19 tháng 11, 2012

Trở lại Điện Biên - Bài 1 : Đừng để trẻ ngoan lớn lên thành trẻ hư.


 

 - Những ghi chép vội vã nhưng đúng sự thật trong năm ngày (04/11-09/11) về chuyến đi trở lại huyện Điện Biên cùng các thành viên “Cơm có thịt” đến với các trường mầm non nhiều khó khăn và trường THPT chuyên Lê Quí Đôn-TP Điện Biên.

Bài 1: Đừng để trẻ ngoan lớn lên thành kẻ hư

Sau vài trăm lần bị hất lên, xô ngang kéo dọc, xuống đi bộ hoặc đẩy xe... Khi xe dừng lại để phó phòng giáo dục huyện Lê Văn Chình xuống trình báo với trạm kiểm soát biên phòng, tôi ghé vào một điểm trường mầm non Hác Tao, ở ngay bên cạnh cửa xe.

Một ngôi nhà nhỏ, tường bằng đất trống trên, hở dưới, không cửa ra vào, không có học trò vì đã tới trưa, các cháu tiểu học về nhà ăn cơm.

Các cửa sổ và cửa ra vào của điểm trường mầm non Hác Tao đều đóng kín vì mưa to. Chúng tôi ghé vào bếp của điểm trường đột xuất, không báo trước. Anh Khôi mở nắp nồi gang cười nhìn động vào thịt đã được nấu kĩ trong đó. Còn tôi vội quay cảnh anh bảo vệ đang rửa rau.

Vì không nằm trong kế hoạch, anh Khôi chỉ mang được hai gói bánh kẹo vào trong lớp. Anh đưa cho hai cháu lớn và nói: ‘Các cháu chia cho các bạn đi’.

Không hiểu vì mệt hay vì cảm động mà tay tôi hơi run run khi quay cảnh hai cháu xé vỏ hộp, lấy bánh kẹo trao cho các bạn đứng thành hàng ngang rất trật tự.
Khi xe tời điểm trường Mường Nhà, đúng vào lúc các cháu đang ngồi thành hai dãy đối diện, ở giữa là bàn composit còn mới, màu rất đẹp, đợi các cô chia cơm. Tôi và cô Quế, cán bộ phòng giáo dục cùng làm với các cô giáo vì đã quá muộn. Chẳng hiểu thế nào, một cô giáo phát hiện ở gần cuối dãy bàn có một cháu chưa có cơm. Tôi cười, nói với các cháu: 'Có một bạn chưa có cơm và thịt, mỗi chúng mình bớt một chút cho bạn nhé'. Tất cả giơ bát cơm để cô Quế lấy bớt đi cho bạn chưa có cơm.
Tiếp tục đi về phía Tây Bắc, xe lắc lư, mỗi lúc một mạnh hơn. Còn tôi lim dim đôi mắt, như đang nằm trên thuyền giữa biển ngày nào, nhìn bầu trời trong xanh sâu không đáy, mây bông trắng chầm chậm trôi. Tôi nhớ lại cũng khoảng giờ này ngày hôm trước, sau khi mắc xong đèn LED ở phòng của các cháu, phòng công cụ, nhà bếp, nhà xe, nhà vệ sinh mà điện năng dùng cho chúng do pin mặt trời cung cấp. 

Đấy là 4 panel pin mặt trời có công suất 65W mỗi cái của anh Đăng Toản tặng các cháu. Ở đỉnh núi cao này hầu như lúc nào cũng có ánh sáng và ánh nắng có cường độ lớn hơn dưới xuôi vì khi trời trong trẻo, mây mù đều ở phía dưới. Nên hiệu điện thế hở mạch và cường độ dòng đoản mạch đều cao hơn giá trị cực đại có ghi ở sau tấm pin. Còn đèn LED được chế tạo từ các LED có hiệu suất phát quang 120-130 lumen/W vừa nhận được từ nước ngoài gửi về ở chợ Giời Hà Nội, loại LED 1W hiệu suất phát quang 80 lumen/W giá 10.000đ/LED. Cho nên trong căn phòng 30 mét vuông có 4 đèn mắc ở độ cao 2m trên song sắt cửa sổ chiếu xuống đủ để các cháu vui chơi, ca hát.

Cho tới bây giờ bên tai tôi vẫn còn văng lại tiếng của một cháu gái ghé vào tai tôi khẽ nói: "Ông  Ôzôn ơi cháu muốn buổi tối nhà cháu sáng đèn".

Chính tôi việc đi xe máy vuợt qua đưòng đất lưng mèo, đá tai mèo đầy ổ voi, ổ rồng đem pin mặt trời và đèn LED lên đây là để các cháu quen dần với ưng dụng công nghệ cao trong cuộc sống. Tôi xoa đầu cháu: "Ông sẽ giúp cháu lắp như thế này ở bản của cháu”. Mấy ngưòi nhình tôi vẻ ngạc nhiên. Tôi cưòi 11 năm nữa cháu học lớp 7 ông sẽ dạy cháu làm đèn LED và lắp hệ chiếu sáng băng pin mặt trời, thuỷ điện mini như vừa dạy cho thầy trò ở Lào Cai.
Nhìn các cháu nằm ngủ theo ba dãy, tôi chợt nhớ đến các trường học ở Hà Nội, nhiều trường đẹp hơn, nhiều đồ chơi hơn, nhưng không thể có được không khí trong lành như ở đây và đặc biệt khi trời lạnh, ở đây chỉ có chăn chiên, còn ở Hà Nội là chăn bông.

Một cháu mơ gì đó đạp tung chăn ra. Một bạn từ xa ngóc đầu nhìn thấy. Tôi nói khẽ: “Cháu ra đắp chăn lại cho bạn đi”. Cháu gái từ từ ra đắp chăn cho bạn rồi lại về phòng ngủ tiếp.
Hằng ngày, tôi thường gặp không ít người lấy việc giúp người khác là niềm vui. Nhưng trên bất kì đoạn đường nào, bất kì ở công sở nào, bất kì địa phương nào cũng đều thấy những kẻ vị kỉ, hoặc xỗng sượng, trắng trợn, thơn thớt những lời hoa mỹ, đạo đức giả, tranh ăn, cướp đoạt của người khác. Phải tiếp tục làm gì để những cháu bé ở vùng núi Điện Biên cũng như ở mọi miền biết nhường nhịn, thương yêu, giúp đỡ người khác?

....

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét