16 tháng 9, 2015

Đường sắt Cát Linh Hà Đông - Sự thật đã phơi bày !

Đường sắt Cát Linh-Hà Đông: Sự thật đã phơi bày

(Tin tức thời sự) - Bên cạnh việc chỉ rõ những sai phạm của Tổng thầu Trung Quốc, Bộ GTVT cần có những biện pháp xử lý cương quyết hơn. 

Phải giải quyết với tinh thần cương quyết, triệt để
Ngày 14/9, tại cuộc họp kiểm điểm Dự án án đường sắt Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội), ông Lê Kim Thành, Tổng Giám đốc Ban Quản lý dự án Đường sắt, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã thẳng thắn đã nhận xét Tổng thầu Trung Quốc: "Trong mọi vấn đề, Tổng thầu hứa cả trăm lần nhưng không thực hiện, cứ như họ đang giấu giếm điều gì đó…”.
Hơn nữa, đang trong giai đoạn nước rút với những yêu cầu cấp bách về tiến độ, nhưng Tổng thầu Trung Quốc thì vẫn “bình chân như vại”, thậm chí cố tình kéo dài thời gian hoàn thành dự án.
Trước thông tin này, chia sẻ với Đất Việt, ngày 15/9, ông Lê Kim Thành cho biết: "Bây giờ mọi nhận định về nhà thầu cũng đã được chỉ ra tại cuộc họp kiểm điểm, cho nên cái gì đến sẽ đến".
Bày tỏ quan điểm với Đất Việt, chuyên gia giao thông TS Nguyễn Xuân Thủy cho rằng, điều này là bằng chứng xác đáng cho thái độ tinh thần trách nhiệm, ý thức của nhà thầu TQ đang có nhiều vấn đề, kéo dài thời gian làm trì trệ tiến độ thi công dự án, dẫn tới những hành vi khuất tất, yếu kém cả về năng lực lẫn tinh thần trách nhiệm.
Và việc Bộ GTVT chỉ thẳng lỗi của nhà thầu, không chỉ một lần mà đã nhiều lần, đó cũng là trường hợp hiếm gặp.
Ông Thủy phân tích: "Hiện nay, chúng ta phụ thuộc Trung Quốc vì nguồn vốn ODA, phía Trung Quốc cầm chắc thế vững nên gây khó khăn cho Việt Nam. Ở đây, rõ ràng, việc chọn nhà thầu không những là vấn đề năng lực, mà còn là cả vấn đề ý thức, đạo đức nghề nghiệp, tính tổ chức, kỷ luật trong quan hệ với đối tác. Nhà thầu Trung Quốc tất cả các yếu tố đều yếu kém, nhất là đối với quan hệ quốc tế. 
Một nhà thầu quốc tế thể hiện như vậy là trình độ quá thấp cả về đạo đức nghề nghiệp, cũng như năng lực chuyên môn. Cho nên, việc chọn nhà thầu trong dự án này là sai lầm".
Tuy nhiên, theo ông Thủy, Tổng thầu Trung Quốc đã đi quá sâu vào dự án, khi dự án đã được thực hiện 50-60%, sắp hoàn thành, thì khó quay trở lại. 
Cũng như chuyện theo nhà thầu hứa thì chỉ cần 6 tháng để hoàn thành, nhưng điều đó nhất định không thể thực hiện vì dự án hiện nay quá nhiều phần chưa hoàn thiện, lắp ghép dầm, dòng diện vẫn chưa xong, trong khi còn rất nhiều hạng mục khác chưa làm. Nên mốc thời gian 6 tháng có thể coi là phi lý.
Bức xúc, ông Thủy cho hay: "Trước đây chúng ta đã từng nhận xét rất nhiều về Tổng thầu Trung Quốc, Bộ trưởng Thăng thậm chí thể hiện động thái cương quyết, chấn chỉnh nhà thầu, nhưng cái thế của chúng ta phụ thuộc vào hợp đồng, trong khi hợp đồng có nhiều kẽ hở, nên nhà thầu tha hồ tung hoành, trong khi chúng ta ngập sâu vào sự phụ thuộc nguồn vốn, ý thức trách nhiệm, lòng tin với nhà thầu.
Duong sat Cat Linh-Ha Dong: Su that da phoi bay
Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông 
Tuy nhiên, đây cũng được coi là nỗ lực của Bộ GTVT trong việc đảm bảo quyền lợi cho phía Việt Nam cả về chất lượng cũng như giảm thiểu số tiền đầu tư, khi liên tiếp đưa ra những nhận định cũng như chỉ thẳng lỗi của nhà thầu.
Nhưng phải bàn cặn kẽ ở tầm quốc gia, cụ thể từng công việc của công trình này, một cách khoa học thì mới có thể giải quyết được, thậm chí phải giải quyết với tinh thần cương quyết, triệt để, công bằng, khoa học".
Phải căn vào hợp đồng để giải quyết
Hiện nay, theo ông Thủy, cả xã hội đã không còn tin vào nhà thầu Trung Quốc và khi đã đến mức này thì Bộ GTVT nên báo cáo với Chính phủ đình chỉ nhà thầu này, buộc bên Trung Quốc chọn nhà thầu khác, đền bù những tổn thất đã gây ra cho Việt Nam.
Ông Thủy cho hay: "Vừa rồi công an đã làm được một số việc, tôi cho là nên làm, như cưỡng chế các nhà thầu ngăn chợ, ngăn đường mà không thực hiện thi công. Còn bây giờ rút ra bài học, kinh nghiệm thì có lẽ chưa cần bằng việc thúc đẩy tiến độ để hoàn thiện xong công trình".

TP Hồ Chí Minh tiếp tục ngập nặng !

16/09/2015 14:44

(NLĐO) – Đến chiều nay (16-9), hàng loạt tuyến đường ở TP HCM vẫn mênh mông nước, giao thông trì trệ trong khi nhiều nơi, trời vẫn tiếp tục mưa tầm tã.

Sau cơn mưa dai dẳng suốt chiều tối và đêm 15-9, TP HCM bị ngập nặng nhất từ đầu năm đến nay.
Đến chiều nay, 16-9, đường Lương Định Của, Nguyễn Hữu Cảnh (quận 2); Ấp Chiến Lược, Đất Mới (quận Bình Tân); An Dương Vương (quận 8); Quốc lộ 13, Linh Đông (quận Thủ Đức)… vẫn đang chìm trong biển nước, giao thông tê liệt, hàng ngàn xe chết máy dắt bộ.
Ngập nặng nhất xảy ra trên đường Ấp Chiến Lược (quận Bình Tân). Nhiều điểm, nước dâng cao gần 1 m, tràn vào cả nhà dân kéo theo rác thải bốc mùi hôi thối.

Nước ngập gần đến yên xe máy trên đường Ấp Chiến Lược (quận Bình Tân) sáng 16-9
Nước ngập gần đến yên xe máy trên đường Ấp Chiến Lược (quận Bình Tân) sáng 16-9
Người phụ nữ bế con lội bì bõm trong dòng nước đen trên đường Ấp Chiến Lược (quận Bình Tân) sáng 16-9
Người phụ nữ bế con lội bì bõm trong dòng nước đen trên đường Ấp Chiến Lược (quận Bình Tân) sáng 16-9
Nước tràn vào nhà dân ở phường Bình Trị Đông A (quận Bình Tân)
Nước tràn vào nhà dân ở phường Bình Trị Đông A (quận Bình Tân)
Chung cảnh ngộ, đường Mã Lò, Đất Mới (quận Bình Tân), đến chiều 16-9 cũng còn ngập sâu trong nước. Chị Thúy, nhà tại một con hẻm trên đường Mã Lò, ngao ngán: "Nước tràn vào nhà nên cả đêm qua (15-9) , gia đình tôi phải hì hục tát nước ra ngoài nhưng vẫn không hết. Dù trước đó vợ chồng tôi đã chuyển đồ đạc lên chỗ cao nhưng vẫn bị nước ngấm vào. Đến trưa nay mà ngoài đường vẫn ngập lênh láng nên không dám đi đâu".
Đường Lương Định Của (quận 2) cùng bị ngập nặng, kéo dài gần 1 km đoạn từ cầu Thủ Thiêm đến giao lộ Trần Não. Hàng trăm phương tiện đi qua đây bị chết máy, phải dẫn bộ. Nhiều người thấy nước ngập phải quay đầu xe để tìm hướng lưu thông khác. Một số người dân ra đường bắt cá.

Đường Mã Lò nước ngập đến đầu gối khiến mọi sinh hoạt của người dân bị đảo lộn
Đường Mã Lò nước ngập đến đầu gối khiến mọi sinh hoạt của người dân bị đảo lộn
Trưa 16-9, nước vẫn ngập lênh láng trên đường Lương Định Của (quận 2)
Trưa 16-9, nước vẫn ngập lênh láng trên đường Lương Định Của (quận 2)
Một người nước ngoài phải bì bõm dắt xe qua đoạn nước ngập trên đường Lương Định Của
Một người nước ngoài phải bì bõm dắt xe qua đoạn nước ngập trên đường Lương Định Của
Nhiều phương tiện chết máy phải đậu trên lề đường chờ nước rút mới dám lưu thông
Nhiều phương tiện chết máy phải đậu trên lề đường chờ nước rút mới dám lưu thông
Người dân lội nước trên đường Lương Định Của để bắt cá
Người dân lội nước trên đường Lương Định Của để bắt cá
Và số cá bắt được cũng khá nhiều
Và số cá bắt được cũng khá nhiều
Trong khi đó, cơn mưa tiếp tục trút xuống vào sáng 16-9 đã làm nhiều tuyến đường kẹt cứng. Trên Quốc lộ 1, đoạn trước khu Công nghiệp Vĩnh Lộc (quận Bình Tân), hàng ngàn người dầm mưa, lội nước đen trong cảnh kẹt xe. Xa lộ Hà Nội cũng ùn ứ nghiêm trọng trong cơn mưa lớn.
Hàng ngàn phương tiện chết dí trên Quốc lộ 1, đoạn trước khu Công nghiệp Vĩnh Lộc (quận Bình Tân) vào sáng 16-9
Hàng ngàn phương tiện "chết dí" trên Quốc lộ 1, đoạn trước khu Công nghiệp Vĩnh Lộc (quận Bình Tân) vào sáng 16-9
Do kẹt xe, nhiều người phải nâng xe máy qua dải phân cách để lưu thông ngược chiều bất chấp lệnh cấm
Do kẹt xe, nhiều người phải nâng xe máy qua dải phân cách để lưu thông ngược chiều bất chấp lệnh cấm

Xa lộ Hà Nội cũng chung cảnh ngộ kẹt xe trong cơn mưa tầm tã
Xa lộ Hà Nội cũng chung cảnh ngộ kẹt xe trong cơn mưa tầm tã
Theo số liệu của cơ quan chức năng, trận mưa vào chiều tối 15-9 là trận mưa lớn nhất từ đầu năm đến nay. Đồng thời, do triều cường lên cao đã gây ngập nặng trên nhiều khu vực ở TP.
Gia Minh

Ảnh trẻ em và trường học vùng cao.

Một số hình ảnh về trẻ em và trường học tại Than Uyên Lai Châu ( nhóm thiện nguyện NO U tới tặng quà trung thu và hơn ngàn áo rét cho các bạn nhỏ ) :
Ảnh. :  Lê Dũng Vova .


Lớp học





















Vì sao Nhật bản không có người ăn xin ?



VÌ SAO NGƯỜI NHẬT KHÔNG ĂN XIN DÙ NGHÈO ĐẾN MẤY ?

"Khi tôi hỏi giáo sư xã hội học Shimada tại đại học Keio, ông ấy trả lời rất đơn giản: “Thứ nhất, người Nhật Bản rất tự trọng, họ thà chết đói còn hơn xin của bố thí. Thứ hai, những người ăn xin luôn là đối tượng bị coi thường nhất ở đất nước Mặt trời mọc và cuối cùng, tinh thần võ sĩ đạo Samurai của Nhật Bản không cho phép họ làm vậy. Họ luôn ghi nhớ một quan niệm truyền thống: Một người cho dù đến bước đường cùng cũng không bao giờ nhụt chí”."

---------

http://showbiz.kiwi/paper/vi-sao-nguoi-nhat-ban-khong-bao-gio-an-xin-cho-du-ngheo-den-may-52030

Ở Nhật Bản, người ta không bao giờ nhìn thấy cảnh người ăn xin lang thang trên phố, không phải vì không có người nghèo, vậy thì lý do tại sao??

Nhật Bản là một cường quốc phát triển bậc nhất thế giới, người Nhật nổi tiếng là những “con ong” chăm chỉ cần cù, nhưng không phải vì thế mà đất nước này không có người nghèo, dù có là cường quốc giàu có thì đất nước nào cũng có những người vô gia cư, thiếu ăn từng bữa. Thế nhưng, tuyệt nhiên không bao giờ thấy bóng của những người ăn xin trên đường phố nước Nhật. Lý do là gì vậy?

“Tokyo không có cảnh người tàn tật ra đường ngửa tay xin tiền, thậm chí cũng không có đứa trẻ nào ngả mũ xin ăn. Tuy nhiêu nhiều người dân Nhật Bản đã từ chối nhận trợ cấp từ chính sách nhân đạo bởi vì họ cảm thấy làm vậy mình sẽ mất đi lòng tự trọng hay nhân phẩm của bản thân”.

Người Nhật Bản không ăn xin cho dù họ có thiếu thốn đến đâu, khác hẳn ở nhiều nơi trên thế giới này.

Một câu chuyện được kể lại khiến nhiều người phải suy ngẫm về lòng tự trọng của người Nhật:

“Vào một tối trời mưa phùn ở Tokyo không khác gì miền nam Trung Quốc, tôi về nhà hơi trễ. Trên đường về tôi gặp một ông lão cao tuổi đang đi chiếc xe đạp cũ kỹ, đằng sau xe chở một túi to chất đầy vỏ đồ hộp đã dùng hết. Trong đầu tôi bỗng hiện lên cảnh ngày mai khi mọi người vứt đồ đã dùng xong vào thùng rác, ông lão già nua này sẽ nhanh chóng tới thu lượm ve chai, cũng giống như khi ông tìm đến các nhà hàng để thu lượm vỏ đồ hộp người ta thải ra.

Hôm nay có lẽ là ngày hiếm hoi mà ông lão may mắn khi kiếm được nhiều vỏ lon như vậy. Trong thời tiết mưa phùn thế này, ông ấy sẽ có đủ tiền mua vài gói mỳ ăn liền, hai miếng đậu phụ, một chai rượu sa kê, ngồi dưới mảnh vải nhựa là nhà để thưởng thức món ăn xa xỉ và ngon miệng này.

Ông ấy là một người lang thang không nhà cửa, không nơi nương tựa. Theo số liệu thống kê, Tokyo có khoảng 2.000 người vô gia cư như ông.

Hè năm ngoái, tôi có dịp đến thăm bến tàu Edogawa tại Tokyo, là dịp để ngắm nhìn “nhà” của người vô gia cư. Mỗi khi có mưa, xung quanh bến tàu lại khá sạch sẽ, cạnh đó có một mảnh đất công để không nên những người vô gia cư chọn trú ngụ tại đây.

Nhà của họ đơn sơ với tấm nilon dày màu xanh da trời che phủ ở trên. Ai cũng có một cái giường nhỏ, một chiếc vô tuyến, nồi cơm nhỏ và vài đồ dùng lặt vặt khác. Tôi không biết làm Sao họ có được một chiếc máy phát điện nhỏ.

Hàng ngày người vô gia cư ở Tokyo đi lượm ve chai tại các ga tàu điện, nhặt báo do người khác đọc xong ném vào thùng rác hoặc vứt luôn ở ghế ngồi. Gần ga tàu điện cũng có một quầy bán tạp chí đã ra vài ngày trước đó với mức giá chỉ bằng nửa giá bìa cho những ai muốn giết thời gian. Và tất nhiên không có thanh tra nào tại Tokyo đi kiểm tra việc này.

Đa phần người vô gia cư đều đã cao tuổi, số ít ở lứa tuổi trung niên. Họ có thể từng là nhân viên văn phòng, tự doanh hoặc chủ doanh nghiệp nhỏ, nhưng vì một lý do nào đó, cuộc đời họ đi theo lối rẽ này để sống trên đường phố.

Ông lão cho biết hiện giờ ông hài lòng về cuộc sống thong dong không ràng buộc một năm qua.Chính phủ Nhật Bản có chính sách đãi ngộ đặc biệt cho người ngoài gọi là “trợ cấp nhân sinh”. Người nghèo không đủ điều kiện sinh tồn có thể đến chính quyền địa phương để xin trợ cấp dưới chính sách này.

Tại Tokyo, chính sách “trợ cấp nhân sinh” hàng tháng sẽ hỗ trợ người vô gia cư hay người nghèo 120.000 Yên (gần 1.000 USD), đủ để trang trải cuộc sống ở mức tối thiểu. Tuy nhiêu nhiều người dân Nhật Bản đã từ chối nhận trợ cấp từ chính sách nhân đạo bởi vì họ cảm thấy làm vậy mình sẽ mất đi lòng tự trọng hay nhân phẩm của bản thân.

Tôi cũng chưa bao giờ thấy một người ăn xin nào ở Tokyo, không có cảnh người tàn tật ra đường ngửa tay xin tiền, thậm chí cũng không có đứa trẻ nào ngả mũ xin ăn. Nhật Bản là đất nước không có người ăn xin, một hòn đảo với những điều thật khác thường so với nhiều nước khác.

Khi tôi hỏi giáo sư xã hội học Shimada tại đại học Keio, ông ấy trả lời rất đơn giản: “Thứ nhất, người Nhật Bản rất tự trọng, họ thà chết đói còn hơn xin của bố thí. Thứ hai, những người ăn xin luôn là đối tượng bị coi thường nhất ở đất nước Mặt trời mọc và cuối cùng, tinh thần võ sĩ đạo Samurai của Nhật Bản không cho phép họ làm vậy. Họ luôn ghi nhớ một quan niệm truyền thống: Một người cho dù đến bước đường cùng cũng không bao giờ nhụt chí”.

Những người vô gia cư ở Tokyo
http://ionovietnam.com/nhung-nguoi-vo-gia-cu-o-tokyo-198.htm

Người Nhật Vô Gia Cư

https://docongkysuu.wordpress.com/chuyen-muc-khac/bai-hoc-vo-gia-tu-nguoi-nhat-vo-gia-cu/