Hàng ngày ra đường, đi làm, gặp gỡ giới trẻ, một số trong đó là các chủ doanh nghiệp mà xã hội đang tạm gọi đó là các doanh nhân.
Họ xênh xang trong các bộ quần áo hàng hiệu, đồ dùng xịn, chém gió rất ác. Các câu chuyện họ trao đổi bàn bạc hầu hết chỉ xoay quanh chuyện chạy dự án, lách luật, lợi dụng quan hệ này kia để kiếm chác mối mánh, thủ đoạn để tồn tại trong thương trường.
Ít có thanh niên trẻ hay doanh nhân có những dự án mang tính chất lợi ích cho cộng đồng hay mang tính nhân bản. Ví như kêu gọi xây cây cầu khỉ cho các cháu vùng lũ, tài trợ sách giáo khoa tham khảo của nhóm " Cánh buồm " cho các cháu vùng không có điều kiện đến trường, góp tiền hay sức cho các dự án nhỏ, hỗ trợ người già trẻ em, xây cất các trung tâm nhân đạo, cứu trợ...
Tuy nhiên, đa số họ vẫn hoang tưởng họ vẫn đang là các doanh nhân !
Họ nhầm.
Doanh nhân là một khái niệm dành cho những người có doanh nghiệp, doanh nghiệp đó làm ăn tuân thủ các tiêu chí về pháp luật, về tiêu chuẩn chung mà cộng đồng văn minh đưa ra, ví như ISO chẳng hạn. Chỉ ví dụ anh không được dùng trẻ em để làm việc, không được đối xử với người lao động thiếu công bằng, đuổi việc phụ nữ mang thai hoặc sau nghỉ đẻ, đuổi việc người lao động trái qui định...
Doanh nhân là một cá nhân, có thể là chủ doanh nghiệp hoặc tham gia quản lý, cổ đông của doanh nghiệp. Họ phải đem lại cho doanh nghiệp những giá trị, gây ra những giá trị khác cho xã hội. Ví dụ đem lại việc làm cho người lao động, đóng thuế cho nhà nước, tạo ra thương hiệu cho dioanh nghiệp, gây dựng được hình ảnh một doanh nghiệp đẹp, gián tiếp giáo dục các doanh nghiệp khác trong cộng đồng doanh nghiệp phải kinh doanh lành mạnh, tẩy chay các doanh nghiệp rởm, trốn thuế hoặc cơ hội, sân sau của giới chính trị làm càn.
Nhưng nói vậy rồi chúng ta sẽ buồn nhều hơn bởi ngày nay tại Việt nam ít hoặc hiếm có các doanh nghiệp và doanh nhân như thế. Bởi chăng nền kinh tế bao cấp hay CNXH ấu trĩ đã góp phần tạo ra các mô hình danh nghiệp nửa người nửa ngợm như vậy ? không hẳn.
Nền chính trị theo chủ nghĩa Mác Lê gì đó đã xóa bỏ những lý luận chính trị, xóa bỏ tất cả những thứ khác như : Lịch sử, văn hóa, mỹ thuật, đạo đức đã được Cha ông ta xây dựng và gìn giữ từ bao đời nay. Thử hỏi trước khi có Mác thì trường Mỹ thuật ở Việt nam và Thế giới có dạy sinh viên về Mỹ thuật theo triết mác ? các công trình kiến trúc lịch sử, các kho tàng văn hóa dân gian đồ sộ vô cùng quý hiếm của Dân ta trước khi cái tay Mác nào đó xuất hiện thì ra sao?
Đấy, bởi sao chúng ta đang có một đội ngũ doanh nhân nửa người nửa ngợm như hôm nay. Hỏi sao họ sẵn sàng đuổi việc một thanh niên đẹp trai, năng động, làm việc tốt như em Phương, em Nam - những thanh niên sôi nổi, nhiệt huyết với lòng ái quốc trong suốt mùa hè đã đi biểu tình, phản đối tàu khựa gây hấn, xâm lược biên giới hải đảo của Tổ quốc.
Doanh nhân Việt nam - chưa xứng đáng để được gọi là doanh nhân. Họ chỉ đáng gọi là các tiểu thương chợ giời, thậm chí chưa xứng bởi chợ giời có ít doanh nghiệp gây tổn hại lớn đến nền kinh tế Quốc gia như Vinaxin, EVN, PVO...và hàng loạt doanh nghiệp nhà nước như các bạn thấy.
Lịch sử đang theo dõi họ, các doanh nghiệp Việt nam, dù họ có thay tên đổi chủ ngay hôm nay thì các hóa đơn của họ, bảng vàng doanh nghiệp còn lưu vẫn có lúc được đem ra để phán xét họ, nếu họ không xứng đáng với sứ mệnh của họ. Chưa nói là họ đã góp phần gây ra sự hỗn loạn về mọi mặt ; kinh tế, văn hóa, đạo đức ...cho Đất nước khi họ nắm quyền doanh nghiệp.
Họ hãy tỉnh ngộ sớm thì tốt cho họ.
Ông vừa thôi, đừng xơ đũa cả nắm nhớ, tôi tài trợ bà con biểu tình mấy chai nước là được chứ gì ?
Trả lờiXóaBác Lê Dũng phân tích đúng quá...chúng ta có lo làm kinh tế thì cũng phải nghĩ đến xã hội, đến đất nước. Các vị làm doanh nhân thì chắc các vị biết đến thế nào là đạo đức kinh doanh rồi chứ. Các doanh nhân được môi trường ổn định để làm ăn kinh tế là nhờ đâu? Nhờ bao nhiều năm ông cha đổ xương máu để đánh đổi lấy nền độc lập dân tộc. Thì bây giờ các vị phải có trách nhiệm gìn giữ và phát huy nó. Nhiều vị doanh nhân nói rằng tôi không quan tâm đến chuyện chính trị. Xin thưa rằng, chuyện bảo vệ chủ quyển tổ quốc không phải là chính trị mà trách nhiệm của toàn dân, vị nào nói không quan tâm là kẻ vô ơn, trái đạo đức làm người, không xứng đáng là một công dân của đất nước. Tiếp tay, dung túng cho bọn cướp nước cũng là như thế cả...
Trả lờiXóa