Qua một vụ cháy tại cây xăng 108 Trần Hưng Đạo Hà nội cho thấy rõ tồn tại nhiều vấn đề về quản lý PCCC.
Thứ nhất : việc thiết kế và phê duyệt, cấp phép - được phía cơ quan chức năng nhà nước quản lý, nằm trong sở CS PCCC cácc tỉnh, Thành phố phụ trách, lớn hơn thì Cục PCCC phụ trách - hiện đang rất lỏng lẻo : phê duyệt thiết kế cây xăng không quan tâm đến xung quanh cây xăng là gì, dân cư, cơ quan, bệnh viện, công trình công cộng.,.mà chỉ quan tâm đến phạm vi nội bộ cây xăng. Thậm chí qui mô nội bộ của cây xăng cũng rất qua quít : khu bồn chứa, khu tiếp xăng, khu nhà cho nhân viên, khu vệ sinh hay bể chứa nước, hệ thống chữa cháy của cây xăng...đều tạm bợ và rất nguy hiểm, tiềm ẩn nhiều rủi ro cháy nổ.
Khu tiếp xăng dầu không có rãnh, bể thu xăng dầu rò rỉ ( nếu có ) từ mặt đất, vậy khi xe tiếp xăng dầu bị thủng ống, thủng téc mà chảy ra thì sẽ loang ra, làm sao chữa cháy kịp ?
Một kiểu hố thu dầu, chống cháy lan cho thiết bị có chứa dầu : lưới thép và rải đá 3 x 4 trên mặt.
Thứ hai : Hệ thống chữa cháy tại chỗ của cây xăng, lực lượng nhân viên ( kiêm bán xăng dầu ) chữa cháy được tập huấn của cây xăng cũng rất hời hợt, thậm chí chỉ vài bình bọt để hoen rỉ, nhân viên nữ, có bầu vẫn bán xăng bình thường. Vậy khi cháy cây xăng thì làm thế nào ?
Tôi làm trong ngành xây lắp điện, chỉ mỗi cái trạm điện nhỏ trong nhà xây, giá trị chỉ vài trăm triệu nhưng cảnh sát pccc cũng yêu cầu bắt buộc có hệ thống phòng cháy riêng cho nó : hệ thống trung tâm chứa bình FM 200 tự động, các bình bọt xe đẩy, xách tay... rất tốn kém. Vậy mà cây xăng với giá trị nhiều tỷ đồng thì các vị bỏ qua, không bắt có đầu phun bọt hay khí tự động thì tiêu chuẩn nào đây ?
Thứ ba : Phương tiện và con người của cs pccc hiện đang rất thiếu, yếu về nhiều mặt : xem chữa cháy cây xăng bằng vòi nước trong 5 giờ đồng hồ, thử hỏi trên Thế giới này có nơi nào chữa như vậy ?
Với nhiệt độ tăng cao đột biến từ cháy xăng thì chỉ trong vòng 10 phút là mọi thứ có thể nóng chảy : bồn, kết cấu bê tông, kêt cấu thép...vậy xe chữa cháy mang vòi nước ( theo cán bộ của pccc Hoàn Kiếm nói là phải phun nước làm mát sau đó mới phun bọt...) phải hàng nửa tiếng sau mới tới hiện trường thì có nguy cấp không, các kết cấu công trình và xe bồn đã bị phá huỷ chưa ?
Một cây xăng nếu có lắp đặt hệ thống đầu phun khí, bọt dập lửa tự động ( bao gồm khu vực bán xăng, khu chứa bồn, khu tiếp xăng...có tốn lắm thì cũng chỉ vài tỷ đồng ) như chúng tôi đang làm với trạm điện vài ba máy biến áp, với phòng DATE Center hàng vài trăm m2. Khi cháy lập tức phun khí dập ngay từ đám cháy nhỏ nhất, không duy trì ngọn lửa để nó cháy lan hoặc bùng lớn đủ để phá hoại thiết bị hay kết cấu công trình.
Về phần trang bị bảo hộ cho lính cứu hoả : quá coi thường vì để cho cả cảnh sát áo xanh lao vào lửa, các lính cứ hoả thì thiếu bảo hộ nên có thể nguy hiểm đến tính mạng. Chỉ ngạt khói xăng dầu trong vòng 4 hay 5 phút là xong, khỏi cứu.
Cảnh sát áo xanh tham gia chữa cháy.
Lửa bén vào người cực nguy hiểm. Lính cứu hoả thì không có mặt nạ phòng độc, chịu nhiệt...
Vụ cháy xe bồn tại cây xăng 108 Trần Hưng Đạo chỉ là một vụ nhỏ nhưng cũng đã gây thiệt hại lớn cho donah nghiệp và nhà nước, dân xung quanh. Đặc biệt nguy hiểm là tính mạng của nhiều cảnh sát phòng cháy bị bỏng lửa, phải cấp cứu. Những bất cập lộ rõ từ cả phía chủ cây xăng và cơ quan quản lý nhà nước về PCCC đã lộ rõ nhiều mặt cần phải chấn chỉnh. Sau vụ cháy thì các cán bộ của cơ quan chức năng lại lên báo cho rằng cần kiểm tra lại tất cả cây xăng trong nội thành, rồi cần tiền mua thêm trang bị, bảo hộ...rất nhiều thứ cần làm, rồi không biết sẽ làm thế nào, còn xảy ra cháy tiếp như thế nữa không thì không có ai đảm bảo, không anh nào khẳng định được có hay không.
Ngay giữa trung tâm Thủ đô, nơi được quan tâm nhất , có hẳn một sở CS PCCC riêng, xe cộ đầy đủ nhất so với các tỉnh trên cả nước còn thế thì thử hỏi các tỉnh sẽ như thế nào ?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét