Quán ăn quanh bệnh viện…bẩn kinh dị
- Nồi niêu xong chảo cáu bẩn, ruồi nhặng bu đầy, thức ăn phơi đầy trên bàn, chủ quán chẳng thèm che đậy, thậm chí thịt lợn rán xong được đặt ngay cạnh bãi rác…
TIN BÀI KHÁC:
Nhìn đã thấy buồn nôn
11h30 – Khi phóng viên VietNamNet tới phố Phương Mai thì hàng chục quán ăn nằm quanh khu vực cổng bệnh viện Việt Pháp, bệnh viện Lão khoa Trung ương đã đông kín khách. Nhiều người do đến muộn nên buộc phải đứng ngoài xếp hàng, chờ đến lúc có bàn trống để vào ăn. Có không ít người, do không đủ kiên nhẫn chờ đợi nên đành chấp nhận mua cơm, thức ăn đựng vào túi nilon rồi xách ra một quán nước nào đó gần bệnh viện để ăn, trong đó có cả những cô y tá mặc áo blouse trắng.
Điều oái oăm là mặc dù gần bệnh viện, chủ yếu phục vụ đối tượng là bệnh nhân, người nhà bệnh nhân vốn rất cần sự vệ sinh nhưng tại các quán cơm phở này, vệ sinh lại trở thành thứ không thể có. Bát đũa xếp thành từng rổ đặt ngay dưới sàn nhà đầy rác, trơn nhẫy và bẩn thỉu.
Chưa hết, mặc dù thức ăn cũng được gọi là được bày trong tủ kính nhưng đa phần những chiếc tủ kính trong các quán ăn này đều chỉ có kính ở mặt trước, hai bên trống hoác cho ruồi nhặng tha hồ bay lượn. Đã vậy, có lẽ vì đông khách nên người bán hàng cũng chẳng buồn dùng găng tay nilon để lấy thức ăn cho khách. Đôi tay làm đủ mọi việc từ sáng sớm nên cáu bẩn, nhem nhuốc cứ điềm nhiên bốc thức ăn để vào đĩa mà chẳng thấy vị khách nào kêu ca hay phàn nàn.
Cách dãy hàng cơm không xa là dãy hàng bún phở, mặc dù không đông khách nhưng ở đây cũng chẳng ai buồn quan tâm đến vệ sinh chứ đừng nói gì đến VSATTP. Các loại thịt ăn kèm với bún – phở nằm la liệt trên bàn, trên móc treo, dưới gầm bàn để chúng có điều kiện thi gan với nắng và bụi. Kinh dị hơn, khi phóng viên VietNamNet ghé mũi vào ngửi thử một đĩa tràng trứng gà vịt thì phát hiện chúng đã bắt đầu có mùi thum thủm, bề mặt thịt có chỗ đã ngả sang màu nâu đỏ nhưng chủ hàng vẫn để lại để bán cho khách ăn.
Trong khi đó, tại khu vực ngã tư Tràng Thi – Phủ Doãn, ngay sát bãi giữ xe của bệnh viện Việt Đức thì 3 quán cơm “hộp nhựa” cũng đang vào giờ đông khách. Ba bà chủ quán cùng dăm sáu người giúp việc cũng đang bận tíu tít lấy thức ăn, sắp xếp chỗ ngồi trên vỉa hè và tính tiền cho khách. Sở dĩ người ta gọi đó là những “quán cơm hộp nhựa” vì toàn bộ bát đĩa cho khách ăn, đồ đựng thức ăn của quán đều là đồ nhựa. Bán hàng ở đây cũng có cái tiện, khách ăn xong, còn phần nào thừa chủ quán chỉ việc gạt thẳng xuống miệng cống sau lưng để giúp lũ chuột đêm có cái ăn. Chẳng biết có phải vì ngày nào cũng có đồ ăn sẵn hay không mà lũ chuột sống quanh khu vực này con nào con nấy đều béo mẫm và có dáng vẻ khá đường bệ?!
Cháo dinh dưỡng cũng bốc mùi!
Trong số cả nghìn bệnh nhân nằm tại các bệnh viện ở Hà Nội mỗi ngày, không phải ai cũng đủ khỏe để ăn cơm phở mà họ buộc phải ăn cháo, thậm chí có những người chỉ có thể ăn cháo qua đường ống xông. Nắm bắt được như cầu của bệnh nhân, hàng loạt những quầy cháo dinh dưỡng đã nhanh chóng mọc lên quanh khu vực cổng các bệnh viện.
Cầm trên tay hộp cháo thịt bò được xay nhuyễn, chị Nhâm - ở Thái Bình đang chăm sóc bố trong viện Lão khoa cho biết: “Mấy ngày nay bố tôi cứ kêu đau họng, khó nuốt nên tôi đành phải ra mua cháo để chiều cụ”. Khi được hỏi “Trước khi mua cháo chị có để ý đến chất lượng thịt và dụng cụ chế biến của nhà hàng không?” thì chị Nhâm ngập ngừng: “Họ đề biển là cháo dinh dưỡng thì chắc phải đảm bảo vệ sinh và chất lượng rồi. Mà mình chỉ cốt sao mua cho nhanh để người nhà kịp ăn rồi còn uống thuốc nên cũng chẳng để ý nhiều!”.
Có lẽ chính vì sự dễ dãi của người nhà bệnh nhân nên chủ các quầy cháo dinh dưỡng cũng lờ luôn chuyện vệ sinh. Thịt – rau tất tật đều bày ngay trên mặt quầy để hứng gió bụi, nồi nấu và máy xay cháo đầy mảng bám giống như tảng cháy cơm dưới đáy nồi gang. Tại một quầy cháo dinh dưỡng trước của bệnh viện Nhi Trung ương, mảng bán quanh nồi nấu cháo còn dày đến mức khiến ai nhìn thấy cũng nghĩ ngay đến chuyện chiếc nối này đã lâu không được cọ rửa.
Chẳng cần phải ghé mũi vào ngửi mà chỉ cần đứng gần những hộp thịt, cá và rau xay nhuyễn bày trên mặt quầy cháo dinh dưỡng, người thính mũi có thể nhận thấy mùi hôi do thịt cá đã bị biến chất. Nhìn kỹ hơn, có thể thấy bề mặt của những miếng thịt đã bắt đầu khô lại.
Đi cùng tôi đảo một vòng qua hàng loạt các khu vực quán ăn quanh những bệnh viên lớn như Bạch Mai, Việt Đức, Phụ sản, Nhi Trung ương, viện E, viện K..v..v..chứng kiến cảnh tượng bẩn thỉu đến kinh dị của các quán ăn quanh bệnh viện, anh bạn kiến trúc sư ngao ngán lắc đầu: “Nếu không được ông chỉ thì chắc tôi cũng chẳng để ý đến chuyện sạch bẩn, giờ nghĩ lại mới thấy sợ vì cũng đã có đôi ba lần mình vào ăn ở mấy quán kiểu này. Chẳng biết tại sao họ làm ăn mất vệ sinh, bẩn thỉu đến vậy mà vẫn được cấp Giấy chứng nhận Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tài thật?!”.
M.Thành - VNN
TIN BÀI KHÁC:
Hiến kế cho tái cơ cấu kinh tế
Rượu: “Không thích ngon vì còn ham rẻ”
Hồ sơ công chứng có giá trị không khi đánh mất sổ đỏ?
Phần đất lớn chia cho con mẹ hai…
Nhận con nuôi, điều kiện gì?
Thực phẩm bẩn lan tràn chợ Hà Nội
Ăn quán, người Hà Nội buộc phải…ăn bẩn
Kết hôn không thể vội vàng…
“Quýt” làm, “Cam” chịu?
Vợ lẽ không được quyền thừa kế?
Rượu: “Không thích ngon vì còn ham rẻ”
Hồ sơ công chứng có giá trị không khi đánh mất sổ đỏ?
Phần đất lớn chia cho con mẹ hai…
Nhận con nuôi, điều kiện gì?
Thực phẩm bẩn lan tràn chợ Hà Nội
Ăn quán, người Hà Nội buộc phải…ăn bẩn
Kết hôn không thể vội vàng…
“Quýt” làm, “Cam” chịu?
Vợ lẽ không được quyền thừa kế?
Nhìn đã thấy buồn nôn
11h30 – Khi phóng viên VietNamNet tới phố Phương Mai thì hàng chục quán ăn nằm quanh khu vực cổng bệnh viện Việt Pháp, bệnh viện Lão khoa Trung ương đã đông kín khách. Nhiều người do đến muộn nên buộc phải đứng ngoài xếp hàng, chờ đến lúc có bàn trống để vào ăn. Có không ít người, do không đủ kiên nhẫn chờ đợi nên đành chấp nhận mua cơm, thức ăn đựng vào túi nilon rồi xách ra một quán nước nào đó gần bệnh viện để ăn, trong đó có cả những cô y tá mặc áo blouse trắng.
Chảo rán và thịt rán xong để ngay cạnh bãi rác cho…nguội |
Chưa hết, mặc dù thức ăn cũng được gọi là được bày trong tủ kính nhưng đa phần những chiếc tủ kính trong các quán ăn này đều chỉ có kính ở mặt trước, hai bên trống hoác cho ruồi nhặng tha hồ bay lượn. Đã vậy, có lẽ vì đông khách nên người bán hàng cũng chẳng buồn dùng găng tay nilon để lấy thức ăn cho khách. Đôi tay làm đủ mọi việc từ sáng sớm nên cáu bẩn, nhem nhuốc cứ điềm nhiên bốc thức ăn để vào đĩa mà chẳng thấy vị khách nào kêu ca hay phàn nàn.
Chả nướng và khay lòng tràng trứng bốc mùi thum thủm |
Trong khi đó, tại khu vực ngã tư Tràng Thi – Phủ Doãn, ngay sát bãi giữ xe của bệnh viện Việt Đức thì 3 quán cơm “hộp nhựa” cũng đang vào giờ đông khách. Ba bà chủ quán cùng dăm sáu người giúp việc cũng đang bận tíu tít lấy thức ăn, sắp xếp chỗ ngồi trên vỉa hè và tính tiền cho khách. Sở dĩ người ta gọi đó là những “quán cơm hộp nhựa” vì toàn bộ bát đĩa cho khách ăn, đồ đựng thức ăn của quán đều là đồ nhựa. Bán hàng ở đây cũng có cái tiện, khách ăn xong, còn phần nào thừa chủ quán chỉ việc gạt thẳng xuống miệng cống sau lưng để giúp lũ chuột đêm có cái ăn. Chẳng biết có phải vì ngày nào cũng có đồ ăn sẵn hay không mà lũ chuột sống quanh khu vực này con nào con nấy đều béo mẫm và có dáng vẻ khá đường bệ?!
Cháo dinh dưỡng cũng bốc mùi!
Trong số cả nghìn bệnh nhân nằm tại các bệnh viện ở Hà Nội mỗi ngày, không phải ai cũng đủ khỏe để ăn cơm phở mà họ buộc phải ăn cháo, thậm chí có những người chỉ có thể ăn cháo qua đường ống xông. Nắm bắt được như cầu của bệnh nhân, hàng loạt những quầy cháo dinh dưỡng đã nhanh chóng mọc lên quanh khu vực cổng các bệnh viện.
Cầm trên tay hộp cháo thịt bò được xay nhuyễn, chị Nhâm - ở Thái Bình đang chăm sóc bố trong viện Lão khoa cho biết: “Mấy ngày nay bố tôi cứ kêu đau họng, khó nuốt nên tôi đành phải ra mua cháo để chiều cụ”. Khi được hỏi “Trước khi mua cháo chị có để ý đến chất lượng thịt và dụng cụ chế biến của nhà hàng không?” thì chị Nhâm ngập ngừng: “Họ đề biển là cháo dinh dưỡng thì chắc phải đảm bảo vệ sinh và chất lượng rồi. Mà mình chỉ cốt sao mua cho nhanh để người nhà kịp ăn rồi còn uống thuốc nên cũng chẳng để ý nhiều!”.
Cháo dinh dưỡng = nồi bẩn + thịt ôi |
Chẳng cần phải ghé mũi vào ngửi mà chỉ cần đứng gần những hộp thịt, cá và rau xay nhuyễn bày trên mặt quầy cháo dinh dưỡng, người thính mũi có thể nhận thấy mùi hôi do thịt cá đã bị biến chất. Nhìn kỹ hơn, có thể thấy bề mặt của những miếng thịt đã bắt đầu khô lại.
Đi cùng tôi đảo một vòng qua hàng loạt các khu vực quán ăn quanh những bệnh viên lớn như Bạch Mai, Việt Đức, Phụ sản, Nhi Trung ương, viện E, viện K..v..v..chứng kiến cảnh tượng bẩn thỉu đến kinh dị của các quán ăn quanh bệnh viện, anh bạn kiến trúc sư ngao ngán lắc đầu: “Nếu không được ông chỉ thì chắc tôi cũng chẳng để ý đến chuyện sạch bẩn, giờ nghĩ lại mới thấy sợ vì cũng đã có đôi ba lần mình vào ăn ở mấy quán kiểu này. Chẳng biết tại sao họ làm ăn mất vệ sinh, bẩn thỉu đến vậy mà vẫn được cấp Giấy chứng nhận Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tài thật?!”.
M.Thành - VNN
Kinh !
Trả lờiXóaÔng bà cục hòn vệ sinh an tòan đi du lịch quanh năm rồi. Thu tiền giấy phép xong là hết trách nhiệm. Kệ thiên hạ ngộ độc.
Coi chừng bác Lili bị buộc tội làm lộ bí mật quốc gia và diễn biến hỏa bình. Người VN phải biết bảo vệ mình bằng cách "NGƯỜI TIÊU DÙNG THÔNG MINH" như các bác quan chức bộ Y Tế chưỡi dân mình, thế mà đám dân VN ngu thật chẳng đứa nào dám lên tiếng. Đấy là bọn công bộc, còn dân VN là ông bà chủ, bị bọn đầy tớ chưỡi mà bọn chủ nín như nín đái
Trả lờiXóa