8 tháng 2, 2012

Đô thị mất nước - những bi hài muôn thủa.

 Cả mấy ngàn hộ dân mất nước trong ba bốn ngày, đang nháo nhác về thay đổi giờ đưa đón con đi học thì lại thêm nối lo về nhanh để còn ...tìm nước. Ông nước hứa là sẽ có nhưng mở vòi thì vẫn chỉ thấy ...rắn ráo !
  Hơn bốn ngàn hộ dân đang bị mất nước này bị phụ thuộc vào " đường ống công nghệ cao, dẫn nước mặt Sông Đà về Thủ đô" mới làm xong năm ngoái. Vì là ống công nghệ cao nên có thể chưa quen lắp đặt, chưa quen thiết kế, chưa quen vận hành sử dụng, sự cố đầu tiên đáng kể đã xảy ra.
 Bốn ngàn hộ mất nước là chuyện bình thường, một đoạn cao tốc Thăng Long còn xuýt nữa bị cuốn trôi, nhà thầu đã phải khẩn cấp mang cừ thép ra để ép xuống, giữ bằng được ta luy đường, sự cố này chắc không có chuyên gia nào lường trước.
Nước xối hỏng cả taluy đường cao tốc Thăng Long. Ảnh : net.

 Sau khi sự cố xảy ra, báo chí chỉ xoay quanh việc bà con mất nước kêu ca, nhà thầu khắc phục sự cố, hứa cấp nước trở lại mà ít có ai đi tìm nguyên nhân sâu sa của sự cố này. Vì sao một đường ống dẫn có đường kính to như vậy, chưa từng được  thiết kế, lắp đặt, sử dụng ở ta, nói là " công nghệ cao" mà lại dễ dàng đứt phựt như thế.
 Thử mang TCVN của ta vẫn dùng ra xem, liệu hệ thống đường ống này đã được hoàn thành theo tiêu chuẩn ta chưa nhé : chỉ riêng thử áp lực độ bền thôi, đường ống trong công trình công cộng hay bất kỳ hệ đường ống dẫn nước sinh hoạt nào cũng đều được qui định phải thử độ bền cả cả hệ đường ống cao gấp 5 lần áp lực vận hành bình thường theo thiết kế.
 Ví dụ áp lực vận hành trong ống của một tòa nhà phải đạt tối thiểu nhỏ nhất là 1.5 kilogam lực, cao nhất không quá  2.5 kG - quá mạnh thì nước xịt ra tại đầu vòi có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng - vậy áp lực thử bắt buộc không thấp hơn 7.5 kilogam lực.  Việc thử nghiệm bắt buộc này đảm bảo rằng với áp lực trong đường ống khi vận hành theo thiết kế sẽ khó gây vỡ, bục đường ống.
 Việc đảm bảo cho toàn tuyến ống với độ cao khác nhau, áp lực càng cao ở cuối đường ống được lắp đặt các thiết bị giảm áp, điều khiển cho áp lực theo đúng yêu cầu đã thiết kế, ngay cả trong trường hợp với bất kỳ đoạn ống nào bị bục vỡ cũng không thể gây ra hậu quả ghê gớm - sạt lở ta luy đường cao tốc - như chúng ta đã thấy. Song song với vấn đề thử nghiệm sau khi lắp đặt thì các chi tiết thiết kế nâng giữ, định vị, chống co giãn nhiệt, bảo vệ bên ngoài hành lang kỹ thuật của tuyến ống cũng đương nhiên phải đáp ứng các tiêu chuẩn qui định.
  Nếu thiết kế đáp ứng các chỉ tiêu cơ bản trong tiêu chuẩn thì sẽ  không có các sự cố trầm trọng xảy ra trong tương lai, việc còn lại là của các cơ quan quản lý cái món tiền đã chi ra xây dựng hệ thống đường ống đó. Họ phải chịu trách nhiệm trong vấn đề quản lý dự án, tiêu những đồng tiền của ngân khố một cách hiệu quả, công trình được làm ra phải đạt chất lượng cho dù chỉ với tiêu chuẩn Việt nam. 

Xin cả nước từ vòi  trong nhà vệ sinh về dùng vậy. Ảnh : net.

 Chưa nói đến các vẫn đề khác như : chất lượng nước " sạch ", các chỉ tiêu của sản phẩm mà đơn vị cung cấp nước đã bán cho người tiêu dùng theo như đã công bố. Ai cũng biết việc làm ra một lit nước " sạch "  như đã nói không hề đơn giản. Không chỉ đơn giản là dẫn từ lòng hồ Sông Đà  về rồi bán, cả loạt công nghệ kèm theo từ lắng, lọc, xử lý hóa chất, diệt các vi khuẩn độc hại...cái gì cũng tốn tiền, vậy ai chắc rằng đơn vị sản xuất duy trì được chất lượng sản phẩm nước " sạch" đó quanh năm suốt tháng, ai kiểm tra giám định... ?
  Sẽ còn tiềm ẩn nhiều sự cố còn trầm trọng hơn nếu việc kiểm tra lại tuyến ống dẫn nước đó cho thấy  tồn tại những  khiếm khuyết về kỹ thuật tương tự nguyên nhân đã gây ra  sự cố vừa rồi. 

1 nhận xét:

  1. Một góc dân HN mất nước chưa đáng ngại lắm; nhưng dân cả nước... nguy cơ mất nước (từng phần mà không biết)là nỗi lo lớn đấy!

    Trả lờiXóa