Mỗi công trình kiến trúc đều để lại dấu ấn của một thời điểm lịch sử, ở đó có văn hóa, có tâm tư, có ước nguyện của tác giả hay của cả xã hội gửi gắm vào. Những công trình tồn tại với thời gian đa số phải có tính bền vững về chất lượng, đẹp và công năng sử dụng hợp lý cho dù nhu cầu của xã hội, của cộng đồng ngày một nâng cao. Một công trình tương tự như Nhà hát lớn Hà nội đã tồn tại và đang là một điểm nhấn của Thủ đô lớn bậc nhất Thế giới.
Nhà hát lớn - Thời đang xây dựng.
Nhà hát lớn Hà nội đang kỷ niệm 100 năm tuổi, thực tế được như hôm nay thì nó đã được trùng tu, cải tạo lớn vào những năm 1998 - 2000. Kiến trúc sư tài ba người Pháp gốc Việt Hồ Thiệu Trị đã bỏ công lục lại tất cả hồ sơ gốc của công trình đang lưu tại Pháp để mang về Việt nam, cùng các chuyên gia xây dựng của Bộ xây dựng làm trẻ lại một công trình vô giá như chúng ta đã biết.
Một quần thể các công trình ngày nay vẫn đẹp với qui hoạch và xây dựng từ trăm năm trước.
Để có những công trình tồn tại mãi với thời gian, tạo được những dấu ấn đẹp cho Thủ đô là nhờ những tâm huyết của các Kiến trúc sư, các nhà quản lý, các bàn tay vàng của Dân Việt. Trang sách đẹp sẽ ghi nhận đầy đủ công lao của họ, những bất cập hay lỗi lầm trong qui hoạch và xây dựng cũng được ghi lại kể cả khi thời gian và con người đào thải chúng.
Cổng làng tôi - cũng kỷ niệm 100 năm tuổi và đang được tu bổ.
Trên các diễn đàn về qui hoạch, kiến trúc, xây dựng...chúng ta thường thấy các sếp quản lý chém gió về tầm nhìn, chiến lược, kế hoạch cho 5 năm, 10 năm, 20 năm thậm chí đến tận 2050. Tuy nhiên ai cũng hiểu rằng : với tu duy nhiệm kỳ chỉ có 5 năm thì tầm nhìn dài hơn thế chỉ là chuyện chém gió, những dự án hay công trình như Nhà hát lớn hay ít ra là cái cổng làng bé nhỏ, sau 100 năm vẫn sử dụng tốt sẽ quá hiếm khi mà tư duy quản lý chưa ra khỏi cổng làng. Ai dám khẳng định một công trình như cái bảo tàng Hà nội mới xây kia sẽ tồn tại được trăm năm như Nhà hát lớn - một công trình tốn rất ít sắt thép bê tông ?
(Minh họa: Ngọc Diệp) - Dantri.
Sân golf la liệt trên ruộng lúa, trường học và bệnh viện quá tải - đó là lỗi của qui hoạch, còn ai quản lý qui hoạch thì ai cũng biết nhưng chịu, không rõ cá nhân anh nào chịu trách nhiệm.
Thực tế là chúng ta đang thiếu những nhà quản lý còn các Kiến trúc sư hay những người thợ có bàn tay vàng thì không thiếu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét