Hầm chui Kim Liên tại Hà nội.
Không hiểu là khi thiết kế thì các cơ quan chức năng đảm nhiệm việc phê duyệt có để ý hay tham khảo gì từ các Tiêu chuẩn Việt nam không ? tiêu chuẩn về độ ồn trong các công trình công cộng được qui định từ cách đây khá lâu, không dưới chục năm. Thế nhưng, các hầm chui được gọi là hiện đại nhất nhì Việt nam, đa số đều có sự tham gia của Nhà thầu, chuyên gia Nhật bản và các nhà thầu hàng đầu của ta hiện đã xây dựng xong, đưa vào sử dụng đều không đạt các tiêu chuẩn về độ ồn. Mặc dù chỉ áp dụng với Tiêu chuẩn Việt nam ( TCVN).
Hầm Thủ Thiêm mới đưa vào sử dụng.
Tại hiện trường, nếu ai từng đi qua các hầm chui này thì đều dễ dàng nhận ra một điều : độ ồn quá lớn, lớn hơn nhiều lần ngoài hầm bởi sự cộng hưởng âm thanh từ các phương tiện giao thông. Vách và các cấu kiện của hầm đa số đều làm bằng bê tông có bề mặt nhẵn, thậm chí còn sơn lên cho ...nhẵn nhụi. Điều đó là phản khoa học bởi âm thanh sẽ không được thẩm thấu, giảm đi khi va đập vào các bề mặt trơn nhẵn.
Một con số cụ thể trong TCVN qui định cho các công trình công cộng : 75 + 3 dB ( Đề ci ben ). Còn vì sao chỉ ở mức đó thì đó là câu trả lời của STAMEQ - Viện đo lường tiêu chuẩn Việt nam chỗ Hoàng Quốc Việt.
Để làm sao cho độ ồn trong các hầm chui hiện tại đạt các thông số qui định thì đó là việc đơn giản : thiết kế, biện pháp thi công, cuối cùng là chi phí và quan trọng nhất là sự quan tâm của các nhà quản lý đối với chất lượng của các công tình xây dựng. Sự an toàn của người Dân khi tham gia giao thông đôi khi bị mất hoàn toàn chỉ vì tiếng ồn quá mức cho phép. Khi ấy không có ai đứng ra đền cho họ cả chỉ vì họ không mang bịt tai chống ồn trong phố.
Theo tôi nghĩ quy định tiếng ồn như anh nêu nên dùng để hạn chế âm thanh ảnh hưởng đến khu dân cư xung quanh, không áp dụng cho người tham gia giao thông. Nếu quy định áp dụng cho người tham gia giao thông thì phương án hầm cần phải được loại bỏ ngay từ đầu. Có thể do kiến thức còn hạn hẹp, tôi chưa nghe qua việc áp dụng vật liệu giảm tiếng ồn trong công trình hầm. Còn nếu muốn dùng "vật liệu giảm thanh" thì e rằng giá thành công trình tăng lên rất nhiều.
Trả lờiXóaVề tinh thần của quy định, tôi nghĩ là áp dụng cho sự "chịu đựng" vĩnh cữu mà không áp dụng cho sự "chịu đựng" tạm thời.
Nhận xét của tôi khi qua các đường hầm (tunnels) ở ngoại quốc như bác nói, mặt vách và nóc hầm thiết kế như tổ ong (để thẩm thấu tiếng động). Vả lại bên ấy không có xe gắn máy (gây tiếng ồn cao nhất) lưu thông và hầu như mọi xe đều quay kín kiếng nên lúc qua hầm rất yên.
Trả lờiXóa