1 tháng 9, 2015

Giáo dục kiểu ... Kêu cứu !


Thí sinh ôm bảng kêu cứu, Bộ trưởng ra tay

 - Tối 31/8, Bộ GD-ĐT cho biết Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã trực tiếp chỉ đạo lãnh đạo Trường ĐH Y dược Cần Thơ phải nhận em Trần Văn Sâm, thí sinh đạt 26,5 điểm nhưng không đỗ đại học do "lỗi ở cơ sở".
Chiều 31/8, nhận được thông tin về việc thí sinh Trần Văn Sâm đạt 26,5 điểm nhưng không đỗ ĐH, Bộ trưởng GD-ĐT Phạm Vũ Luận đã trực tiếp gọi điện thoại cho lãnh đạo Trường ĐH Y dược Cần Thơ yêu cầu xem xét vụ việc và nhận thí sinh vào học nếu thông tin đúng như báo chí đã nêu. Việc thí sinh không được nhận vào học không phải do lỗi của thí sinh mà là lỗi của Sở Y tế Bình Thuận.
Thí sinh, Bộ trưởng
Trần Văn Sâm với tấm biển kêu cứu trên tay. (Ảnh: Pháp luật TPHCM)
Trước đó, theo thông tin phản ánh của báo Pháp luật TPHCM, sáng 31/8 tại tỉnh Bình Thuận, thí sinh Trần Văn Sâm ôm trước ngực tấm bảng với nội dung “Thi 26,5 điểm nhưng vẫn không được đến trường. Xin hãy giúp em!”. Sâm là thí sinh được Sở Y tế Bình Thuận cử đi thi liên thông y đa khoa tại Trường ĐH Y dược Cần Thơ vào ngày 15/7.
Dù đạt 26,5 điểm, cao nhất trong số 91 thí sinh mà Sở Y tế Bình Thuận cử đi thi nhưng Sâm không có tên trong danh sách 22 người ở Bình Thuận trúng tuyển. Sở Y tế Bình Thuận cho biết do thí sinh này không phải là viên chức Nhà nước nên bị loại dù có điểm cao nhất. Với số điểm của mình, Sâm còn thừa đến 2,5 điểm nếu đăng ký là thí sinh tự do ở kỳ thi này.
Sở Y tế Bình Thuận đã có văn bản gửi Trường ĐH Y dược Cần Thơ đính chính thông tin Sâm chỉ là viên chức hợp đồng nhưng do khi đăng ký dự thi, TP Phan Thiết đã cập nhật nhầm thông tin. Song nhà trường vẫn không nhận hồ sơ và yêu cầu thí sinh về khiếu nại với Sở Y tế Bình Thuận.
Trước đó Sâm đã tốt nghiệp y sĩ trung cấp, hơn 2 năm nay gần như làm không ăn lương tại Phòng khám Đa khoa Mũi Né.
Văn Chung
 8   
 
Ý kiến bạn đọc (4)
Mới nhất | Thích nhất
Đặng Trung Hiếu44 phút trước
Lần này thấy xử lý của Bộ Trưởng giáo dục kịp thời. 
phambadi45 phút trước
Hoan hô bộ giáo dục giúp em ở bình thuận được vào ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
Trần Cung10 giờ trước
Cháu đã phải làm không công 2 năm rồi mà khi đi thi được điểm cao nhất như thế mà họ vẫn gây khó dễ thì liệu khi ông bộ trưởng can thiệp dù cháu có được học, lúc ra trường người ta có nhận cháu đến làm việc không. Theo ...
Đức10 giờ trước
Sở y tế và trường đại học vô trách nhiệm. Cập nhật nhầm, làm lỡ cả 1 đời người đó. Viên chức nhà nước vô trách nhiệm thế thì đất nước vẫn ko phát triển được là điều đương nhiên. 
0/1000
 

Xawng giá cao vì ... Thuế phí !

Giá xăng cao: Không phải nghịch lý, chỉ tại thuế phí

- Giá xăng dầu thế giới tụt đáy và thấp ngang với quý I và II/ 2009 nhưng giá bán lẻ trong nước lại cao hơn 35% so với năm này. Thuế phí gia tăng, chiếm hơn 50% trong giá thành khiến giá trong nước không thể giảm như người tiêu dùng mong đợi.
Sự phức tạp của giá xăng dầu
Cuối tháng 7, Bộ Công Thương đã báo cáo về thị trường xăng dầu nhận định: do thuế nhập khẩu cao nên giá xăng bán lẻ trong nước không giảm tương xứng giá thế giới. Nhận định đó vẫn đúng với thực tế thị trường mặt hàng quan trọng này ở tháng 8.
Tổng Cục Thống kê cho biết, 8 tháng qua, cả nước nhập 6.681 nghìn tấn xăng dầu, tăng 8,1% với kim ngạch là 3,778 tỷ USD, giảm tới 35,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, giá bán lẻ trong nước giữa hai thời kỳ trên lại chỉ giảm hơn 20%. 
xăng dầu, thuế nhập khẩu, bảo vệ môi trường, giá xăng, giá dầu, Bộ Công Thương, giá cơ sở; xăng-dầu, thuế-nhập-khẩu, thuế-bảo-vệ-môi-trường, giá-xăng, giá-dầu, Bộ-Công-Thương, giá-cơ-sở

Cụ thể, bình quân 8 tháng đầu năm nay, giá bán lẻ xăng A92 là 18.922 đồng/lít, chỉ giảm 23,6%, tức 5.858 đồng/lít so với mức giá bán lẻ bình quân cùng kỳ năm 2014 là 24.780 đồng/lít. Tương tự, giá bán lẻ bình quân tháng 8 của xăng A92 cũng chỉ giảm 22% so với cùng kỳ năm trước.
Mức giá xăng hiện nay thấp hơn nhiều kể từ năm 2011 trở lại đây nhưng lại cao hơn rất nhiều so với giai đoạn năm 2008-2010.
Giá bán lẻ bình quân xăng năm 2008 chỉ là 14.875 đồng/lít, năm 2009 là 14.000 đồng/lít và năm 2010 là 16.430 đồng/lít. Dữ liệu này cho thấy, giá xăng bán lẻ bình quân hiện cao hơn 27% so với năm 2008, đắt hơn 35% so với năm 2009 và vượt hơn 15% so với năm 2010 trong khi, giá nhập khẩu gần như tương đương.
Đơn cử như, tháng 4 và 5/2009, giá nhập khẩu xăng thành phẩm trên thị trường Singapore ở mức 58,27 USD/thùng và 65,48 USD/thùng ngang với giá hiện nay. Thuế nhập khẩu xăng giai đoạn này cũng bằng mức thuế hiện nay, là 20%. Nhưng, trong khi giá bán lẻ xăng A92 trong nước khi đó chỉ là 12.000 và 12.500 đồng/lít thì giá bán lẻ ngày hôm nay lại là 18.530 đồng/lít (giá từ ngày 19/8), đắt hơn tới 54%. 
Ngày 21/7/2008, giá dầu thô tăng vọt kỷ lục nhất là 147 USD/thùng, gấp 3,5 lần so với giá dầu thô hiện nay thì giá xăng bán lẻ khi đó cũng chỉ ở mức 19.000 đồng/lít, nhỉnh hơn 470 đồng so với hiện nay. 
Một nghịch lý khác cũng dễ nhận thấy, số lần giảm từ đầu năm đến nay nhiều hơn số lần tăng giá, nhưng tính trung bình, mức giảm mỗi lần đều thua xa so với mức tăng bình quân mỗi lần điều chỉnh.
Ví dụ, sau 6 lần giảm, giá xăng có mức giảm trung bình là 732 đồng/lít, trong khi chỉ sau 4 lần tăng, mức tăng trung bình đã là 1.260 đồng/lít.
Với dầu diezen, sau 8 lần giảm, mức giảm trung bình là 585 đồng/ lít, nhưng chỉ qua 2 lần tăng giá thì mức tăng trung bình là 605 đồng/lít.