– Chỉ tính từ ngày 18/4 đến ngày 23/5 (1 tháng 5 ngày) đã xảy ra 8 vụ tai biến sản khoa trên cả nước khiến 7 sản phụ và 5 trẻ sơ sinh thiệt mạng. Người dân đang rất lo lắng, hoang mang nhưng những động thái của lãnh đạo các Sở Y tế và Bộ Y tế mới chỉ dừng ở mức “đang yêu cầu báo cáo”...
>> Trẻ sơ sinh tử vong, gia đình bao vây bệnh viện
>> Sản phụ thứ 5 tử vong tại bệnh viện
>> Sản phụ tử vong liên tiếp, bà bầu lo lắng
>> Mổ sinh, mẹ con sản phụ tử vong tại bệnh viện
>> 3 sản phụ tử vong: Tránh được không, cách nào?
>> Sản phụ chết, gia đình đuối lý trước bệnh viện
>> “Không bác sỹ nào chủ tâm làm sản phụ chết”
35 ngày: 8 vụ tai biến, 12 mạng người
Vụ đầu tiên “mở màn” cho chuỗi các tai biến tiếp theo xảy ra ngày 18/4 tại Quảng Ngãi. Lúc 23h ngày 18/4, sản phụ Hương (23 tuổi, ở xã Nghĩa Dõng, TP Quảng Ngãi) vào BV đa khoa tỉnh Quảng Ngãi chờ sinh vì có dấu hiệu chuyển dạ.
Đến trưa ngày 19/4, chị có biểu khó thở, được chuyển vào phòng mổ đẻ. Tuy nhiên đến sáng hôm sau thì chị tử vong, bé trai chào đời đang trong tình trạng nguy kịch.
Vụ đầu tiên “mở màn” cho chuỗi các tai biến tiếp theo xảy ra ngày 18/4 tại Quảng Ngãi. Lúc 23h ngày 18/4, sản phụ Hương (23 tuổi, ở xã Nghĩa Dõng, TP Quảng Ngãi) vào BV đa khoa tỉnh Quảng Ngãi chờ sinh vì có dấu hiệu chuyển dạ.
Đến trưa ngày 19/4, chị có biểu khó thở, được chuyển vào phòng mổ đẻ. Tuy nhiên đến sáng hôm sau thì chị tử vong, bé trai chào đời đang trong tình trạng nguy kịch.
Gia đình bức xúc cho rằng bác sỹ tắc trách vì thấy sản phụ khó đẻ, gia đình đề nghị mổ nhưng bác sỹ không cho mổ với lời giải thích “vẫn đẻ thường được”.
Con gái đầu lòng vừa chào đời được 35 phút thì ra đi khiến anh Đỗ Ngọc Hải (chồng sản phụ Đỗ Thị Thùy Dung) bị sốc, lên cơn co giật rồi ngất xỉu (Ảnh: Quỳnh Anh - VietNamNet) |
Vụ thứ 2 xảy ra ngày 19/4. Sản phụ Mai Thị Lành, 39 tuổi được đưa đến Bệnh viện Đa khoa cao su Đồng Nai và tử vong cả mẹ và con ngay sau khi sinh. Nguyên nhân được xác định là do bị thuyên tắc ối.
Vụ thứ 3 xảy ra tại Hưng Yên. 7h sáng ngày 19/4, sản phụ Hạnh (sinh năm 1981, trú tại thôn Vân Nội - xã Hồng Tiến - huyện Khoái Châu - tỉnh Hưng Yên) vào BV Đa khoa tỉnh chờ sinh.
Vụ thứ 3 xảy ra tại Hưng Yên. 7h sáng ngày 19/4, sản phụ Hạnh (sinh năm 1981, trú tại thôn Vân Nội - xã Hồng Tiến - huyện Khoái Châu - tỉnh Hưng Yên) vào BV Đa khoa tỉnh chờ sinh.
Đến 10h tối cùng ngày, chị mệt nhiều, gia đình đề nghị mổ vì thai to (4kg), mẹ lại mất sức nhưng bác sỹ không đồng ý.
Vào khoảng gần 4h sáng 20/4, chị Hạnh sinh bé trai nặng 4kg. Bé vừa chào đời đã tử vong sau đó. Gần 5h sáng, chị Hạnh được các bác sĩ cho thở bình ôxi và chuyển lên phòng hồi sức cấp cứu. Chị Hạnh đã tử vong sau đó.
Vào khoảng gần 4h sáng 20/4, chị Hạnh sinh bé trai nặng 4kg. Bé vừa chào đời đã tử vong sau đó. Gần 5h sáng, chị Hạnh được các bác sĩ cho thở bình ôxi và chuyển lên phòng hồi sức cấp cứu. Chị Hạnh đã tử vong sau đó.
Tiến sĩ Lý Ngọc Kính, nguyên Cục trưởng Cục quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) từng khẳng định “không có thầy thuốc nào chủ tâm làm chết bệnh nhân”. Nhiều bạn đọc của VietNamNet khi gửi phản hồi về bày tỏ đồng tình với ý kiến này bởi “nếu chủ tâm thì không còn gì để nói”. Tuy nhiên, họ cũng lật lại vấn đề: “Không chủ tâm, không cố ý nhưng chuyên môn kém, thái độ kém hoàn toàn có thể giết chết bệnh nhân. Vậy lỗi này cần phải giải quyết thế nào?” |
Vụ thứ 4 xảy ra tại Bắc Ninh. Khoảng 8h sáng ngày 20/4, sản phụ Loan được gia đình đưa vào Bệnh viện Đa khoa Kinh Bắc khi có biểu hiện sắp sinh.
Đến 0h30 ngày 21/4, chị có hiện tượng tím tái hết người, sùi bọt mép và được chuyển đi cấp cứu. Tuy nhiên sau khoảng hơn 30 phút sau thì cả hai mẹ con chị Loan đều tử vong.
Vụ thứ 5 xảy ra ngày 29/4 tại BV Đa khoa khu vực Hóoc Môn (TP HCM). Sản phụ Thu nhập viện ngày 28/4.
Vụ thứ 5 xảy ra ngày 29/4 tại BV Đa khoa khu vực Hóoc Môn (TP HCM). Sản phụ Thu nhập viện ngày 28/4.
Đến ngày 29/4, cổ tử cung của sản phụ mở nhưng cơn co kém nên các bác sĩ quyết định kích sinh.
Tuy nhiên trong lúc chuyển dạ, chị Thu đột ngột khó thở, hạ huyết áp. Các bác sĩ lập tức cấp cứu nhưng vẫn không thể cứu được mẹ con.
Vụ thứ 6 xảy ra tại Đồng Nai vào ngày 2/5. Sản phụ Nguyễn Thị Thúy Trang, 29 tuổi (trú tại huyện Thống Nhất) chuyển dạ, được người nhà đưa đến Bệnh viện Đa khoa Cao su Đồng Nai. Mọi thăm khám sau đó đều cho kết quả “ bình thường”.
Chiều cùng ngày, chị Trang sinh cháu trai nặng 3,8 kg, tuy nhiên bà mẹ này có biểu hiện đơ tử cung, một biến chứng trong sinh khiến sản phụ mất máu liên tục.
Vụ thứ 6 xảy ra tại Đồng Nai vào ngày 2/5. Sản phụ Nguyễn Thị Thúy Trang, 29 tuổi (trú tại huyện Thống Nhất) chuyển dạ, được người nhà đưa đến Bệnh viện Đa khoa Cao su Đồng Nai. Mọi thăm khám sau đó đều cho kết quả “ bình thường”.
Chiều cùng ngày, chị Trang sinh cháu trai nặng 3,8 kg, tuy nhiên bà mẹ này có biểu hiện đơ tử cung, một biến chứng trong sinh khiến sản phụ mất máu liên tục.
Bác sỹ đã không xử trí cầm máu khẩn trương và chuyển viện kịp thời mà yêu cầu chồng sản phụ đi mua máu ở cách đó … vài km! Việc truyền máu chậm đã khiến chị Trang tử vong.
Vụ thứ 7 xảy ra ở Quảng Nam. Sáng 6/5, sau khi lên bàn mổ được ít giờ, sản phụ Lê Thị Nguyệt (33 tuổi, Hương An, Quế Sơn, Quảng Nam) bất ngờ tử vong tại BV Đa khoa Vĩnh Đức.
Vụ thứ 8 xảy ra rạng sáng ngày 23/5 tại BV Đa khoa Vân Đình (huyện Ứng Hòa – Hà Nội). Con gái của sản phụ Đỗ Thị Thùy Dung đã qua đời sau khi sinh được 35 phút. Trước đó, kết quả khám thai “bình thường”, gia đình xin mổ đẻ nhưng không được đồng ý.
Cần một lời giải thích thỏa đáng
Như vậy, chỉ tính trong vòng 35 ngày (từ 18/4 đến 23/5) đã có 8 vụ tai biến sản khoa xảy ra, khiến 7 người mẹ và 5 trẻ sơ sinh thiệt mạng.
Điểm chung của các vụ tai biến này là: Kết quả khám, siêu âm trước sinh của mẹ và con đều “bình thường”; Sự việc đều xảy ra ở bệnh viện tuyến dưới và chủ yếu diễn ra về đêm; Gia đình bức xúc nhưng không nhận được lời giải đáp thỏa đáng từ bệnh viện, các báo cáo giải trình của bệnh viện đều cho thấy họ đã “làm đúng chuyên môn, xử lý kịp thời”, hoàn toàn không có phần giải trình trách nhiệm.
Vụ thứ 7 xảy ra ở Quảng Nam. Sáng 6/5, sau khi lên bàn mổ được ít giờ, sản phụ Lê Thị Nguyệt (33 tuổi, Hương An, Quế Sơn, Quảng Nam) bất ngờ tử vong tại BV Đa khoa Vĩnh Đức.
Vụ thứ 8 xảy ra rạng sáng ngày 23/5 tại BV Đa khoa Vân Đình (huyện Ứng Hòa – Hà Nội). Con gái của sản phụ Đỗ Thị Thùy Dung đã qua đời sau khi sinh được 35 phút. Trước đó, kết quả khám thai “bình thường”, gia đình xin mổ đẻ nhưng không được đồng ý.
Cần một lời giải thích thỏa đáng
Như vậy, chỉ tính trong vòng 35 ngày (từ 18/4 đến 23/5) đã có 8 vụ tai biến sản khoa xảy ra, khiến 7 người mẹ và 5 trẻ sơ sinh thiệt mạng.
Điểm chung của các vụ tai biến này là: Kết quả khám, siêu âm trước sinh của mẹ và con đều “bình thường”; Sự việc đều xảy ra ở bệnh viện tuyến dưới và chủ yếu diễn ra về đêm; Gia đình bức xúc nhưng không nhận được lời giải đáp thỏa đáng từ bệnh viện, các báo cáo giải trình của bệnh viện đều cho thấy họ đã “làm đúng chuyên môn, xử lý kịp thời”, hoàn toàn không có phần giải trình trách nhiệm.
Sau khi cả hai mẹ con đều chết trong cơn vượt cạn, gia đình sản phụ Trần Thị Loan đã mang quan tài đến Bệnh viện Đa khoa Kinh Bắc (Bắc Ninh) đặt ngay trước cổng bệnh viện (Ảnh: Hoàng Sang - VietNamNet) |
Vậy tại sao vẫn có nhiều sản phụ tử vong? Việc này bây giờ mới diễn ra hay đã có từ trước nhưng không ai biết?
Tiến sĩ Lý Ngọc Kính, nguyên Cục trưởng Cục quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết không phải bây giờ những sự việc này mới xảy ra nhiều mà từ trước đến nay thực tế cũng như vậy song không được các phương tiện truyền thông đăng tải nhiều nên mọi người có cảm giác trước đây tai biến ít xảy ra hơn.
Và sau mỗi tai biến được báo chí đưa tin, Vụ Sức khỏe Bà mẹ Trẻ em (Bộ Y tế) đều có công văn yêu cầu các BV báo cáo sự việc báo nêu. Lãnh đạo Bộ Y tế cũng vào cuộc nhưng cũng chỉ ở mức “yêu cầu báo cáo”.
Tiến sĩ Lý Ngọc Kính, nguyên Cục trưởng Cục quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết không phải bây giờ những sự việc này mới xảy ra nhiều mà từ trước đến nay thực tế cũng như vậy song không được các phương tiện truyền thông đăng tải nhiều nên mọi người có cảm giác trước đây tai biến ít xảy ra hơn.
Và sau mỗi tai biến được báo chí đưa tin, Vụ Sức khỏe Bà mẹ Trẻ em (Bộ Y tế) đều có công văn yêu cầu các BV báo cáo sự việc báo nêu. Lãnh đạo Bộ Y tế cũng vào cuộc nhưng cũng chỉ ở mức “yêu cầu báo cáo”.
Hiện nay, cả 3 trường hợp tử vong ở Hưng Yên, Bắc Ninh, Quảng Ngãi xảy ra vào giữa tháng 4 vẫn chưa có báo cáo gửi về! Chưa có một lãnh đạo nào của Bộ Y tế có câu trả lời chính thức, rõ ràng về những tai biến dồn dập gây hoang mang dư luận.
Tại một Hội nghị về sản khoa vừa được tổ chức vào cuối tháng 4 vừa qua tại Hà Nội, khi đề cập vấn đề này với một lãnh đạo Bộ Y tế, vị này cũng “khéo léo” từ chối trả lời những câu hỏi liên quan.
Hàng ngàn người dân hàng ngày vẫn vào bệnh viện sinh đẻ, khám chữa bệnh. Họ không thể ngồi chờ những báo cáo (có lẽ đã mường tượng được nội dung từ khi nó chưa hình thành) mà cần những hành động thiết thực, cụ thể, cần những lời giải đáp kịp thời, thỏa đáng và cần những can thiệp để tình trạng này không còn tiếp diễn.
Tại một Hội nghị về sản khoa vừa được tổ chức vào cuối tháng 4 vừa qua tại Hà Nội, khi đề cập vấn đề này với một lãnh đạo Bộ Y tế, vị này cũng “khéo léo” từ chối trả lời những câu hỏi liên quan.
Hàng ngàn người dân hàng ngày vẫn vào bệnh viện sinh đẻ, khám chữa bệnh. Họ không thể ngồi chờ những báo cáo (có lẽ đã mường tượng được nội dung từ khi nó chưa hình thành) mà cần những hành động thiết thực, cụ thể, cần những lời giải đáp kịp thời, thỏa đáng và cần những can thiệp để tình trạng này không còn tiếp diễn.
Câu hỏi lớn chưa có lời đáp Sau khi có nhiều vụ tai biến xảy ra, ngoài việc yêu cầu các bệnh viện để xảy ra sự cố phải báo cáo thì Vụ Sức khỏe Bà mẹ trẻ em (Bộ Y tế) cũng có công văn khẩn gửi các sở Y tế địa phương yêu cầu chấn chỉnh lại các hoạt động nhằm hạn chế các tai biến sản khoa. Một trong những nội dung quan trọng của công văn này là yêu cầu các địa phương tổ chức đào tạo lại và đào tạo nâng cao năng lực cán bộ y tế các tuyến về chẩn đoán và xử trí cấp cứu sản khoa để hạn chế thấp nhất các tai biến có thể xảy ra. Sau khi có công văn này, theo tìm hiểu của VietNamNet thì lãnh đạo một số Sở Y tế cho biết “đào tạo nâng cao năng lực cán bộ y tế là việc làm thường xuyên, không phải đợi đến khi tai biến xảy ra rồi mới làm”. Tuy nhiên, kết quả của việc này đến đâu, có hạn chế được tai biến hay không thì không ai có câu trả lời! |
Cẩm Quyên - Vnn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét