13 tháng 1, 2012

'Quyết định thu hồi đất ở Hải Phòng là trái luật'

  Luật sư Trần Vũ Hải vừa gửi thư đến Thủ tướng, đề nghị truy tố hình sự lãnh đạo huyện Tiên Lãng, Hải phòng sau khi họ đã làm những việc vi phạm pháp luật  về đất đai, phá hoại tài sản của công dân và có các hành vi ngăn cản báo chí theo dạng côn đồ. 

 
 VNexp - Nguyên Thứ trưởng Tài nguyên Môi trường Đặng Hùng Võ khẳng định, quyết định thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) với gia đình ông Vươn vừa trái luật vừa trái đạo lý, cố tình tước bỏ quyền lợi của người dân.

Mâu thuẫn dẫn đến nổ súng chống đối ở Hải PhòngGóc nhìn đối lập về chủ đầm tôm bị cưỡng chế

- Dưới góc độ pháp lý, ông nhìn nhận thế nào về quyết định giao đất và thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) đối với gia đình ông Đoàn Văn Vươn?
- Việc giao đất của UBND huyện Tiên Lãng là không đúng pháp luật. Cụ thể, thời gian hạn chế giao đất 14 năm là không đúng, mà phải là 20 năm và sau 20 năm vẫn tiếp tục được sử dụng nếu Nhà nước không có quyết định thu hồi đất. Huyện Tiên Lãng có những quyết định giao tới 20 ha, trong khi theo khung giao đất bãi bồi ven sông ven biển ở Quyết định 773 của Thủ tướng, diện tích tối đa là 10ha.
Việc ban hành Quyết định thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng cũng trái pháp luật. Khi giao bãi bồi ven sông, ven biển cho hộ gia đình cải tạo trở thành nơi nuôi trồng thủy sản thì công sức, mồ hôi của người dân đã đổ xuống trong quá trình lao động. Theo quy định của pháp luật hiện hành, khi hết thời hạn sử dụng đất (của gia đình ông Vươn sớm nhất là 15/10/2013), đương nhiên được kéo dài sang thời hạn tiếp theo trừ những trường hợp bị Nhà nước thu hồi đất. Quốc hội sẽ xem xét quyết định vấn đề "hết thời hạn" này khi thông qua Luật đất đai mới trước năm 2013.
- Ông nghĩ sao trước khẳng định của Chánh văn phòng UBND huyện Tiên Lãng rằng huyện không làm sai khi cưỡng chế thu hồi đất của dân?
- Nhiều cán bộ quản lý ở nhiều địa phương hay nói câu buông sõng: "Nhà nước thì thu hồi đất nào cũng được". Đó là cái nhầm lẫn rất cơ bản. Nhà nước cũng phải thu hồi đất theo quy định của pháp luật. Chiểu theo pháp luật hiện hành về thời hạn sử dụng đất, chắc chắn là họ sai. Chiểu theo quy định về giải quyết thế nào khi đất nuôi trồng thủy sản hết thời hạn, chắc chắn họ cũng sai.
Giáo sư Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường.
Giáo sư Đặng Hùng Võ - nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường. Ảnh: Tiến Dũng.
- Với kinh nghiệm nhiều năm làm công tác đất đai, theo ông việc thu hồi đất của huyện Tiên Lãng là do thiếu kiến thức pháp luật hay nguyên nhân nào khác?
- Trong vụ việc này, tòa yêu cầu hai bên thương thảo giải quyết, UBND huyện hứa sẽ tiếp tục giao đất nên người dân rút đơn. Các hộ dân thực hiện nhưng địa phương lại không giữ lời. Trong đơn gửi tòa, người dân nói ông Chủ tịch huyện khăng khăng không thực hiện cam kết.
Người dân đang sử dụng đất có hiệu quả thì không có lý do gì để thu hồi đất của người ta. Điều này thể hiện có cái gì lẩn khuất phía sau các quyết định thu hồi đất. UBND huyện Tiên Lãng cố tình tước bỏ quyền lợi của người dân trong khi hai bên đã thỏa thuận giải quyết thỏa đáng. Ở đây, nguy cơ là chính quyền có thể thấy vùng đất đó sau khi được cải tạo là quá màu mỡ và muốn chuyển đổi cho đối tượng khác.
Còn nếu đất được dùng vào dự án khác thì ngay trong quyết định thu hồi cũng phải nói đến chuyện bồi thường. Nhưng quyết định của UBND huyện Tiên Lãng không hề nói đến chuyện bồi thường mà thậm chí còn bắt người dân phải bàn giao toàn bộ mặt bằng kèm theo những công sức của dân cải tạo trước đây. Điều này không chỉ sai luật mà còn trái cả đạo lý.
- Để xảy ra vụ việc ngày 5/1, ngoài việc xử lý nghiêm những người nổ súng chống đối, theo ông, cần xem xét trách nhiệm của chính quyền địa phương thế nào?
- Hiện nay ít nhất 70% khiếu kiện của người dân liên quan đến đất đai. Người nông dân nghĩ rất giản đơn, nhiều khi không nghĩ hết nhẽ, hành động bột phát, thiếu kiềm chế. Do đó, chúng ta phải trân trọng công sức của người nông dân, không phải vì thấy cái lợi của việc thu hồi mà lấy đi công sức của họ, đẩy họ vào bước đường cùng để trở thành tội phạm, phải chống trả bằng việc vi phạm pháp luật hình sự. Từ vụ việc này có rất nhiều điều để nói và UBND TP Hải Phòng cũng không thể đứng ngoài cuộc.
Lực lưỡng cưỡng chế gồm cả trăm cảnh sát được trang bị vũ khí ập vào khu vực cưỡng chế.
5/1 trở thành ngày tồi tệ nhất trong lịch sử cưỡng chế tại Hải Phòng với 6 cảnh sát, bộ đội bị bắn trọng thương.
- Theo ông, cần rút ra bài học gì trong công tác quản lý, thu hồi đất đai sau vụ việc ở Tiên Lãng?
- Trong vụ Tiên Lãng, bài học lớn nhất là cơ quan quản lý, nhất là ở địa phương cần phải nghĩ rằng mình là đại diện cho quyền lợi chính đáng của người dân. Hãy đứng về cách nghĩ của dân chứ không phải cách nghĩ của một người làm lãnh đạo.
Trong tất cả trường hợp thực thi pháp luật, lãnh đạo phải hiểu rõ ngọn ngành về pháp luật, đừng hiểu sai cũng như cố tình hiểu sai. Áp dụng pháp luật không chỉ là lý mà còn là tình. Người ta đã bỏ công sức ra thì phải xem xét công lao của họ với mảnh đất đó, cần đánh giá cho đúng. Việc người ta làm từng ấy năm rồi mình thu lại, cứ cho là việc thu hồi có lý do chính đáng thì cũng phải cân nhắc có nên không? Đấy là câu chuyện mà chính quyền địa phương phải có trách nhiệm tính đến.
Hiện nay, nhiều địa phương khi thực hiện cưỡng chế thu hồi đất thường hay sử dụng lực lượng vũ trang. Điều này theo tôi không nên làm. Với dân, đừng nghĩ tới việc sử dụng sức mạnh sẽ hiệu quả hơn. Người dân đang muốn chủ động trên cơ sở lẽ phải của sự đồng thuận.
Nếu đặt mình ở vị trí lãnh đạo huyện Tiên Lãng, ông sẽ xử lý thế nào với vấn đề đất đai của gia đình ông Vươn?
- Nhiều địa phương đã đánh đồng giữa việc giao đất khai hoang và đất đã được cải tạo. Thế nên có tình trạng người dân đổ mồ hôi ra để khai hoang nhưng sau đó chính quyền lại coi đấy là đất ruộng bình thường, làm thiệt hại cho dân. Để động viên việc khai hoang, mở rộng diện tích, tôi cho rằng cần có chính sách đặc biệt hơn nữa để thừa nhận công sức của người dân, ít nhất chiếm 50% giá trị đất đai.
Vấn đề của ông Đoàn Văn Vươn theo tôi giải quyết đơn giản. Đất giao năm 1993 thì đến 2013 hết hạn, đất giao năm 1997 thì tới 2017 hết hạn. Còn về hạn mức diện tích, nếu đất giao vượt hạn mức quy định của Chính phủ, chốt diện tích 10ha của dân không phải nộp nghĩa vụ tài chính, và diện tích còn lại về nguyên tắc phải chuyển sang thuê đất. Trong tương lai, nếu Luật Đất đai bãi bỏ hạn điền thì lại cho diện tích đó trở lại như đất được Nhà nước giao.
Tiến Dũng thực hiện

Xem xét đơn thư tố cáo vụ trưởng sàm sỡ nhân viên


   Theo nguồn tin của Tiền Phong, Ủy Ban kiểm tra Đảng ủy Bộ Nội vụ đang xem xét đơn thư liên quan đến ông Lê Đình Minh, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Nội vụ), đồng thời là Bí thư chi bộ Vụ Tổ chức cán bộ.
Trước đó, bà Trần Thúy Vân, đảng viên chi bộ Vụ tổ chức cán bộ liên tục có đơn tố cáo ông Minh vi phạm chuẩn mực, đạo đức đảng viên trong lối sống như say rượu trong giờ hành chính, sàm sỡ bà Vân tại trụ sở cơ quan.
Bà Vân cũng tố cáo Chi bộ Vụ tổ chức cán bộ có dấu hiệu vi phạm quy định của Đảng về sinh hoạt đảng định kỳ hằng tháng.
Tháng 11-2011, mặc dù đang là đối tượng bị tố cáo nhưng chi ủy chi bộ Vụ tổ chức cán bộ lại chủ trì họp kiểm điểm, đề nghị kỷ luật khai trừ đảng đối với bà Vân.
Được biết, Ủy ban Kiểm tra trung ương đã có văn bản đề nghị đồng chí Bí thư Đảng ủy Cơ quan Bộ Nội vụ chỉ đạo giải quyết vụ việc trên, thông báo kết quả về Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Ngân Hà - TP

12 tháng 1, 2012

Vụ học sinh tự tử ở Đông Hưng Thái Bình.

  Giáo viên gì mà chính tả còn viết sai be bét, hay là giáo viên toán thì không cần viết đúng chính tả Tiếng Việt ? Chuyện chép phạt có nằm trong qui định của nhà trường hay ngành giáo dục bắt học sinh phải làm như cô giáo trường này đã làm không ...
 Qua tường tình của cô giáo này, các đối thoại của học sinh hoàn toàn có lý, đó chắc chắn là một học sinh hiểu về quyền và trách nhiệm của mình, cô giáo đã đưa ra các yêu cầu phi lý nên học sinh bất tuân thủ là đúng. Qua báo chí cũng cho thấy : điểm môn của học sinh này đâu có dưới điểm trung bình, cũng không là học sinh cá biệt, em đã đến tuổi thanh niên, sự xúc phạm của cô giáo  qua hành vi coi thường học sinh, cậy thế bắt ép học trò làm những điều trái qui định như vậy là phản giáo dục.
 Ngành giáo dục liên tục để xảy ra những bất cập triền miên như vậy, sử dụng những nhân lực thiếu đủ thứ từ tư cách, trình độ, nghiệp vụ trong quá trình tác nghiệp, thử hỏi các sản phẩm giáo dục sẽ đi về đâu ?
 Bản tường trình của cô giáo cũng không đúng với tập thể lớp - đó  đủ biết giáo viên này có trung thực với chính mình, với học trò  hay không. Các em đã lớn, đủ nhận thức được những gì cô làm đúng hay sai, cô liệu có còn xứng đáng được đứng trên bục giảng nữa hay không hoàn toàn có thể đoán biết được. 

Vụ HS nhảy lầu tự tử:
Bản tường trình của cô giáo đối ngược với tập thể lớp
(Dân trí) - Sáng 12/1, chúng tôi quay trở lại làm việc với Trường THPT Đồng Quan (huyện Đông Hưng, Thái Bình) và được xem bản tường trình của cô T.T.H. Khi chúng tôi hỏi đến quyết định tạm đình chỉ công tác cô H., nhà trường cho hay: Hiệu trưởng đang cầm và hiện giờ vắng mặt!
 >>  Nỗi đau từ chuyện chép phạt 
 >>  Một nữ sinh tự tử trong giờ học
Theo lời giải thích của thầy Nguyễn Thành Vinh, quyền Phó hiệu trưởng nhà trưởng, hiệu trưởng vắng mặt là do ngày 8/1 thầy nhận được tin người thân ở TPHCM qua đời nên đã cấp tốc bay vào. Sau khi lo mai táng xong thì sáng nay 12/1, thầy mới bay ra.
Liên quan đến việc không thể đưa cho phóng viên xem bản tường trình của cô H. và quyết định đình chỉ công tác, một cán bộ của trường cho hay, cả hai bản này hiệu trưởng đang cầm nhưng thầy chưa về nên không thể đưa ra được.
Sau nhiều lần trao đổi, cán bộ này mới tiết lộ là có cầm bản tường trình phôtô của cô H. và sau khi tha thiết đề nghị, chúng tôi mới được cung cấp.
Về cơ bản, nội dung bản tường trình này giống với những lời chia sẻ của thầy Vinh trước đó. Bản tường trình của cô H. hoàn toàn không đề cập đến việc trong giao tiếp cô có dùng lời lẽ nặng nề với học trò hay không.

Một phần nội dung trong bản tường trình của cô giáo T. T.H.

Cũng nhằm làm sáng tỏ thêm vụ việc, chúng tôi bày tỏ mong muốn được đối thoại trực tiếp với thầy Bách (GV chủ nhiệm lớp 12A7) và thầy Bình (giáo viên tiếng Anh của nhà trường và là chồng của cô H.) nhưng đều được câu trả lời: Hiện thầy không có mặt ở trường.
Chúng tôi tiếp tục liên hệ điện thoại với thầy Bách nhưng không nhận được tín hiệu trả lời, còn thầy Bình thì xin phép suy nghĩ rồi sẽ trao đổi lại nhưng sau đó thì “im hơi lặng tiếng”. Còn cô H. hiện tại đang nằm điều trị tại một bệnh viện phụ sản (cô đang mang thai tuần thứ 4 - PV).
Quay trở lại vụ việc, chúng tôi đặt ra câu hỏi: Việc yêu cầu học sinh bị điểm kém viết chép phạt nhiều lần diễn ra từ đầu năm học nhưng tại sao Ban giám hiệu nhà trường không nắm được tình hình để chấn chỉnh mà dẫn đến câu chuyện đau lòng như vậy?
Trả lời câu hỏi này, thầy Vinh phân trần: “Hàng tháng trường cũng tổ chức gặp gỡ các em lớp trưởng, bí thư lớp. Tuy nhiên các em không phản ánh với Ban giám hiệu về hình thức chép phạt này”.
Thầy Vinh cũng thông tin thêm, việc gia đình nói thầy hiệu trưởng và người thân của cô H. không đến thăm và phúng viếng là không đúng sự thật.
“Khi em K.O. cấp cứu ở bệnh viện, thầy hiệu trưởng có đến thăm hỏi, thầy còn sờ lên trán em K.O. Còn về phía cô H. thì bố cô H. đã đến thăm hỏi gia đình sau khi em K.O. qua đời” - thầy Vinh cho biết.

Nội dung bản tường trình của cô giáo
Kính gửi….
Hiện nay là giáo viên trường THPT Đông Quan. Nay tôi viết bản tường trình để trình bày một sự việc như sau.
“Vào tiết 1 ngày 7/1/2012 tôi được nhà trường phân công dạy Toán tại lớp 12A7 do thầy Bách chủ nhiệm. Khi vào lớp tôi kiểm tra sĩ số của lớp và sau đó kiểm tra bài cũ của học sinh đồng thời kiểm tra bài chép phạt do điểm thi thấp mà hôm trước tôi giao nhằm mục đích giúp học sinh nắm được phương pháp siêng năng học hành hơn (vì học sinh lớp tôi dạy rất lười).
Khi kiểm tra thì tôi thấy em K.O chưa có bài chép phạt nộp cho tôi. Tôi mời em đứng dậy. Em cũng không đứng mà phải để lớp dục em mới đứng dậy. Tôi hỏi em: “Lý do vì sao em không nộp bài chép phạt cho cô”. Em K.O trả lời tôi: “Cô cho chép phạt như vậy là không hợp lý”.
Tôi hỏi em “Vậy không hợp lý ở chỗ nào?”. Em trả lời: “Nếu như cô cho chép phạt công thức Toán thì hợp lý hơn bài chép phạt này”. Sau đó tôi nói với em: “Vậy cô cho em chép phạt tất cả các công thức Toán lớp 12 nhé”.
Em trả lời tôi: “Em chỉ chép đủ 4 trang giấy giống bài thi”. Tôi nói: “Vậy mai em làm Hiệu trưởng để ra lệnh cho cô nhé”. Em không nói gì. Và sau đó tôi quay sang hỏi bạn Tuấn ngồi cùng bàn (vì em ấy chép thiếu 4 lần).
Thì em O. tự ý ngồi xuống mà chưa được sự cho phép của tôi. Khi tôi hỏi em Tuấn xong thì tôi quay sang em Oanh nói: “Ai cho em ngồi xuống” thì em K.O  không nói gì cũng không tự giác đứng dậy lại để lớp dục mới đứng dậy.
Rồi tôi nói tiết này “Cô mời em ra ngoài để xuống văn phòng chép phạt. Nhưng tôi chưa nói hết câu, mới chỉ nói “mời em ra ngoài” thì em K.O. đã chạy ra ngoài và nói “Em không học môn cô nữa”.
Và sự việc sảy ra như nhà trường đã biết. Tôi hoàn toàn bất ngờ vì lúc đó tôi cũng không hiểu em chạy ra ngoài làm gì. Tôi không chạy theo em được vì tôi đang mang thai”.
Trên đây là bản tường trình của tôi trình bày đúng sự thật. Tôi xin cam đoan là đúng, nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Kính mong ban giám hiệu nhà trường xem xét.
Đông Hưng ngày 7/01/2012.
Người viết tường trình
T. T. H.

(Trong bản này, chúng tôi viết tắt tên hai nhân vật liên quan, còn các nội dung khác giữ nguyên)
Nguyễn Hùng

Ăn bẩn quen rồi, sạch không sống được.

Petrolimex đề nghị khởi tố đối với hành vi rút ruột xăng dầu

Liên quan đến vụ việc rút ruột xăng của nhân viên Petrolimex, Phó Tổng giám đốc Petrolimex cho biết: đã yêu cầu Công ty CP cơ khí xăng dầu (đơn vị trực thuộc tập đoàn tại TP.HCM) kiểm tra. Theo báo cáo của công ty này, công ty đã phát hiện được nhân viên rút ruột xăng dầu tại cây xăng và nhân viên này cũng đã khai nhận hành vi của mình. Hiện Tập đoàn đã chỉ đạo Công ty CP cơ khí xăng dầu kỷ luật nhân viên vi phạm ở mức xử phạt hành chính cao nhất là sa thải. Đồng thời, Petrolimex cũng đã đề nghị cơ quan chức năng khởi tố vụ án này ra pháp luật.


Bơm bù hóa chất vào xe bồn sau khi rút ruột. Ảnh : Thanh niên.

  Không còn gì để nói với các đơn vị chủ quản của các cao thủ ăn bẩn này. Hành vi như báo chí phát giác và đưa lên mặt các báo cho thấy : họ đã có cả một kế hoạch, bộ máy để rút ruột xăng, làm giả xăng bằng các hóa chất pha lẫn vào xăng, gây thiệt hại nghiêm trọng cho tài sản của Nhân dân và Nhà nước. 
 Vấn đề đặt ra là họ đã ăn bẩn từ khi nào ? họ có các chuyên gia kỹ thuật hỗ trợ trong việc pha chế, tính toán và che dấu thông tin trong cả một thời gian dài hay không ...? câu hỏi này liệu sẽ được trả lời sau khi cơ quan điều tra vào cuộc hay không, dư luận vẫn đang chờ đợi. Chỉ những người Dân và cơ quan bị cháy xe máy, ô tô thì chưa biết sẽ bắt đền ai, nơi nào đứng ra đền, các chứng cứ pháp lý cần những gì để được đền ...?
 Như Ông Vũ Huy Hoàng - bộ công thương trả lời  báo chí rằng : khó có thể quản lý được chất lượng xăng dầu bởi nhân lực thiếu... như thế khó chấp nhận bởi trách nhiệm được giao rồi, nếu không làm được thì phải trả lời ngay chứ cứ im lặng lâu thế, đến khi xảy ra các sự cố động trời mới giải trình thì liệu có được dư luận chấp nhận không ?
 Thà cứ nói thẳng là trình độ quản lý ở các cấp cơ sở trong khâu vận chuyển, phân phối đã bị buông lỏng, cơ chế độc quyền đã tạo ra những ông tướng, chả coi ai ra gì kể cả các đơn vị quản lý thị trường, các tổ chức khoa học hay cơ quan bảo vệ người tiêu dùng. Không chỉ riêng xăng đã bị lòi mặt chuột mà nếu sờ vào nhiều mặt hàng khác cũng có thể lòi ra nhiều thứ còn kinh khủng hơn nhiều. Thực phẩm, thuốc men, phân bón...đều tiềm ẩn những trò gian dối có thể còn gây nguy hại đến tính mạng của người Dân chưa biết chừng.
 Chịu trách nhiệm - đã có những phát ngôn từ vài đại gia quản lý liên quan đến xăng và xe cộ đã cháy, nói vậy nhưng chịu như thế nào thì còn chờ xem. Nếu quả thực mà tất cả các xe đã cháy đều được kết luận là do xăng thì đó là một kỳ tài đột biến của cơ quan điều tra bởi cháy hết rồi thì còn gì chứng cứ ?

San bằng hiện trường vụ án để làm gì ?

Vụ cưỡng chế ở Hải Phòng: San bằng hiện trường vụ án.

Căn nhà hai tầng ở khu đầm đã bị phá sập, mọi đồ đạc đã bị vứt bỏ, cả chị Thương và chị Hiền phải tá túc nhà người em.
Cưỡng chế một phần hay toàn bộ?
Chiều 10-1, Nguyễn Thị Thương, Đoàn Xuân Quỳnh và Phạm Thị Hiền đã trở về nhà. Tuy nhiên, sau khi cưỡng chế, căn nhà hai tầng ở khu đầm đã bị phá sập, mọi đồ đạc đã bị vứt bỏ, cả chị Thương và chị Hiền phải tá túc nhà người em.
Chị Hiền cho biết ngày 5-1, UBND huyện Tiên Lãng thực hiện cưỡng chế thu hồi 19,3 ha đầm theo quyết định do Chủ tịch huyện Lê Văn Hiền ký ngày 24-11-2011. Quyết định này không nêu việc cưỡng chế thu hồi 21 ha đất còn lại trong khu đầm được huyện giao cho ông Vươn từ năm 1993. Thế nhưng căn nhà hai tầng của vợ chồng chị xây dựng trên phần đất 21 ha chưa trong diện bị cưỡng chế thu hồi đất cũng đã bị đập bỏ.
Dư luận đặt nghi vấn phải chăng việc cưỡng chế đã vượt ranh giới trong quyết định cưỡng chế của huyện? Ông Lê Thanh Liêm, Chủ tịch UBND xã Vinh Quang, cho biết sau vụ cưỡng chế, xã đã quản lý khu đầm. Khi được hỏi căn nhà bị sập có phải nằm ở diện tích 21 ha không, ông Liêm nói: “Có thể vị trí nhà bị sập nằm trong phần diện tích 21 ha chưa bị cưỡng chế nhưng đây là địa điểm xảy ra vụ án. Gia đình ông Vươn vẫn có thể vào khu vực chưa bị cưỡng chế”.
Vu cuong che o Hai Phong San bang hien truong vu an
Ngôi nhà của vợ chồng chị Hiền tại khu đầm đã bị san phẳng. Ảnh: HUY HOÀNG
Vu cuong che o Hai Phong San bang hien truong vu an  
Không còn nhà để ở, vợ (phải)chủ đầm Đoàn Văn Vươn phải tá túc nhà người em. Ảnh: HUY HOÀNG  
Tuy nhiên, theo chị Hiền, hiện khu đầm có công an xã và một số người lạ mặt cai quản. Gia đình chị và những người dân không được phép vào khu đầm nếu không được những người quản lý cho phép. Thực tế, trưa 10-1, các phóng viên tới đây tác nghiệp cũng bị những người này cản trở, không cho vào và không cho phép chụp ảnh.
Có thể thấy trả lời của Chủ tịch xã Lê Văn Liêm không thỏa đáng, bởi nếu ngôi nhà hai tầng trên không nằm trong khu vực bị cưỡng chế thì dù nó có là hiện trường của vụ án, cũng không ai có quyền phá sập.
Quy định giao đất “trái khoáy”
Như đã thông tin, trong các từ năm 1992-2000, UBND huyện Tiên Lãng đã giao đất bãi biển nuôi trồng thủy sản cho nhiều hộ dân nhưng thời hạn ngắn hơn so với quy định đất nuôi trồng thủy sản được giao 20 năm của Luật Đất đai. Khi hết thời hạn, UBND huyện thu hồi đất không đền bù bởi trong quyết định giao đất nói rõ người dân phải bàn giao toàn bộ diện tích và tài sản trên đất. Khi được hỏi thời hạn giao đất và điều khoản không bồi thường được huyện căn cứ theo quy định nào của pháp luật, ông Ngô Ngọc Khánh, Chánh Văn phòng, người phát ngôn của UBND huyện Tiên Lãng, cho rằng căn cứ theo hợp đồng giữa người dân và huyện.
Tuy nhiên, theo tài liệu mà chúng tôi có được, các quyết định giao đất nuôi trồng thủy sản “trái khoáy” của UBND huyện Tiên Lãng được căn cứ theo Quyết định số 497/QĐ-UB quy định về quản lý và sử dụng đất mặt nước vùng bãi bồi ven sông, ven biển do UBND huyện này ban hành ngày 6-10-1993. Theo quy định này, thời hạn giao đất nuôi trồng thủy sản vùng bãi triều nước lợ thời gian giao đất 10-15 năm. Đồng thời, khi hết thời hạn sử dụng đất, chủ sử dụng phải bàn giao lại toàn bộ mặt bằng và các công trình phục vụ sản xuất, vật kiến trúc, xây dựng trong phạm vi đất được giao cho Nhà nước quản lý và sử dụng (không thanh toán giá trị tài sản còn lại). Quy định quản lý và sử dụng mặt nước vùng bãi bồi ven biển của Tiên Lãng có phù hợp với quy định của Luật Đất đai hay không cần được cơ quan chức năng làm rõ.
Người phát ngôn: Mời ăn cơm chứ không phát ngôn!
Trưa 11-1, sau nhiều lần hẹn liên lạc để lấy thông tin chính thức của UBND TP về vụ cưỡng chế đầm tại Tiên Lãng, ông Phạm Vũ Thư, Chánh Văn phòng, người phát ngôn của UBND TP Hải Phòng, đã mời các phóng viên tới Trung tâm Hội nghị TP.
Khi các phóng viên đề nghị ông Thư bố trí lịch để cung cấp thông tin vụ cưỡng chế, ông Thư nói: “Tôi còn bận rất nhiều việc nên chưa thể trả lời về vụ việc cưỡng chế đầm của ông Đoàn Văn Vươn. TP còn nhiều việc quan trọng”.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc dư luận đang rất bức xúc, đề nghị TP có phát ngôn chính thức, ông Thư nói: “Anh mời cơm chứ làm việc thì anh không thể làm việc được ngay, chưa thể trả lời, phải có lịch làm việc. Có phải người phát ngôn lúc nào cũng bố trí để trả lời được ngay đâu”.
 Vietbao.vn

Trần tình của nhà trường nơi nữ sinh nhảy lầu.

Trần tình của nhà trường nơi nữ sinh nhảy lầu

 - Theo tường thuật của các bạn cùng lớp, nữ sinh lớp 12 tự tử trong giờ học là do bị cô giáo dạy môn Toán xúc phạm khoảng 10 phút. Hiệu phó nhà trường cho biết, trong lời khai của cô giáo mà cơ quan công an cung cấp không có lời lẽ sỉ nhục học trò. Tuy nhiên, cô giáo đã bị đình chỉ công tác và hiện đang nằm viện điều trị.

Xem clip TẠI ĐÂY

Đau xót và bức xúc

Những ngày này gia đình nữ học sinh lớp 12 ở huyện Đông Hưng, Thái Bình ngập trong tiếng khóc thương cô học trò xấu số. Sự việc xảy ra ngoài ý muốn đã để lại nỗi đau, day dứt cho nhiều người thân và bạn bè...

Nuôi con 18 năm mong đến ngày hái quả thì... Từ lúc nghe tin dữ mẹ em - cô Phan Thị Tươi cạn khô dòng nước mắt. Nghe có PV về hỏi thăm, cô khóc nấc nói về con gái: “Cháu ngoan, hiền lắm....Cũng vì cô giáo Tô Thị Huyền ép quá nên mới xảy ra cơ sự này..." Giọng run rẩy cô bức xúc "vì cháu nhà tôi không đi học thêm ở lớp cô dạy nên cô mới có thành kiến với cháu ngay từ đầu năm học".

Ngồi bên cạnh, người bố Nguyễn Văn Tuyến với gương mặt thất thần: “Hơn 1 tháng sau học kỳ I năm nay cháu đã xin nhà cho chuyển lớp rồi. Buồn và bức xúc nhất là khi sự việc đau lòng xảy ra cả cô giáo và chồng (cùng dạy ở trường) chưa một lần tới thắp cho cháu một nén hương hay hỏi thăm gì”.


Hiện trường nơi xảy ra tai nạn thương tâm.

Gặp gỡ và tiếp xúc với học sinh lớp 12A7 chúng tôi nhận được những lời nhận xét tốt về em. Lớp trưởng lớp 12A7 Vũ Thị Vân Anh nhận xét: “Bạn ấy tính tình hòa nhã, là học sinh ngoan. Ít khi bị mắng hay nhắc nhở gì”.

Cũng theo lời kể của học sinh này: “Sau khi bạn em nhảy xuống, các bạn ra xem cô giáo còn ra đuổi các bạn vào lớp. Em thấy lúc ấy cô đi chậm, rất bình tĩnh, đút tay vào túi áo và đi về văn phòng”.

Bùi Duy Trọng, bạn trai cũng là bạn học cùng lớp với nạn nhân bùi ngùi:“Bạn ấy tốt và ngoan. Trước những lời mắng mỏ của cô giáo - là con trai, em thấy có thể bình thường, chịu đựng được nhưng với bạn nữ như bạn ấy cảm thấy bị xúc phạm nên mới xảy ra sự việc này”.

Chính Trọng cũng là người bế bạn mình đi bệnh viện, chứng kiến người bạn cũng là người yêu của em mãi mãi ra đi.

Ông Phan Văn Sơn, bác trai bên đằng ngoại nhà em, hiện là một luật sư cho rằng: “Việc các cô dạy học trò không thể tránh được những lúc quát mắng nhưng hành động lăng mạ của cô giáo là không thể chấp nhận được....”

Trong tường trình có chữ ký của các học sinh của lớp gửi lên cơ quan Công an cũng nói: “Bạn bị xúc phạm trong khoảng thời gian từ 15 phút trở lên. Vì vậy nên lòng tự trọng của bạn bị xúc phạm quá lớn khiến bạn ức chế và không kìm được bản thân nên đã xảy ra vụ tai nạn đó”.

Ông nội của Oanh băn khoăn: “Thật khó hiểu khi cô giáo có chồng, mẹ đều là giáo viên, gia đình khá cơ bản, chúng tôi còn yêu cầu nhận được một lời hỏi thăm mà phía họ vẫn làm thinh, im lặng?"

Nhà trường phân trần

Chiều 11/1, tiếp PV là ông Nguyễn Thành Vinh quyền Hiệu phó nhà trường (mới được ủy thác). Hiệu trưởng nhà trường theo lời cấp dưới “hiện đang đi vào Nam lo đám tang cho một người họ hàng vẫn chưa về”.

Nói về học trò của mình, ông Vinh cũng cho biết: “Em học sinh trên rất ngoan, từ trước đến nay chưa bị kỷ luật gì của trường”. Lớp của nữ sinh, theo chia sẻ của ông Vinh là lớp yếu về môn Toán.

Tuy nhiên, trong học bạ lớp 10 và 11 của nữ sinh được gia đình cung cấp thì năm lớp 11 Oanh có một học kỳ đầu xếp loại hạnh kiểm yếu nhưng học kỳ còn lại tốt nên cả năm xếp loại Tốt. Kết quả học môn Toán của em cả năm lớp 11 là 7,3 điểm; lớp 10 là 6,4 điểm.

Trường cấp III nơi em đang theo học.
Vẫn theo lời vị hiệu phó, hiện trường đã đình chỉ công tác cô giáo Tô Thị Huyền, chờ kết quả của công an và Sở GD-ĐT Thái Bình để đưa ra hình thức xử lý. Hiện cô đang có thai và đang nằm điều trị ở bệnh viện”.

Cho biết mình đã đọc bản tường trình sự việc của cô giáo, vị hiệu phó nói lại sự việc và cho rằng: “Những hành vi của cô giáo này là đúng mực. Quan điểm của chúng tôi là ai sai đến đâu thì phải chịu trách nhiệm” – vị hiệu phó khẳng định.

Cô giáo dạy Toán theo thầy hiệu phó: “Là người có trách nhiệm, chuyên môn giỏi, quan tâm học trò. Vì thế cô được trường tin tưởng cho đứng lớp dạy học trò khối 12. Cô còn là đoàn viên ưu tú của chi đoàn”.

Theo lời của học sinh và gia đình thì có chuyện cô giáo dạy môn Toán này mở lớp dạy thêm nhưng vị hiệu phó nói không có chuyện đó. “Trường đã quán triệt và làm nghiêm việc này từ đầu năm. Giáo viên muốn dạy phải đăng ký và được trường, Sở cho phép. Hiện trường chỉ có mình tôi trong diện này. Hơn nữa nhà cô giáo này cũng có điều kiện” - ông Vinh nói.

Sự việc xảy ra “vì trường thiếu giáo viên do vậy suốt mấy ngày nay tôi phải cùng với gia đình lo đám tang, đôn đốc nề nếp sinh hoạt trong trường” – vị hiệu phó phân trần. Một mình phải lo nhiều việc nên ông nói mình “chưa nắm hết toàn bộ sự việc”. Bản tường trình của học sinh hôm nay khi PV đưa ra ông cũng nói “lần đầu tiên nhìn thấy”.

Vẫn lời vị hiệu phó: “Học sinh là của nhà trường. Nhà trường giao trách nhiệm quản lí cho cô giáo nhưng nhà trường không gây nên cái chết của học sinh. Trong lời khai của cô giáo mà cơ quan công an cung cấp cũng không có lời lẽ thóa mạ, sỉ nhục học trò. Cô không thách thức học sinh đến cái chết”.

Ông cũng nói mình phản đối việc lăng mạ, sỉ nhục học trò. “Hàng tháng trường có họp các cán sự của lớp. Nếu phát hiện trường hợp giáo viên là đúng như vậy chúng tôi sẽ có biện pháp xử lí kịp thời.

Sự việc không may xảy ra, cái mất của gia đình thì ít mà mất của nhà trường thì nhiều. Thứ nhất mất đi học sinh ngoan, thứ hai trường nhận điều tiếng dư luận. Đội ngũ 80 thầy cô giáo ở đây không hề gây ra việc gì và có liên quan đến sự việc này”.


Vị hiệu phó cũng chia sẻ tâm sự: “Tất nhiên như trong gia đình dù yêu quý nhưng có lúc bố mẹ vẫn mắng chửi. Phụ huynh vẫn yêu cầu nhà trường phải làm chặt chẽ hơn nữa, không buông lỏng quản lí học trò. Còn việc quát hay chửi học sinh, bao nhiêu thế hệ học trò đều nói các thầy cô dù hiền nhất vẫn có lúc quát mắng trò. Và cha nghiêm mới có con giỏi, thầy nghiêm mới có trò ngoan."
Đôi khi phụ huynh còn mạnh mồm đề xuất "các thầy có thể tát vài cái cho nó hộ tôi vì ở nhà nó rất bướng” - lời vị hiệu phó.

Văn Chung

Thượng tá công an bị tố 'quỵt' tình, tiền

Thượng tá công an bị tố 'quỵt' tình, tiền

Thượng tá Trương Văn Khanh, cán bộ phòng PA71 công an tỉnh Lâm Đồng bị bà Nguyễn Thị Ánh Vân (38 tuổi) tố cáo vi phạm phẩm chất đạo đức người cán bộ cảnh sát, vi phạm luật Hôn nhân gia đình.

Theo tố cáo của bà Vân (ở huyện Bảo Lâm), giữa năm 2006 bà quen thượng tá Khanh (51 tuổi), công tác tại phòng PA71 Công an tỉnh Lâm Đồng. Mặc dù ông Khanh đã có gia đình ở TP Bảo Lộc nhưng sau một số buổi gặp gỡ, giữa hai người đã phát sinh tình cảm. Thời gian sau đó ông Khanh thường về nhà bà Vân chung sống như vợ chồng.
Tháng 8/2006, ông Khanh đặt vấn đề với bà Vân là cần 200 triệu đồng để mua đất ở Đà Lạt. Bà Vân đã cho ông Khanh vay số tiền này kèm theo giấy viết tay và thỏa thuận miệng lãi suất 3% một tháng. Ngoài ra trong thời gian chung sống, tháng 3/2008 ông Khanh và bà Vân đã có một con là cháu Trương Quỳnh Như.
Tháng 3/2011 khi tình cảm đã nhạt phai, bà Vân đòi lại số tiền cho ông Khanh vay thì bị từ chối với lý do không vay. Ông thượng tá cho rằng, giấy vay bà Vân 200 triệu đồng là bị bà này cùng 3 người khác ép viết trong lúc say rượu. Ông cũng không thừa nhận là cha đẻ của bé Như. Bức xúc trước việc người đàn ông từ chối trách nhiệm, mới đây bà Vân đã tố cáo toàn bộ sự việc tới lãnh đạo Công an tỉnh Lâm Đồng.
Văn bản xác nhận vụ việc của công an Lâm Đồng. Ảnh: Quốc Dũng
Văn bản xác nhận vụ việc của công an Lâm Đồng. Ảnh: Quốc Dũng
Ban giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng đã chỉ đạo phòng PA71, nơi ông Khanh đang công tác, thẩm tra, xác minh vụ việc. Kết quả xác minh của đơn vị đúng như nội dung bà Vân đã tố cáo.
Đại tá Nguyễn Văn Tự, Trưởng phòng PA71 Lâm Đồng cho biết, ông Khanh đã có quan hệ tình cảm, chung sống với bà Vân như vợ chồng từ năm 2006 đến tháng 3/2011. Về vấn đề này, ông Khanh đã vi phạm phẩm chất đạo đức của người cán bộ cảnh sát trong lực lượng công an, vi phạm luật Hôn nhân gia đình.
Ông Khanh còn vi phạm quy định của ngành về quản lý sử dụng quân trang vì đã để thất lạc một số quân trang của ngành cấp. Ngày 22/9/2011, phòng PA71 Công an tỉnh Lâm Đồng đã lập biên bản tịch thu số quần áo, quân hàm, quân hiệu của ông Khanh đang để tại nhà bà Vân.
Về số tiền 200 triệu đồng ông Khanh bị tố cáo vay nhưng không trả, Công an tỉnh Lâm Đồng cho biết căn cứ vào giấy vay và hẹn trả nợ do chính nét chữ của ông thượng tá viết thì việc phủ nhận vay tiền của ông là thiếu căn cứ xác thực, không đủ cơ sở để bác bỏ việc vay tiền. Riêng về người con trong thời gian hai người chung sống, để xác định có phải là con ông Khanh hay không, Công an tỉnh Lâm Đồng yêu cầu đưa cháu bé đi giám định ADN.
Thanh tra Công an tỉnh Lâm Đồng cho biết, sẽ có hình thức kỷ luật nghiêm đối với thượng tá Trương Văn Khanh sau khi có phán quyết của tòa án về vụ tranh chấp tài sản giữa hai bên, cũng như kết quả giám định AND của cháu bé Trương Quỳnh Như.
Quốc Dũng  - Vnex.

10 tháng 1, 2012

Bợm rượu bàn về nhân quyền.

 Mọi người sinh ra đều có quyền sống, mưu cầu hạnh phúc, kiếm sống và đi lại, cư trú, nói lên ý kiến của mình ...vv mà không bị ai cản trở, cấm đoán hoặc ... bắt bỏ tù.
  Đúng rồi, đấy là tuyên ngôn nhân quyền ai cũng biết.
 Mấy anh em rét quá đi làm nồi lẩu cháo ăn cho ấm, hai chú em họa sỹ, một ông buôn đồ cổ, mình buôn đủ thứ.
 Thế nhưng - tay họa sỹ râu dài gợi chuyện trước - các bác cứ xem : mẹ bọn Bá kiến, Chí Phèo ngày xưa còn được hưởng cái nhân quyền hơn nhiều bây giờ. Nào nhé : bây giờ không cho lấy hai vợ trở lên cùng lúc, đẻ con thứ 3 bị phạt, phê bình, cắt các quyền lợi khác, thế thử hỏi có vi phạm vào chuyện mưu cầu hạnh phúc cá nhân của người ta không ?
 Tay họa sỹ đầu trọc thêm vào : thử hỏi rằng nếu có một thằng đàn ông đẹp trai như tôi, kiếm được nhiều tiền, có nhiều xe hơi biệt thự thì cả trăm cô gái muốn yêu và lấy thì sao ? các cô cho rằng thà lấy tôi về dùng chung còn hơn lấy một thằng xấu giai lại nghèo kiết xác, không có khả năng mua cho cô ta một thỏi son đểu, thế thì sao nào, có lý không ? lấy Vua chung nhau dùng có hơn lấy thằng vác kiệu cho Vua chớ ?
 Ừ nhỉ, nghe cũng có lý của nó, thế hóa ra bên đạo Hồi có luật cho lấy nhiều vợ tùy thích, miễn là ông đảm bảo đời sống tình ái và vật chất cho các bà vợ. Hay ông xin sang đó mà sống, thỏa chí nguyện của mình  - mình chêm thêm.
  Ông buôn đồ cổ dấm dứt : mẹ bọn phương tây, nó có cả trò độ xe máy theo ý riêng, tự làm từng chi tiết rồi đem tụ họp để thi thố, bán cả triệu đô mỗi con cho nhà giàu và dân chơi, sướng thế ! Ở mình đâu có cho ông tự sản suất xe máy, phải có công ty hẳn hoi, có giấy phép và nhà máy sản xuất, thế mà chả có cái xe máy nào ra hồn, đáng để cho dân chơi sưu tầm và ngắm nghía đâu ? Chưa nói vừa mua đã cháy, cháy cũng chả thằng nào đền, thế thử hỏi ai bảo vệ cho cái xe máy mà phải bán cả dăm bảy tấn thóc mới mua được ? không là  dở hơi thì là gì ?
    Ông nói cũng đúng nhưng chưa đủ - tay râu dài vừa nâng chén rượu vừa thêm - xã hội nó phát triển thì luật lệ nó phải chạy theo để làm, cái quyền con người ta cũng thế. Ví như mấy ông giàu có, có chức quyền và tiền rủng rỉnh thì ông nào chả có bồ nhí, mua cho con xe Camry, cái căn hộ để lén lút đến hú hí. Đấy, nó thích nhau và  cho nhau tình cảm hay tiền bạc thì nó là quyền của cá nhân, ấy thế nhưng xã hội hiện tại thì cấm bằng luật, lại coi đó là trò mèo mả gà đồng, cho rằng đó là chuyện to lớn như đạo đức hay nhân phẩm mẹ gì đấy... hừm ! Bất tài như mình, túi toàn viêm quanh năm thì có muốn vi phạm đạo đức hay nhân phẩm như thế thì cũng đếch được, hóa ra mình lại được luật hoan nghênh - hoan nghênh một kẻ bất tài, túi rách gái chê ? vô lý thật !
   Ăn đi các bố, cháy hết cả cháo rồi, thích cháo có cháo, thích rượu có rượu - thế các bố không coi đó là nhân quyền được tôn trọng hay sao ? các bố thử xem ngày xưa : nấu rượu lậu nhà nước nó bắt bỏ tù à ? nó cho rằng làm hao tốn lương thực, tăng nạn đói, gây nghiện và các tệ nạn khác từ rượu. Thế ra nhà nước thời đó nó tử tế hơn bây giờ sao ? bây giờ cho mày nấu rượu thoải mái, bia nấu trên toàn Quốc và nhậu 24 / hai bốn giờ như mình cũng được - thế thì là nhân quyền ổn  hay nhà nước tử tế hơn xưa ? chả biết đâu là chuẩn mực cả, loạn ! 
 Tóm lại thì cái khái niệm nhân quyền nó cũng như kiểu con tắc kè, nó thay đổi theo thời tiết, theo độ say của thằng bợm rượu, không tin các bố cứ uống thêm vài chai đi, khái niệm nó lại bế tắc như thường. Chả thế mà trên cái quả đất bé tí mà chỗ này bảo thế này là nhân quyền, chỗ kia nó lại bảo là không phải, cãi nhau loạn xạ đến vài thế kỷ. Đến mức như thời Bá Kiến : Chí Phèo nó đòi được làm người tử tế - quyền của hắn - thế mà còn không được, đâm chết cả Bá Kiến rồi đâm mình chết cũng không được. 
 Thế thì thử hỏi cái nhân quyền nó là cái gì mà trừu tượng và cao siêu đến thế ? loại bợm rượu cỡ cháu chắt của Chí Phèo như các ông thì sao mà hiểu và đòi được ?
 Hà hà, uống đi rồi ...ăn cháo.