Nhiều ngôn từ được các Chủ đầu tư dự án đưa ra, mớm cho báo chí để che lấp những khó khăn đang hiện hữu đối với họ trong vấn đề vốn. Tiền đâu ra ? - đó là câu hỏi của nhiều chủ đang xây dở nhiều công trình, chỉ thị từ phía Nhà nước liên tục gửi xuống các đại gia ngân hàng, việc lấy tiền từ ngân hàng đổ vào bất động sản đã từ từ bị chặn lại.
Các doanh nghiệp xây lắp đối mặt với những vấn đề nan giải : thiếu dự án, có dự án đang dở dang phải dừng, khiếu kiện phát sinh. Các nhà sản xuất vật liệu tiết giảm tối đa sản xuất bởi đầu ra bị giảm nhanh, vốn vay khó, lạm phát tiếp tục tăng khiến càng sản xuất càng lỗ.
Việc làm là một vấn đề căng thẳng cho các doanh nghiệp, từ đầu tư, sản xuất, xây lắp, quản lý, dịch vụ...kể cả bán nước trà cho công nhân tại cổng công trình cũng thất thu, chủ quán ngồi ngáp dài tính lô dịch đề.
Có đến 9 / 10 dự án mà mình đang tham gia đều dừng lại. 3 chủ bán đứt công trình khi vừa làm xong hầm, có ông bán ngay khi xong thô, có chị sơn bả xong khối văn phòng liền căng biển bán đứt hoặc cho thuê giá rẻ dài hạn...vẫn không có khách hỏi. Ảm đạm - từ ngữ sáng ra quán ca fe nghe ngập tràn từ miệng các nhân sự dính dáng đến ngân hàng và đầu tư, đầu cơ bất động sản, chủ thầu xây lắp, kỹ thuật nhà thầu.
Một số ngân hàng vẫn tiếp tục đăng báo cho biết họ vẫn lãi lớn ! đó là việc của họ, quyền của họ thích thì nói. Thử rút trên một tỷ xem là biết ngay, ông bạn làm thuê cho Chủ đầu tư một dự án có tổng kinh phí dự trù hơn hai ngàn tỷ, có số dư tài khoản trong ngân hàng hơn trăm tỷ nhưng nếu rút ba đến năm mươi tỷ thì hãy chờ và ...chờ.
Khó khăn nảy sinh khiếu kiện của các bên.
Một vài anh đang có chung cư muốn bán thì mở ra vài trò câu khách cổ lỗ sỹ, thông báo xếp hàng mua xuất đã hết thời, nay đón khách bằng nam nhân kế, mỹ nhân kế, mời ca fe, ăn trưa, đưa đi xem căn mẫu bằng xe hơi xịn, tặng quà khi đi xem nhà...trong khi Keangnam bà con đang mang bếp than ra cửa tầng 1 đun nước, mắc màn ngủ dưới sân vì bị cắt điện, đóng cửa thang bộ lối duy nhất về nhà mình đã mua. Lối làm ăn chụp giựt, ứng xử côn đồ của đa số chủ đầu tư trong thời bất động sản lên ngôi đã góp phần giết chết niềm tin của khách mua hàng, nhất là thời bất động sản chìm như hiện nay. Khi anh độc quyền bán hàng thì kênh kiệu, coi khách hàng không ra gì thì khách chỉ thấy lướt sóng có lợi ngắn hạn thì mua, không có khách làm ăn lâu dài nên thiếu sức mạnh về vốn, chết yểu lập tức khi thị trường đi xuống.
Vào chợ rồi nhưng vẫn buôn bán kiểu xe thồ, đó là thói kinh doanh của nhiều ông chủ ở ta, bệnh trọc phú ngấm sâu vào dân làm ăn kể cả giới chủ lớn. Họ coi thường các nhà tư vấn, coi thường khách hàng, coi thường thị trường mà cứ cho rằng : tao có ít tiền nhưng phải mua được mọi thứ đủ các yêu cầu : ngon bổ rẻ ! ít có chủ hiểu hoặc cố tình hiểu được rằng : tiền nào của ấy, chất lượng không nằm ngoài vỏ máy, gái đẹp như manocanh thì bên trong chắc chỉ có ...thạch cao.
Rút chạy khỏi thị trường trong hỗn loạn, lừa các chủ đầu tư thứ cấp, tung chiêu dụ vét nốt khách hàng nhỏ...vv nhiều chiến lược được tung ra như những con bài cuối, chuyến tàu vét đêm ba mươi liệu có đưa các trọc phú đến ga cuối ? hãy cố chờ xem chỉ ngay quý đầu năm tới, nếu có tiền mua nhà thì hãy cố để qua Tết các bạn nhé.
Qua tết Congo nhé
Trả lờiXóaVừa đúng lúc ăn trưa với đứa cháu, tôi đem trường hợp của Coca Cola đã có mặt bao nhiêu thập kỷ trên khắp ngõ ngách của thế giới. Của Honda, Toyota chiếm lĩnh luôn thị trường xe của anh đại xì thẩu xe hơi Hoa Kỳ. Do đâu? Việt Nam ta có được bao nhiêu sản phẩm tồn tại trên thị trường (nội địa thôi) trên 10 năm? Tại sao?
Trả lờiXóaChuẫn.
Trả lờiXóaỒ hoá ra Lê Dũng là dân kinh tế u.
Trả lờiXóaTheo tôi thì ra tết chưa nên mua nhà vội, thị trường BĐS sẽ còn giảm sâu nữa, nếu mua có lẽ nên hết quý II năm tới.
Một vấn đề nghiêm trọng vô cùng đối với các ngân hàng là đa phần cho vay bảo đảm bằng tài sản là BĐS. Điều gì xảy ra khi khách hàng không trả được nợ và các ngân hàng này nhận nhà của khách hàng đem đấu giá thu hồi nợ? Lúc đó vấn đề thanh khoản của ngân hàng sẽ còn tồi tệ nữa vì vốn huy động sẽ phải thanh toán trả cho người gửi tiền, còn tiền đem cho vay sẽ không thu hồi được. Nhiều khi không dám nghĩ đến kết cục...
Lúc đó tiền USD và vàng sẽ lại lên ngôi.
Rất mong Lê Dũng nhanh chóng ổn định được máy tính của mình. Chúc vui.
Trả lờiXóaHôm nọ đọc trên blog của chị Phương Bích thấy chị ấy nói khi ngân hàng đến xiết nhà đấu giá đòi nợ chị ấy dùng từ giá rẻ như cướp không. Thực ra mới chỉ đúng một phần nếu đứng ở góc độ người vay. Thực ra ngân hàng sẽ không được lợi gì từ việc xiết nhà của khách hàng rồi đem bán để thu hồi nợ cả. Có chăng chỉ là bọn ép giá, bọn cồ mồi, bọn này gièm pha kinh lắm để dìm giá xuống thấp và bọn chúng tham gia đấu giá để mua. Thực ra ngân hàng rất sợ phải làm điều này vì một lẽ rất đơn giản: khi khách hàng không trả được nợ, giá nhà đất xuống thấp khi bán họ sẽ không thu đủ số tiền đã bỏ ra cho vay. Ví dụ khoản vay 7 tỷ, TSBĐ lúc cho vay là 10 tỷ, bây giờ tài sản chỉ còn là 5 tỷ, sau khi đem bán tài sản khách hàng vẫn còn nợ lại là 7-5=2 tỷ, khách hàng lấy gì để trả cho 2 tỷ còn lại?, vậy lấy tiền đâu để ngân hàng trả cho người gửi tiền (vốn ngân hàng đã huy động)?.
Trả lờiXóaĐây là bài học chua xót cho những ai a dua thổi giá bất động sản lên trời để hưởng lợi? Mà thua thiệt cuối cùng vẫn chỉ là những nhà đầu tư thứ cấp, còn cái bọn nó chạy đất nền (chạy dự án) đem bán cho chủ đầu tư xây dựng chả bao giờ nó chết cả. Giá nó thu hồi của người dân bằng giá rẻ mạt, và đem bán với giá trên trời? Ai, ai đã tiếp tay cho bọn chúng làm được những việc như thế? Cánh doanh nghiệp ư, người dân ư, làm sao những người này có quyền hành để làm được viêc này?. Nói vậy chắc các bạn cũng hiểu những kẻ đó là ai chứ?
Tớ vốn dốt về môn kinh tế, vĩ mô, vi mô gì cũng thế. Giờ muốn lấp đầy lỗ hổng kiến thức đó cũng ngại quá vì thiếu thời gian. Cám ơn những bài viết của bác Lê Dũng và cả những nhận xét của các bác khác. Tớ học hỏi được nhiều từ các bác, qua những vụ việc rất cụ thể trong đời sống thường ngày.
Trả lờiXóaVề ngôi nhà của Bùi Hằng, nghe bác Molangcho nói vậy cũng yên tâm hơn. Mong là ngân hàng đã cho Bùi Hằng thế chấp nhà vay vốn sẽ tôn trọng và biết quí khách hàng của mình, kiên nhẫn thêm tí nữa để cô ấy không bị mất nhà oan và ngân hàng cũng không bị thiệt hại. Thời buổi kinh tế thị trường rồi, ngân hàng này nếu dám làm một nghĩa cử đẹp bênh vực thân chủ của mình, thì trong tương lai uy tín của ngân hàng sẽ tăng cao. Và tất nhiên là điều ngược lại cũng đúng: sau này sẽ không còn khách hàng nào tin tưởng mình nữa nếu mình đang tâm thủ lợi trên sự hoạn nạn của thân chủ!