11 tháng 10, 2011

Đường sắt trên cao tối ưu hay cầu cạn tối ưu hơn ?

 Báo chí đăng tin anh Thăng - vâng, anh Thăng bộ trưởng giao thông mới lên - vừa cho lệnh khởi công dự án tàu điện trên cao tuyến Hà Đông - Cát Linh trị giá hơn 552 triệu USD chỉ dài 13 km.
 Ảnh : VNexspress
 Tính nhẩm mỗi km chi mất khoảng hơn 42 triệu USD  ! tại thời điểm này chỉ tính 21500 VNĐ /1 USD nếu qui ra tiền ta thì vào khoảng ...dài quá thôi bà con tự lấy máy tính ra tính giùm.
 Ai có thông tin về dự án cầu cạn từ Pháp vân - Nội bài thì xem giúp, mỗi ki lo mét hết bao nhiêu USD, cho tôi và bà con biết xin cám ơn. Để làm gì ? vâng, để bà con rảnh rỗi lúc đang thất nghiệp tính xem hai con đường này nó có cái gì hay ? Nói theo kiểu đầu tư thì thế này : " cái nào tối ưu về kỹ thuật, tối ưu về kinh tế hơn ?"
  Chỉ riêng vấn đề cái gì chạy trên hai cái đường đó thì ai cũng tính được : cầu cạn thì xe nào cũng đi được, nó coi như một con đường bình thường, xe cộ đa dạng xuất xứ, các hãng các kiểu có thể dùng được ít nhất đến khi chúng ta tiến lên hiện đại hóa. Xe trâu, xe lam, công nông và xe đạp chỉ cho đi ở ngoại thành, thậm chí xe máy cũng sẽ không cho đi, hiện đại như bên Tàu rồi. Sang Quảng châu đi từ sân bay về phố có thấy cái xe máy nào đâu, hiện đại phải như thế chứ.
 Còn đường cho tàu điện đi thì hiện đại rồi, chỉ dành riêng cho mình nó đi, xe nào léng phéng thì chặn ba rie luôn. Hơn nữa, tàu điện chỉ mua của Tàu, tuốt tuột phần mềm phần cứng đều phụ thuộc vào bên ngoài. Chưa biết lấy gì đảm bảo chất lượng  và an toàn đây ?

Nếu sự cố lật tàu xảy ra thì cái gì cản nó khỏi rơi khỏi đường, lan can ? tường thành hay cọc thép đủ cứng ?Ảnh : SGTT
   Theo quan điểm của cá nhân thì tôi ủng hộ cái cầu cạn hơn là cái đường cho tàu điện, nhất là đường cầu cạn sẽ kích thích phát triển cho việc sản xuất, sử dụng xe buýt và các phương tiện công cộng trong nước làm ra hơn. Chưa nói là tàu điện và đường cho nó chỉ phục vụ mỗi việc chở khách, không phục vụ vận tải khác. Về kỹ thuật thi công lại đơn giản, các nhà thầu ta làm được hết, sản xuất trong nước và chi phí rất hiệu quả, tạo ra việc làm cho các nhà thầu và dân ta, tiền ngân khố không phải mất quatrung gian là chủ thầu nước ngoài.
 Nếu thử đem một đoàn tàu điện ra, lấy xe buýt xếp dài bằng nó và  thử nghiệm thì chắc chắn xe buýt hiệu quả hơn nhiều về tần xuất chở khách, xuất phát và dừng đơn giản nhất là khi xe buýt được chạy trên đường có ít xe máy hoặc không có xe máy.
 Tàu điện khởi động và dừng 12 ga như thế thì thời gian chắc chắn thua xe buýt, chưa nói là tiền mua tàu chắc chắn đắt gấp  ...n lần mua xe buýt sản xuất trong nước.
 Cứ càng tính chi tiết ra thì càng thấy vô lý không hiểu tại sao lại chọn tàu điện và phải làm đường dành riêng cho nó như thế, bảo vệ phương án tối ưu là đơn vị nào, ai phản biện ... ? không biết được.
 Để cuối cùng thì tàu điện đã được khởi công, cầu cạn Pháp vân cũng đang làm, cái nào hay hơn thì thời gian sẽ trả lời.
 Xe buýt Hà nội năm 2011.
Biết đâu tàu điện trên cao lại là dấu ấn của anh Thăng khóa này.Nhớ lại ngày xưa khi làm đường dây 500 KV thì Bác Kiệt đã tạo được dấu ấn đáng nhớ khi quyết tâm làm, khi một số ý kiến không đồng tình. Dù sao thì theo mình, tàu điện trên cao vẫn không phải là phương án lựa chọn tối ưu so với đường cầu cạn. Loại đường có thể dùng chung cho các phương tiện giao thông.

7 nhận xét:

  1. Thực sự e không dân chuyên môn, nhưng em đã đi rất nhiều nước, em thấy tàu điện trên ko thì không mấy mỹ quan, nhưng thực sự nó giúp giảm tải giao thông đáng kể, đi lại thì thuận tiện hơn, em đã đi gần 20 nước, nhưng hình như không nước nào không có tàu điện ngầm. Mình thì không làm ngầm được vì các bác thấy mưa lũ cái các cháu cứ gọi là chết đuối hết, ta kéo cao lên trên không cho an toàn. Nói tóm lại em hi vọng bác Thăng làm được. Bác ấy cũng chỉ là đại diện cho ý chí quốc gia thôi, thực thi thôi chứ cái này quyết từ đời anh Đào Đình Bình hay anh Hồ Nghĩa Dũng rồi.

    Trả lờiXóa
  2. Chế Trung Hiếu11 tháng 10, 2011

    Các nước có gì thì ta cũng phải có chứ, nay mai cần làm tàu cao tốc bắc nam, cho trẻ em đi học, bà mẹ đi chợ, cợ chồng đi làm, rất thuận tiện.
    13 km tàu điện trên cao với tốc độ rùa này sẽ khiến hối không kịp, nhất là tiền lại vay của Tàu, đang thi công dở thì...

    Trả lờiXóa
  3. Làm như bác nói : phải mang ra phản biện, góp ý của các nhà khoa học thì làm gì còn chỗ ù ù cạc cạc để này nọ ? Tiền thì đi vay nó, nó bảo làm gì thì phải làm chứ.

    Trả lờiXóa
  4. Bác Dũng noái có lý nhưng ! Thằng tàu chỉ cho vay làm đàng sắt. Nó éo cho vay mần cầu cạn.
    mần ĐS chúng nó ăn trọn, hốt trọn.
    Mần cầu cạn gác mấy cái I33 với cả Super T ai mần chả được.
    he hé hé
    P/s: Cái bốc xít chưa mần đã thấy lỗ và ảnh dường môi trường mà vẫn cứ đồng thuận cao, thì sá chi mấy cái ĐS trên cao vớ vĩn này

    Cầu xây xong đã lâu.

    Trả lờiXóa
  5. cuoc song rat can phan biet . Toi thich le dung voi nhung phan biet cua minh

    Trả lờiXóa
  6. Chế Trung Hiếu14 tháng 10, 2011

    Còn cái trạm bơm Yên sở néo vào đấy mấy trăm triệu đô, chưa biết tình hình đến đâu rồi, mưa còn bị ngập cả tuần nữa không ?

    Trả lờiXóa
  7. Dân cầu 717 tháng 10, 2011

    Quan trọng gì cái nào hay hơn, cứ duyệt và tiêu tiền dự án cái đã, xong cầu đường thì nhà cháu hết nhiệm kỳ rồi, thằng nào dùng được hay không mặc kệ nó.
    Không phù hợp thì nó là lịch sử để lại, chả ai chịu trách nhiệm.

    Trả lờiXóa