Phạm Viết Đào. Báo Thanh Niên vừa đưa tin: Công ty Tân Tạo họp báo sai quy định |
“Chiều 24.4, ông Nguyễn Hòa Nhã, Phó giám đốc Sở Thông tin - Truyền thông tỉnh Long An, cho biết vào lúc 9 giờ 30 ngày 21.4, Công ty CP đầu tư và công nghiệp Tân Tạo (gọi tắt là Công ty Tân Tạo) đã tổ chức họp báo tại Trường ĐH Tân Tạo (H.Đức Hòa, Long An), để bà Đặng Thị Hoàng Yến - Chủ tịch HĐQT Công ty Tân Tạo, Đại biểu Quốc hội khóa 13 - đối thoại trực tiếp về một số vấn đề có liên quan đến cá nhân bà này, là sai quy định.
Cùng ngày, Sở cũng báo cáo về Thường trực Tỉnh ủy và Thường trực UBND tỉnh để có biện pháp xử lý. Theo ông Nhã, toàn bộ nội dung cuộc họp (như một số báo đăng tải) thực chất là một cuộc họp báo nhưng không thực hiện hồ sơ, thủ tục để được tổ chức họp báo theo quy định hiện hành của pháp luật.”
( Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120425/cong-ty-tan-tao-hop-bao-sai-quy-dinh.aspx )
( Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120425/cong-ty-tan-tao-hop-bao-sai-quy-dinh.aspx )
Đọc bản tin trên thấy Sở TT-TT tỉnh Long An chắc chắn đã căn cứ vào Điều 19 của Nghị định 52/NĐ-CP/2002 của Chính phủ quy định về thủ tục tổ chức Họp báo tại Điều 1 khoản b:” Tổ chức, công dân ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thông báo cho ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Sở Văn hóa - Thông tin-Nay là Sở Thông tin-Truyền thông )”...Chắc khi tổ chức họp báo bà Đặng Thị Hoàng Yến đã không làm văn bản đề nghị Sở Thông tin-Truyền thông Long An...
Cũng theo tin của báo Thanh Niên thì bà Đặng thị Hoàng Yến đã “ đối thoại trực tiếp về một số vấn đề có liên quan đến cá nhân bà này”...
“Theo ông Nhã, toàn bộ nội dung cuộc họp (như một số báo đăng tải) thực chất là một cuộc họp báo nhưng không thực hiện hồ sơ, thủ tục để được tổ chức họp báo theo quy định hiện hành của pháp luật” tức Nghị định 52...
Xin lưu ý Sở TT-TT Long An rằng, bà Đặng Thị Hoàng Yến đương kim là đại biểu Quốc hội, do đó bà được nghiễm nhiên được hưởng một số quyền ưu đãi miễn trừ theo các điều khoản sau đây của Luật Tổ chức Quốc hội; Xin được trích dưới đây:
“Điều 43Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, không chỉ đại diện cho nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình mà còn đại diện cho nhân dân cả nước; là người thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước trong Quốc hội.
Điều 51
Đại biểu Quốc hội phải liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thường xuyên tiếp xúc với cử tri, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của cử tri; thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, kiến nghị của cử tri với Quốc hội và cơ quan nhà nước hữu quan.
Mỗi năm ít nhất một lần đại biểu Quốc hội phải báo cáo trước cử tri về việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu của mình. Cử tri có thể trực tiếp hoặc thông qua Mặt trận Tổ quốc yêu cầu đại biểu báo cáo công tác và có thể nhận xét đối với việc thực hiện nhiệm vụ của đại biểu Quốc hội.
Điều 54
Khi thực hiện nhiệm vụ đại biểu, đại biểu Quốc hội có quyền liên hệ với các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị đó trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm tiếp và đáp ứng những yêu cầu của đại biểu Quốc hội.
Điều 58
Không có sự đồng ý của Quốc hội và trong thời gian Quốc hội không họp, không có sự đồng ý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì không được bắt giam, truy tố đại biểu Quốc hội và không được khám xét nơi ở và nơi làm việc của đại biểu Quốc hội. Việc đề nghị bắt giam, truy tố, khám xét nơi ở và nơi làm việc của đại biểu Quốc hội thuộc thẩm quyền của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Nếu vì phạm tội quả tang mà đại biểu Quốc hội bị tạm giữ, thì cơ quan tạm giữ phải lập tức báo cáo để Quốc hội hoặc Ủy ban Thường vụ Quốc hội xét và quyết định...”
Căn cứ vào các điều khoản trên, bà Đặng Thị Hoàng Yến có quyền tiếp xúc cử tri, có quyền tiếp xúc báo chí và có cả quyền chất vấn từ: “Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Người bị chất vấn có trách nhiệm trả lời về những vấn đề mà đại biểu Quốc hội chất vấn...” như quy định tại Điều 49 của Luật tổ chức Quốc hội...
Chắc chắn trong cuộc tiếp xúc báo chí vừa qua bà Đặng Thị Hoàng Yến đã tiếp xúc báo chí để giải trình một số vấn đề liên quan đến tư cách đại biểu Quốc hội của bà; Điều này bà Đặng thị Hoàng Yến được quyền tổ chức mà không phải làm thủ tục xin phép Sở TT-TT Long An vì Nghị định là văn bản ban hành dưới Luật; Nghị định không được phép trái luật...
Thực chất quy định của Nghị định 52 chỉ sử dụng để điều chỉnh “các tổ chức, công dân” không là đại biểu Quốc hội; Còn đối với một đại biểu Quốc hội mọi sự điều chỉnh, can thiệp của các cơ quan chức năng phải do Ủy ban Thường vụ quyết định kể cả khi phạm pháp quả tang như quy định tại Điều 58 của Luật Tổ chức Quốc hội.
Xin lưu ý các cơ quan chức năng Long An: Bà Đặng Thị Hoàng Yến không nằm trong phạm vi điều chính, xử phạt hành chính của Giám đốc Sở 4 T hay Chủ tịch tỉnh Long An ! Các vị chớ có lộng quyền mà làm càn...
P.V.Đ.
Xét về cuoc họp báo của bà H.Ythì không sai,nhưng cuộc đời mà khi không ưa thì dưa có dòi.Tôi cũng chưa có thiện cảm gì với HY nhưng cái gì họ đúng mình vẫn nên công nhận
Trả lờiXóaViệc đúng hay sai căn cứ vào luật rõ rồi, bà Yến là ĐBQH thì quyền được qui định trong Luật, chỉ có lãnh đạo của tỉnh nơi bà Yến là dốt luật nên bị hớ, cứ phát ngôn bừa.
XóaChuyện ưa hay không ưa của cá nhân bạn tunglogach là chuyện không đáng bàn ở đây, nên quan tâm đến chủ đề chính là các quyền của bà Yến đã được qui định ở Luật. Thế thôi.