muốn mỗi ngày phải đối mặt với hàng tiếng đồng hồ kẹt xe và khói lửa có thể bốc lên bất kỳ lúc nào? Ai có ý muốn để mất người thân, ruột thịt của mình ở bệnh viện chỉ vì sự tắc trách và thói ăn tiền vô tội vạ của một vài y, bác sĩ?
Điều đặc biệt cần nhấn mạnh là: Việc phải đóng thuế để trả lương cho những cán bộ kém năng lực và thoái hóa đạo đức hoàn toàn là việc ngoài ý muốn của dân. Đó đúng là một điều “đáng tiếc” nhưng không ai “thông cảm” cho dân cả.

Phapluattp.vn

13 tháng 5, 2012

Mùa hè của NO - U

  Sáng, chạy về quê ăn giỗ Ông nội một mình bởi năm nay là năm đầu tiên không có Chip và Bim về. Trời nắng nóng như thiêu đốt, quê giờ cũng bê tông hóa nhiều, nhà tầng nhiều hơn cây xanh nên càng nóng dữ.
 Chiều 3 pm chạy ra sân Mic - Lê Văn Lương để tham dự trận NO - U thứ ...n, thằng khỉ  Lã Dũng đi thuê vào giờ đang nắng ( 3pm 45 bắt đầu) khiến các cầu thủ đá bóng mà như đang dội nước vào người.
 Phía Sài gòn cũng đá với đội hình có màu áo như Hà nội, gửi ảnh ra ngay khi trận đấu vừa xong :

Sài gòn ra sân rất vui.

Phóng viên sân cỏ

Cổ động viên nhí.

Cổ động viên xinh.

Cổ động viên kiêm phóng viên tập sự.
 Sau vài chục trận thì thấy thể lực của các cầu thủ đã tăng lên khá tốt, cổ động viên cũng đa dạng và chuyên nghiệp hơn nhiều, điều đó cho thấy rằng thể thao nói chung và bóng đá nói riêng có sức hút rất ác liệt, hơn hẳn ba trò game giếc chỉ quyến rũ được lũ nhóc béo ị, lười vận động.

 Bà con nếu muốn có được những nụ cười và tiếng hò hét sảng khoái, hãy ra sân với NO - U chúng tôi, đảm bảo là  bà con sẽ được toại nguyện.