Quan điểm của một người có nghề áo dài gia truyền 5 đời :
Trang phục mà VNA dự kiến chọn cho doanh nghiệp của họ. Ảnh : Hương Trà FB
Tôi không tán thành trang phục này mặc dù Chị Hạnh là nhà thiết kế tài năng, có cá tính và đã nổi tiếng. Tôi có quan điểm riêng như sau :
- Thứ nhất : tiếp viên là ai ? Họ là người phục vụ trên phương tiện giao thông thì cần có đồng phục gọn, sạch, hiện đại, cơ động, để giơ tay giơ chân, đi đứng nhanh nhẹn, tay sách túi, mở cửa, đẩy xe đồ ăn, thao tác ... phải nhanh gọn, không bị bó chật trong quần áo, chân phải dùng giày đế mềm, gót cao vừa phải, nách áo không giằng, vạt không vướng, vật liệu tốt, thiết kế đẹp thì rất tốt ... đó là của nữ.
- Thứ 2 : đồ nam - ông chơi bộ vét thì còn phục vụ gì nữa, hay ống đứng cho tôi chụp hình sao ? Xem hãng bay hay doanh nghiệp nào trang bị đồng phục cho nhân viên phục vụ là vét, cà vạt không ? Tôi lại nhầm các bạn với MC của VTV đấy.
Tôi từng nghiên cứu kỹ thuật tối ưu nhiều năm nên bác bỏ phương án chọn bộ trang phục này, tôi thấy quần sooc , áo full của các em VietJestar còn ưng hơn nhiều. Về tiếp viên thì các em ấy cũng trẻ và tươi hơn của VNA.
Còn áo đẹp, do nhà thiết kế nổi tiếng là chuyện khác, dành cho o sin thì phải thiết kế cho o sin, tiếp viên nhà hàng thì khác, tiếp viên xe giường nằm là khác, máy bay khác, bia ôm mat xa cũng khác chứ, sao đem áo dài Quốc phục ra cho các em tiếp viên phục vụ hổ lốn khách từ bác hoạn lợn đến trọc phú lớp 1, rồi cả ca ve trộm cắp có tiền đi máy bay được ?
Áo dài chỉ được dùng cho ngày lễ nghi, hoặc ít ra là sinh viên, học sinh ngày lễ , mấy bạn tiếp tân đón khách Quốc tế đến VN, dùng đi thi trang phục Quốc tế...
Dùng cho tiếp viên trên xe hay máy bay là xúc phạm áo dài Việt nam. Nhà tôi là gia truyền 5 đời may áo dài, tôi không chấp nhận áo dài dành cho tiếp viên hàng không. Nhân viên VTV , bưu điện hay ngân hàng cũng không đáng được mặc nó. Hãy mặc đồng phục của ngành mình, có trách nhiệm PR và làm thuơng hiệu riêng cho ngành mình, áo dài là Quốc phục, không dành riêmg cho ngành nào cả. Công an, bộ đội, ngân hàng, nhà máy xí nghiệp... doanh nghiệp thì đều có đồng phục riêng của ngành, làm sao cho phù hợp với hoàn cảnh, đặc thù của công việc thuộc doanh nghiệp mình.
Thử hỏi một nhà nghiên cứu văn hóa từ xa đến VN, đi máy bay thấy áo dài, áo vét của nhân viên, đến HN họp báo lại thấy áo dài áo vét của lãnh đạo Thành phố, mai ra chợ thấy bà bán cá cũng áo dài, ông bán vịt cũng áo vét... thì sẽ ra sao ? Không được cho phép bất kỳ doanh nghiệp nào lấy áo dài để làm đồng phục của doanh nghiệp mình hết nếu tôi là cơ quan luật , quản lý văn hóa. Chúng ta đang lộn xộn quá mức tưởng tượng !
Các Cụ nói : đồ nào, thức ấy, trang phục của Vua thì chỉ Vua dùng, dân dùng chém luôn à, o sin không thể dùng đồ giống bà chủ, còn về nhà nghỉ phép mua gì mặc thì kệ. Tiếp viên hàng không thực ra cũng như nhân viên bưu điện, ngân hàng, kế toán doanh nghiệp, giáo viên, sinh viên thôi, sao phải bắt dùng áo dài Việt nam, chiếc áo đang sứng đáng là Quốc phục mặc dù chưa có luật nào nói vậy ?
Áo dài - mua mặc chơi, đi lễ, đi hội, đi đám cưới, đi đâu đó tùy nhưng cần gìn giữ nó , dùng nó cho đúng công năng và hoàn cảnh.
Tôi nghĩ chị Hạnh cần xem lại, không phải ai có tiền thuê gì mình cũng làm, tính tôi là vậy, chị không hài lòng thì thông cảm cho. Bạn nào có fb của chị ấy thì nhờ gửi cho chị ấy đọc giùm.
Lê Dũng Vova
Blogger Quê lụa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét