10 tháng 4, 2012

Đập thủy điện Sông Tranh - ông nói gà bà nói vịt.

   Đọc bài trên báo Tuổi trẻ mà chán ngán, càng chán nếu anh nào là dân xây dựng. 
Hóa ra trước khi xây dựng cái nhà máy ở đây các bố không quan tâm đến "bản đồ nứt gãy các đới địa chấn" để tính toán, tiên liệu. Rồi việc quan trắc lún trong suốt quá trình xây dựng và sau khi công trình đưa vào sử dụng đã ...quên. Để bây giờ " tổ nghiên cứu " lại đòi mua máy quan trắc tiền tỷ, " nghiên cứu tiếp " vài tỷ rồi mới ra báo cáo kết quả, đánh đố nhau rồi.
 Lại nói rò rỉ 75 lít / giây, khác với hôm trước là 3 chục lít / giây, chả hiểu tuần sau  nếu không được mua máy quan trắc vài tỷ thì lưu lượng có rò thêm không ? 
 Mình làm có cái nhà hơn chục tầng cũng đã phải thuê một pháp nhân làm cái hợp đồng quan trắc lún, luật bắt như vậy, thế mà các bố làm cả công trình tính bằng tỷ đô mà cứ như nhà dân, hài kinh !
 Liệu chừng, nó mà nứt rồi thì có mà giời hàn ! nếu nó mà nứt do "động đất" hay gì nữa, đã nứt kết cấu thì thôi nhé, em xin thôi việc sớm như anh Hưng cho lành. Hàn mới vá chỉ là dán bùa vào ...mèo thôi.

Thủy điện Sông Tranh 2 rò rỉ 75 lít nước/giây
 - Sau 1 tuần khảo sát, đánh giá đập thủy điện Sông Tranh 2 theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, sáng 10-4, các chuyên gia Viện Khoa học và Công nghệ VN đã có những báo cáo, kiến nghị về ứng phó tình hình đập.
Nước tuôn tại đập chắn thủy điện Sông Tranh 2 phía hạ lưu - Ảnh: Tấn Vũ
Các đới đứt gãy địa chấn do động đất theo đánh giá bằng mô hình của các nhà khoa học thuộc Viện Vật lý Địa cầu - Ảnh: Tấn Vũ
Quan trắc lòng đập lần này, ngoài Viện Vật lý địa cầu còn có các chuyên gia của Viện Cơ học cùng khảo sát đánh giá bên trong thân đập.
Tiến sĩ Lê Huy Minh, Phó viện trưởng Viện Vật lý địa cầu, trưởng đoàn khảo sát, cho biết động đất nhiều nhưng để xem con đập có ảnh hưởng hay không cần phải phân tích các số liệu đo đạt, chưa thể kết luận chính thức vào lúc này.
Cũng tại buổi làm việc, đoàn chuyên gia thống nhất kiến nghị chính quyền tỉnh Quảng Nam hỗ trợ tiền mua 5 máy quan trắc động đất (hơn 1,2 tỷ đồng) để lắp đặt quanh thủy điện.
Đồng thời phải gấp rút có một đề tài nghiên cứu cấp nhà nước cho công trình đập thủy điện Sông Tranh 2 về động đất và an toàn đập lúc này. Theo đó, sẽ nghiên cứu tác động của động đất có ảnh hưởng gì đến thủy điện hay không và trong tương lai công trình sẽ còn bị ảnh hưởng như thế nào. Ngoài ra, chi phí lắp đặt vận hành khảo sát nghiên cứu khoảng 4,8 tỷ đồng cũng đang đưa vào đề án.
Các chuyên gia của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã có những báo cáo, kiến nghị đầu tiên về ứng phó tình hình đập Sông Tranh 2 với chính quyền tỉnh Quảng Nam - Ảnh: Tấn Vũ
Ông Trần Văn Hải, Trưởng Ban quản lý dự án thủy điện 3, cho hay số liệu vừa đo được, lượng nước rò rỉ tại thủy điện Sông Tranh 2 là 75 lít/ giây. Việc công bố 30 lít/giây trước đây là chưa chính xác. Trong khi đó, khuyến cáo của Cục giám định về các công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) là nước thấm ở khoảng 15 lít/giây. Hiện tại nước trong lòng hồ xuống ở cao trình 155 mét, và các công nhân đang xử lý phần mặt đập ở thượng lưu để đảm bảo tính thẩm mỹ cho công trình.
TẤN VŨ - TTo net.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét