Vua không ngai nay hết thời nom thương quá.
TP – Cuối cùng, thủ đô Tripoli thất thủ. Cuối cùng, người dân Lybia biết vài phần về cuộc sống xa hoa của nhà lãnh đạo Moammar Gadhafi, người mà hơn 40 năm trước lật đổ chế độ quân chủ, tức vương triều của vua Idris I, để mở ra một chế độ mới dựa trên cái gọi là “dân chủ nhân dân trực tiếp”. Nhưng không vì thế mà Lybia bước vào một kỷ nguyên dân chủ.
Dân Libya tụ tập mừng chiến thắng.
Nhà lãnh đạo Gadhafi dùng đủ mọi cách để xây đắp một “vương triều” mới, ở đó ông trở thành ông vua, dù trên danh nghĩa không có ngai vàng chính thức. Đại tá Gadhafi, như ông tự phong, ngồi trên ngai vàng ấy tới 42 năm trước khi làn sóng dân chủ, với sự hậu thuẫn đầy toan tính của phương Tây, cuốn phăng đế chế Gadhafi chỉ trong vài tháng.
Cho dù đại tá Gadhafi chưa bị bắt, hay chưa ai xác nhận rằng ông đã chết, nhưng có thể chắc chắn: vương triều Gadhafi đã đến ngày tàn. Vì sao? Vì ánh hào quang của một lãnh tụ tối cao, lắm khi có thể được mang ra so sánh với những vị thánh, đã bị lột trần. Chứng kiến lối sống xa hoa với những khu biệt thự quá ư sang trọng,bể bơi ngập tràn ánh nắng, những trang bị nội thất đắt tiền, những chai rượu xuất xứ từ các nước phương Tây, ở những quốc gia mà người từng đứng đầu Lybia từng không ít lần coi là những thứ xấu xa của thế giới, người dân Lybia chắc chắn sẽ phải xem lại những gì từng được nghe, được tuyên truyền, những luận thuyết “vĩ đại và sâu xa” của vị lãnh tụ tối cao.
Và cho dù lực lượng trung thành với ông Gadhafi có chiếm lại được thủ đô Tripoli, ông Gadhafi thoát nạn trở về thì “một nước Lybia của ngày nay chắc chắn không phải là Lybia của ngày xưa nữa”. Mọi bức màn nhung đã hạ, mọi đám khói sân khấu chính trị đã tan, để người dân Lybia nhìn rõ chân dung những diễn viên trên sân khấu quyền lực nước mình.
Có thể ai đó sẽ lên tiếng trách cứ NATO, xem họ là những kẻ đạo đức giả, tất cả chỉ vì lòng tham, vì những giếng dầu trữ lượng cao của Lybia. Nhưng tiên trách kỷ, hậu trách nhân. Nếu ta giữ gìn, không hớ hênh, tạo điều kiện cho người khác động lòng tà thì đời sẽ bớt đi những tay trộm cướp. Nếu sau khi lật đổ vương triều phong kiến, ngài đại tá Gadhafi mở ra một thời kỳ dân chủ, quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, bầu bán công khai, minh bạch quyền lực thì đâu có ngày phải chui lủi như một ông vua thất thế và bao nhiêu công lao gây dựng nền cộng hòa ở Lybia trở nên vô nghĩa, ngoại bang có cớ để can dự.
Trong chính trị, rất khó nói chuyện đúng sai vì nói một cách đơn giản, chính trị là nghệ thuật giành và giữ quyền lực. Nhưng dù có quyền nhưng không phát huy dân chủ, “lòng dân không theo” như cách nói của Hồ Nguyên Trừng, con trai Hồ Quý Ly ở Việt Nam, không nhà nước nào có thể trụ vững, dù có bày ra nghìn kế trăm phương hòng duy trì ngôi báu.
Xuân Thủy.
Nhà lãnh đạo Gadhafi dùng đủ mọi cách để xây đắp một “vương triều” mới, ở đó ông trở thành ông vua, dù trên danh nghĩa không có ngai vàng chính thức. Đại tá Gadhafi, như ông tự phong, ngồi trên ngai vàng ấy tới 42 năm trước khi làn sóng dân chủ, với sự hậu thuẫn đầy toan tính của phương Tây, cuốn phăng đế chế Gadhafi chỉ trong vài tháng.
Cho dù đại tá Gadhafi chưa bị bắt, hay chưa ai xác nhận rằng ông đã chết, nhưng có thể chắc chắn: vương triều Gadhafi đã đến ngày tàn. Vì sao? Vì ánh hào quang của một lãnh tụ tối cao, lắm khi có thể được mang ra so sánh với những vị thánh, đã bị lột trần. Chứng kiến lối sống xa hoa với những khu biệt thự quá ư sang trọng,bể bơi ngập tràn ánh nắng, những trang bị nội thất đắt tiền, những chai rượu xuất xứ từ các nước phương Tây, ở những quốc gia mà người từng đứng đầu Lybia từng không ít lần coi là những thứ xấu xa của thế giới, người dân Lybia chắc chắn sẽ phải xem lại những gì từng được nghe, được tuyên truyền, những luận thuyết “vĩ đại và sâu xa” của vị lãnh tụ tối cao.
Và cho dù lực lượng trung thành với ông Gadhafi có chiếm lại được thủ đô Tripoli, ông Gadhafi thoát nạn trở về thì “một nước Lybia của ngày nay chắc chắn không phải là Lybia của ngày xưa nữa”. Mọi bức màn nhung đã hạ, mọi đám khói sân khấu chính trị đã tan, để người dân Lybia nhìn rõ chân dung những diễn viên trên sân khấu quyền lực nước mình.
Có thể ai đó sẽ lên tiếng trách cứ NATO, xem họ là những kẻ đạo đức giả, tất cả chỉ vì lòng tham, vì những giếng dầu trữ lượng cao của Lybia. Nhưng tiên trách kỷ, hậu trách nhân. Nếu ta giữ gìn, không hớ hênh, tạo điều kiện cho người khác động lòng tà thì đời sẽ bớt đi những tay trộm cướp. Nếu sau khi lật đổ vương triều phong kiến, ngài đại tá Gadhafi mở ra một thời kỳ dân chủ, quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, bầu bán công khai, minh bạch quyền lực thì đâu có ngày phải chui lủi như một ông vua thất thế và bao nhiêu công lao gây dựng nền cộng hòa ở Lybia trở nên vô nghĩa, ngoại bang có cớ để can dự.
Trong chính trị, rất khó nói chuyện đúng sai vì nói một cách đơn giản, chính trị là nghệ thuật giành và giữ quyền lực. Nhưng dù có quyền nhưng không phát huy dân chủ, “lòng dân không theo” như cách nói của Hồ Nguyên Trừng, con trai Hồ Quý Ly ở Việt Nam, không nhà nước nào có thể trụ vững, dù có bày ra nghìn kế trăm phương hòng duy trì ngôi báu.
Xuân Thủy.
Nguồn : TPonline
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét